NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ TỜ GIẤY A4 - DWN VIỆT NAM

“Cầm tiền thì sợ tiền rơi

Cầm tờ A4 đời đời ấm no”

Chắc các bạn vẫn còn nhớ, câu nói bá đạo trên đã gây sốt từ chương trình Táo Quân năm 2018. Trong đó, “Tờ A4” là những tờ giấy mà nội dung thể hiện trên nó có giá trị, mang lại “ấm no” cho người sở hữu nó.

Tuy nhiên, trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến một khía cạnh khác của “Tờ A4”, đó là kích thước khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm), một điều ít được quan tâm nhưng ẩn chứa trong đó nhiều kiến thức thú vị. Tại sao kích thước của nó không phải là 200mm x 300mm cho chẵn? Tại sao lại lẻ như thế? Nguồn gốc của khổ giấy này như thế nào? Ứng dụng của khổ giấy trong đời sống là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu các bạn nhé.

Tại sao kích thước tờ A4 không phải là 200mm x 300mm cho chẵn?

A4 cũng như những khổ giấy khác từ A0 đến A10 là sản phẩm của quá trình sản xuất công nghiệp mà đặc biệt là công nghệ in ấn. Trong đó, đảm bảo các nguyên tắc:

– Các khổ giấy nhỏ hơn được tạo ra bằng cách cắt đôi theo chiều dài của khổ lớn hơn.

– Để đảm bảo tính toàn vẹn của nội dung và hình thức trình bày, tỷ lệ chiều rộng/ chiều dài ở mọi khổ giấy luôn không đổi.

Bạn hãy xem hình minh họa 01 nhé.

Nếu kích thước khổ A4 là (200mm x 300mm), thì khi chuyển sang khổ A5, kích thước sẽ là (150mm x 200mm), tuy nhiên như hình trên, bức hình bị thu hẹp lại khi chuyển từ A4 sáng A5, không đảm bảo nguyên tắc bảo toàn nội dung và hình thức trình bày.

Vậy tại sao kích thước khổ A4 lại lẻ như thế?

Hãy bắt đầu với khổ giấy lớn nhất A0, kích thước rộng (a) x dài (b). Người ta quy ước diện tích khổ A0 là 1m2, vậy a x b =1m2 (1).

Khổ A1 được tạo bằng cách cắt đôi A0 theo chiều dài. Do đó, kích thước là rộng (b/2) x dài (a). Để đảm bảo tỷ lệ rộng/ dài không đổi thì:

Từ 2 ý (1) và (2), ta tính ra được a = 0,841mm và b = 1.189mm. Kích thước các khổ giấy tiếp theo lần lượt là: A1 (594 × 841), A2 (420 × 594), A3 (297 × 420), A4 (210 × 297), A5 (148 × 210) (vở học sinh đó ^^),…

Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6... trong in ấn | Lafactoria Web

Lịch sử ra đời các khổ giấy

Tỷ lệ rộng/dài = 1/(căn 2) được nhà vật lý người Đức Georg Christoph Lichtenberg (1742-1799) đưa ra lần đầu vào năm 1786.

Ngày 25 tháng 10 năm 1786, ông đã gửi một bức thư được cho Johann Beckmann. Bức thư này là tờ giấy đầu tiên sử dụng kích thước A4.

Georg Christoph Lichtenberg được xem là người đặt nền móng cho tiêu chuẩn giấy hiện đại.

Quả là đi trước thời đại đúng không ạ?

Tượng Georg Christoph Lichtenberg tại Guttenberg

Năm 1922, khổ giấy A series (A0, A1,… A10) được Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) công bố trong tiêu chuẩn DIN 476, nay là tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216.

DIN in Berlin

Sử dụng trong đời sống

Ngày nay, khổ giấy A được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nó được quy định là khổ giấy tiêu chuẩn của khoảng 150 quốc gia, trừ một số nước Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, Mexico) và số ít nước khác.

Kích thước A4 được xem là phổ biến nhất được dùng trong việc in ấn tài hồ sơ, tài liệu, tờ rơi, poster,… Ví dụ điển hình như các tờ “Zertifikat”, “Zulassungschein”, những “tờ A4” làm tiền đề mang lại ấm no cho các bạn.

Và khi nào cầm “Tờ A4” trên tay, hãy nhớ rằng đó là một sản phẩm trí tuệ có nguồn gốc từ nước Đức, quốc gia xinh đẹp ẩn chứa nhiều rất điều thú vị đang chờ đón các bạn.

Nguồn: Le Tam

Từ khóa » Giấy A4 Là Gì