Những đôi Giày đá Bóng Gây Khó Chịu Nhất Từng Ra Mắt
Có thể bạn quan tâm
Ở thời điểm hiện tại khi mà những tiến bộ về công nghệ vật liệu gần như đã đạt đến mức tối đa, những đôi giày đá bóng đang ngày càng hoàn thiện hơn và trở nên dễ “thuần phục” hơn so với trước kia rất nhiều. Chúng ta đang tốn khá ít thời gian để làm quen với một đôi giày mới, khi mà chỉ cần mang nó 1 đến 2 lần là các bạn đã có thể cảm thấy thoải mái với “vũ khí” mới trên sân rồi, đúng không nào?
Nhưng với những bạn từng quan tâm và theo dõi thế giới giày đá bóng chính hãng từ những ngày xa xưa, thì hẳn mọi người cũng biết là cũng từng có thời gian chúng ta phải làm rất nhiều để có thể break in được một đôi giày, vì vật liệu cũ hay thiết kế ngày đó chưa hoàn thiện. Chưa kể là còn có những đôi giày gây ra rất nhiều sự khó chịu không chỉ cho những người mang bình thường, mà đến cả giới cầu thủ chuyên nghiệp cũng phải phàn nàn, hay thậm chí là “cạch mặt” hẳn đôi giày đó.
Vậy hãy cùng Thanh Hùng Futsal điểm mặt lại 5 đôi giày đá bóng gây khó chịu nhất mọi thời đại nhé.
Hãy nhớ rằng đây chỉ là ý kiến riêng của bọn mình, đừng ngạc nhiên khi chúng mình kể ra những đôi giày khác với nhận định của các bạn nhé.
5. adidas F50.8 Tunit – 2008
Cái tên đầu tiên trong danh sách là đôi giày mà theo mình có lẽ ít người biết đến nhất.
Phải nói đôi F50.8 Tunit là đôi giày khá thú vị trong lịch sử sản xuất của adidas. Thiết kế của nó khác hoàn toàn những đôi giày hiện tại khi mà đôi giày được làm theo kiểu module, tức là từng bộ phận của đôi giày có thể tháo rời và lắp ráp lại với nhau. Bạn không nghe lầm đâu, đây là đôi giày mà bạn có thể tháo rời toàn bộ phần đế giày ra khỏi upper, và thay cho mình một phiên bản upper khác nếu bạn muốn.
Nói đơn giản về thiết kế, thì phần upper của đôi giày sẽ giống như cái vỏ ốc rỗng, với những lỗ ở mặt dưới, nơi bạn sẽ “ráp” đế giày vào thông qua những chiếc đinh giày. Giày “ráp đế” đúng nghĩa của adidas đấy!
Tuy nhiên để có thể làm được điều này, phần upper “vỏ ốc” của đôi giày phải có độ cứng nhất định, adidas giải quyết điều này bằng cách sử dụng một loại chất liệu nhựa cứng để làm nên phần upper này. Đây chính là lý do khiến đôi giày trở thành “sát thủ” với bàn chân của hầu như mọi người mang. Phần nhựa cứng ở nửa dưới của thân giày khiến đôi giày tạo cho bạn cảm giác như đang xỏ một chai nước và chạy trên sân vậy. Hiển nhiên là do độ cứng của upper mà gót chân của người mang hoàn toàn không thoải mái một chút nào cả, và sẽ bị tê hay đau ngay sau một thời gian ngắn mang vào, chưa kể là những vết phồng rộp cũng sẽ thi nhau xuất hiện.
F50.8 Tunit là đôi giày thú vị về mặt thiết kế và ý tưởng, nhưng khá xa rời thực tế và kết quả là chẳng ai muốn mang hay nhớ về nó cả.
4. Nike GS (Green Speed) – 2012
Nike GS hay Green Speed, phiên bản giày đặc biệt của Nike được sản xuất gần như hoàn toàn từ vật liệu tái chế. Đôi giày ra mắt năm 2012 và cũng được giới hạn số lượng chỉ 2012 đôi trên toàn thế giới, nên gần như đã bán hết ngay chỉ trong vài phút mở bán đầu tiên.
Nhưng thật tiếc là bất kỳ ai may mắn sở hữu được đôi giày đều sớm thất vọng, bởi nó quá quá khó chịu để mang.
Được thiết kế dựa trên hình dáng của đôi Nike Mercurial, nhưng form giày của đôi Nike GS lại cực kỳ ôm và bó chân, hơn cả phiên bản Mercurial thông thường. Chất liệu được sử dụng để làm phần thân giày (mid foot) lại khá dày và không có độ co giãn nào cả, vậy nên thực tế là chỉ có những người sở hữu bàn chân siêu thon mới xỏ thoải mái vào được đôi giày này. Ở phía gót giày, chất liệu được dùng để làm phần đệm gót cũng cứng và không có độ xốp, vậy nên càng gây khó chịu.
Nói tóm lại, có thể hình dung đơn giản là đôi Nike GS sẽ làm bàn chân của bạn biến dạng để có thể xỏ vừa nó, thay vì co giãn theo hình dáng bàn chân bạn sau khi mang. Vậy nên nó xứng đáng nằm trong top những đôi giày gây khó chịu nhất mọi thời đại. À mà với mức giá và độ hiếm của một phiên bản đặc biệt chỉ 2012 đôi được đánh số trên toàn thế giới, việc mua được nó và rồi không mang được lại càng làm tăng thêm mức độ gây khó chịu của đôi giày!
3. Nike Mercurial Superfly 2 & 3 (2010 – 2011)
Ở những thế hệ Mercurial tiền nhiệm, hầu như người dùng luôn phải có thời gian break in khá kỹ lưỡng để thuần phục được đôi giày, làm mềm chất liệu phần upper và để bàn chân làm quen với form giày. Sau này, khi công nghệ vật liệu được phát triển và hầu hết các đôi giày đều làm từ loại vật liệu co giãn, cụ thể ở Nike là sợi flyknit, thời gian break in này được rút ngắn đi rất nhiều và hầu như không ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm đôi giày mới của bạn nữa.
Tuy nhiên, có thời điểm mà những đôi Mercurial hầu như không thể bị thuần phục và luôn quá cứng đối với những người mang nó, đó chính là thế hệ Mercurial Superfly 2, hoặc sau đó là Superfly 3, bởi 2 đôi này hoàn toàn giống nhau và chỉ khác biệt một chút ở vị trí xỏ dây giày.
Trên 2 mẫu giày này, những sợi flywire để giữ form giày được nối suốt từ TẤT CẢ các lỗ xỏ dây xuống phần đế giày. Chưa kể là mỗi lỗ xỏ dây sẽ có khá nhiều sợi flywire nối xuống đế giày chứ không phải chỉ một hay hai sợi như những thế hệ sau. Điều này khiến cho khi bạn cột chặt dây giày, hầu như nó sẽ khóa bàn chân bạn cực kỳ chặt bên trong giày.
Cộng với phần upper làm từ nhựa tổng hợp synthetic không có nhiều sự co giãn ở thời điểm đó, chân bạn sẽ bị khóa cứng đờ với đôi giày, và cảm giác này rất khó chịu.
Cũng chính vì những bất cập trong vật liệu của upper mà ở thời điểm Nike Mercurial Superfly 2 ra mắt, những “bí kíp” break in giày bằng nước nóng đã được lan truyền cực kỳ phổ biến. Bởi với độ dày của phần upper của thế hệ Superfly 2 khi đó, chỉ có nước nóng ở nhiệt độ cao mới có thể làm mềm được chất liệu nhựa tổng hợp trên upper này.
Và dù cho đã được thực hiện qua quá trình break in bằng nước nóng, thì việc bị phồng gót chân hay đau nhức lòng bàn chân vẫn là điều hầu như không thể tránh khỏi khi mang đôi giày này. Và chưa kể mức giá bán ra khi đó của một đôi Superfly 2 cũng chẳng hề dễ chịu chút nào, 400 USD cho một đôi giày cao cấp nhưng không thể thoải mái mang ra sân đấy các bạn ạ!
2. Nike Mercurial Superfly 1 (2009)
Nếu nói thế hệ Mercurial Superfly tiền nhiệm là những đôi giày gây khó chịu, thì hiển nhiên khó chịu nhất sẽ là những đôi Mercurial Superfly 1. Bởi vì ra mắt đầu tiên, nên thế hệ Superfly 1 hiển nhiên sẽ “đứng mũi chịu sào” cho những bất cập trong thiết kế và vật liệu.
Cũng giống như Superfly 2 và 3, đôi Superfly đầu tiên có hệ thống flywire chằng chịt cố định tất cả các lỗ xỏ dây giày, với rất nhiều sợi flywire nối những lỗ xỏ dây xuống phần đế giày. Nhưng khác với 2 đôi giày ở thế hệ sau, phần upper của Superfly 1 lúc này chưa được cải tiến về vật liệu, vậy nên loại nhựa tổng hợp synthetic sử dụng ở thế hệ này còn rất cứng, nhưng lại mỏng và thiếu đi lớp đệm đủ êm. Vì vậy mà khi mang giày vào chân, người dùng sẽ cảm nhận rõ được những sợi flywire ở bên ngoài đang cắn chặt vào bên trong upper và hằn lên cả bàn chân.
Đây hoàn toàn không phải là cảm giác dễ chịu và như mình đã miêu tả ở đôi Superfly 2 và 3, nó khiến bàn chân bạn bị bó chặt xuống đôi giày mà không thể xoay sở hay co giãn nhiều. Thế hệ Superfly 2 &3 đã được cải tiến ở phần upper mà vẫn gây khó chịu, vậy nên bạn có thể tưởng tượng thế hệ đầu tiên với phần upper không tốt bằng sẽ càng khó chịu hơn nhiều.
Rất nhiều người sử dụng đôi Superfly 1 đã nói rằng bàn chân của họ chịu rất nhiều thương tổn khi cố gắng “thuần hóa” đôi giày này. Bao gồm cả những vết phồng rộp ở gót, bầm tím đầu ngón chân, và căng cơ ở lòng bàn chân nữa.
1. Nike Mercurial Vapor 3 & 4 (2006-2007)
Có vẻ như những thế hệ Mercurial đời đầu hoàn toàn chiếm lĩnh danh sách những đôi giày gây khó chịu nhất thế giới!
Đứng đầu trong top đôi giày gây khó chịu nhất chính là thế hệ Nike Mercurial Vapor 3 & 4, với mức độ “hủy diệt” như nhau. Không có hệ thống flywire như Superfly, nhưng bù lại đôi Mercurial Vapor 3 và 4 có phần upper quá dày và cứng, hoàn toàn không co giãn trong thời gian sử dụng.
Dù Vapor 3 vẫn được đánh giá là một đôi giày có thiết kế đẹp, nhưng với những vật liệu và thiết kế lúc bấy giờ, mình vẫn đành xếp nó đứng đầu những đôi giày gây khó chịu, cùng với đôi giày đàn em sau đó là Vapor 4.
Một yếu tố tạo nên sự khó chịu của 2 mẫu giày này chính là phần đế giày. Bộ đế của 2 đôi giày lúc bấy giờ được điều chỉnh và trở nên cứng hơn các thế hệ khác. Đặc biệt, điều đáng nói nhất chính là phần đệm ở phía lót giày. Lớp đệm này được Nike thiết kế bằng một loại vật liệu mỏng, không đủ độ xốp và nhất là nó CỰC KỲ BÁM. Độ bám của nó chắc đến nỗi dù qua 1 lớp vớ, nó hoàn toàn có thể khiến phần da ở gót chân của bạn bị rách khi ma sát với lớp đệm này.
Cộng với thiết kế thon dài, bó chặt đặc trưng của Mercurial, 2 đôi Vapor 3 & 4 thật sự là thảm họa khi rất nhiều người đều bị tổn thương phần gót chân sau khi mang nó. Đến nỗi vào thời điểm đó, một số cửa hàng bán giày đã phải đưa ra những bản điều khoản bán hàng đặc biệt, yêu cầu khách hàng trước khi mua giày phải ký cam kết chấp nhận bị phồng rộp ở gót chân và không được đổi trả trong trường hợp gặp những vết thương nói trên.
Tuy nhiên với thiết kế hấp dẫn của đôi giày và vị thế của dòng Mercurial Vapor lúc bấy giờ, vẫn có không ít người chấp nhận hi sinh và ký vào những cam kết mua hàng này, để rồi mua về một đôi giày gần như không thể sử dụng được trên sân.
Theo dõi blog của Thanh Hùng Futsal để biết được những thông tin mới nhất về những đôi giày bóng đá chính hãng đã và sắp có mặt trên thị trường toàn thế giới nhé.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm những đôi giày bóng đá chính hãng phiên bản dành cho mặt sân cỏ nhân tạo và Futsal tại đây.
Từ khóa » Những đôi Giày đá Bóng đẹp Nhất Thế Giới
-
Những đôi Giày Bóng đá được Các Cầu Thủ ưa Chuộng Nhất Thế Giới
-
Giày Bóng Đá Đẹp Nhất Thế Giới - BeeCost
-
90+ Mẫu Giày Đá Bóng Chính Hãng Đẹp Nhất - Freeship Toàn Quốc
-
Top 5 Mẫu Giày đá Bóng Cổ Cao Tốt, đẹp Nhất
-
Những đôi Giày đá Bóng đẹp Nhất Thế Giới
-
Những đôi Giày đá Bóng Da Thật Tốt Nhất Thế Giới
-
TOP 12 đôi Giày đá Banh Có Thiết Kế đẹp Nhất Năm 2019
-
Top 10 Đôi Giày Bóng Đá Adidas Đắt Nhất Thế Giới - Elipsport
-
[2022] Top 10 Giày Đá Bóng Tốt Nhất Hiện Nay - NamPt Sport
-
Đôi Giày đá Bóng Nhẹ Nhất Thế Giới Nặng Bao Nhiêu Gram? - SportX
-
Các Thương Hiệu Và Những đôi Giày Bóng đá đẹp Nhất Mùa Giải ...
-
Giày Đá Bóng Sân Cỏ Nhân Tạo Loại Nào Tốt? Độ Bền Cao Nhất?