Những điều Xảy Ra Khi HIV Chuyển Sang Giai đoạn AIDS
Có thể bạn quan tâm
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là giai đoạn muộn của HIV. Một khi HIV tiến triển thành giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều.
AIDS chỉ được hình thành khi hệ miễn dịch của người nhiễm HIV hoạt động rất yếu, không còn khả năng bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng cơ bản. Nguyên nhân dẫn đến AIDS có thể là do bệnh nhân được phát hiện bệnh muộn, không đáp ứng với điều trị, khả năng tự chăm sóc thấp,...
1. Bệnh AIDS là gì?
HIV tiến triển qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp tính, vài tuần đầu sau khi nhiễm bệnh
Giai đoạn 2: Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn 3: AIDS
AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Để phát triển thành AIDS, một người phải nhiễm HIV. Nhưng không phải người nào bị nhiễm HIV cũng sẽ bị AIDS.
Không có thuốc chữa HIV/AIDS, nhưng có cách để kiểm soát bệnh. Những người nhiễm HIV/AIDS thường có tuổi thọ gần như bình thường với điều trị sớm bằng liệu pháp kháng vi-rút. Việc điều trị có thể làm tăng số lượng CD4 của một người đến mức được coi là không còn bị AIDS (số lượng CD4 ở mức 200 hoặc cao hơn). Ngoài ra, việc điều trị còn có thể giúp kiểm soát các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
2. Triệu chứng nhận biết HIV chuyển sang giai đoạn cuối AIDS
Khi số lượng các tế bào T-CD4 giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên 1μL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.
Các triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường bao gồm:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
- Sốt, tiêu chảy và ho kéo dài trên 1 tháng;
- Nhiễm nấm ở hầu họng; nổi ban đỏ, mụn rộp, hạch trên cơ thể và ngứa toàn thân;
- Cơ thể mệt mỏi, không tập trung.
3. Điều gì xảy ra khi nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn cuối AIDS
Khi nhiễm HIV giai đoạn cuối, các hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên đến hậu quả là người bệnh dễ bị các nhiễm trùng cơ hội, đây là các loại nhiễm trùng ở cơ thể người bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm.
3.1. Nhiễm trùng phổ biến
Các nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối gồm:
- Bệnh lao (TB): Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở HIV giai đoạn cuối.
- Virus Cytomegalovirus: Virus herpes được lây truyền qua các chất dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ gây tổn thương cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.
- Bệnh nấm candida: Candida là một nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối. Nó gây viêm trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.
- Cryptosporidiosis: Người bệnh bị nhiễm loại bệnh này thông qua ăn uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng phát triển trong ruột và ống mật, dẫn đến tiêu chảy nặng ở những người HIV giai đoạn cuối.
- Viêm màng não do cryptococcus: Viêm màng não do cryptococcus là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất.
- Nhiễm độc tố: Nhiễm trùng có khả năng gây tử vong này là do Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng lây lan chủ yếu ở mèo. Động kinh sẽ xảy ra khi ký sinh trùng lan đến não.
3.2 Các bệnh ung thư ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối
- Ung thư Kaposi: Là khối u được hình thành ở thành mạch máu, ung thư này hiếm gặp ở những người bình thường, nhưng phổ biến ở những người bị HIV. Ung thư Kaposi có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, bao gồm cả đường tiêu hóa và phổi.
- Ung thư hạch: Ung thư này bắt đầu trong các tế bào bạch cầu. Dấu hiệu nhận biết là sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng.
3.3 Các loại bệnh khác
- Sút cân không rõ nguyên nhân: Người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể và đi kèm với tiêu chảy, suy nhược mãn tính, sốt liên tục.
- Biến chứng thần kinh: Bệnh có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như nhầm lẫn,hay quên, trầm cảm, lo lắng và khó đi lại. Một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất là bệnh mất trí nhớ dẫn đến thay đổi hành vi.
- Bệnh thận: Là tình trạng viêm ở các bộ lọc nhỏ trong thận. Việc điều trị là dùng thuốc kháng virus.
4. Cách giúp bệnh nhân AIDS gia tăng tuổi thọ
Nhờ những tiến bộ mới trong thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS đang gia tăng đáng kể. Sử dụng thuốc kết hợp để điều trị HIV giúp ngăn cản sự nhân lên của virus và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này có thể tốn kém và khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ, nhưng bạn phải cố gắng tuân thủ dùng thuốc đều đặn và tuyệt đối không tự ý dừng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Ngoài ra, việc uống cho đủ loại thuốc cũng rất quan trọng. Những người có tế bào T-CD4 thấp cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân được dùng các loại thuốc phòng ngừa cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 đã vượt qua mức an toàn.
AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virus này làm tổn thương hệ thống phòng thủ của cơ thể. Thuốc điều trị kháng virus HIV có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, giảm nhiễm trùng cơ hội và các bệnh khác liên quan tới HIV, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin và các loại thuốc điều trị HIV phù hợp với tình trạng bệnh.
5. Điều trị HIV ở đâu uy tín, chất lượng, bảo mật
Phòng khám đa khoa Biển Việt - Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm, cấp phát miễn phí Prep (thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV), điều trị phơi nhiễm HIV (PEP), điều trị HIV, ... uy tín tại Hà Nội.
Nguyên tắc tư vấn và xét nghiệm HIV tại Phòng khám đa khoa Biển Việt:
Dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tại Phòng khám đa khoa Biển Việt được tuân thủ nghiêm ngặt theo 5 nguyên tắc sau: đồng thuận, bảo mật, tư vấn, chính xác, điều trị.
- Đồng thuận: Phải có sự đồng ý của khách hàng sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm HIV. Khách hàng có quyền từ chối xét nghiệm.
- Bảo mật: Đảm bảo tính bí mật thông tin của khách hàng khi đăng ký tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV tại phòng khám.
- Tư vấn: Tất cả khách hàng làm xét nghiệm HIV đều được cung cấp thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.
- Chính xác: Các xét nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia.
- Điều trị: Tại phòng khám đa khoa Biển Việt chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV
Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641
Nguyên tắc tư vấn và xét nghiệm HIV tại Phòng khám đa khoa Biển Việt
Dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tại Phòng khám đa khoa Biển Việt được tuân thủ nghiêm ngặt theo 5 nguyên tắc sau: đồng thuận, bảo mật, tư vấn, chính xác, điều trị.
- Đồng thuận: Phải có sự đồng ý của khách hàng sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về xét nghiệm HIV. Khách hàng có quyền từ chối xét nghiệm.
- Bảo mật: Đảm bảo tính bí mật thông tin của khách hàng khi đăng ký tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV tại phòng khám.
- Tư vấn: Tất cả khách hàng làm xét nghiệm HIV đều được cung cấp thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm.
- Chính xác: Các xét nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia.
- Điều trị: Tại phòng khám đa khoa Biển Việt chúng tôi áp dụng phương pháp điều trị HIV bằng thuốc kháng virus ARV
Từ khóa » Hình ảnh Người Bị Aids
-
Hình ảnh Cơ Thể Người Khi Chuyển Sang Giai đoạn AIDS - Xã Hội - Zing
-
Nhiễm Trùng HIV/AIDS ở Người - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhận Diện Ngay Những Triệu Chứng HIV Trước Khi Quá Muộn
-
Những Cuộc đời Nhiễm HIV/AIDS Giai đoạn Cuối| VTC14 - YouTube
-
Biểu Hiện Của HIV Theo Từng Giai đoạn | Vinmec
-
Bệnh AIDS: Nguyên Nhân Và Sự Hình Thành | Vinmec
-
AIDS
-
BIỂU HIỆN DA NIÊM MẠC Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS
-
Xin Cho Biết Các ảnh Hưởng Của Nhiễm HIV/AIDS đối Với Cá Nhân Và ...
-
Dấu Hiệu Phát Hiện Nhiễm HIV ở Nam Giới - Tiếng Chuông
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo HIV đang Phát Triển âm Thầm Trong Cơ Thể
-
Người An ủi Bệnh Nhân HIV Giai đoạn Cuối - Hội LHPN Việt Nam
-
Dịch HIV/AIDS Có Gì Thay đổi Trong Năm 2021
-
Bệnh Nhân HIV Giai đoạn Cuối Phải Chịu đựng Những Gì?