Chính trị Xã luận Bình luận - Phê phán Xây dựng Đảng Kinh tế Tài chính – Chứng khoán Thông tin hàng hóa Văn hóa Xã hội BHXH và cuộc sống Người tốt việc tốt Pháp luật Du lịch Thế giới Bình luận quốc tế ASEAN Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Trung Đông Châu Á-TBD Thể thao Giáo dục Y tế Khoa học - Công nghệ Môi trường Bạn đọc Đường dây nóng Điều tra qua thư bạn đọc Kiểm chứng thông tin Tri thức chuyên sâu 54 dân tộc Việt Nam Chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm Radio Media center E-Magazine Video Ảnh Infographic Tin mới Tin địa phương Trung du và miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Hà Nội TP Hồ Chí Minh Chuyên đề Về báo Nhân Dân Thời nay Nhân Dân cuối tuần Nhân Dân hằng tháng Truyền hình Nhân Dân Mua báo Đọc báo in Xã hội Những đổi thay ở Điện Biên
NDO - 68 năm sau ngày giải phóng, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã khoác lên mình diện mạo mới, trở thành một thành phố năng động, phát triển và giành được nhiều thành tựu.
Thứ bảy, ngày 07/05/2022 - 10:31
Thế hệ trẻ thắp nến tri ân những anh hùng đã ngã xuống trên mảnh đất lịch sử. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Quả mắc-ca mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Tuần Giáo, triển vọng sẽ trở thành loại cây trồng đa mục đích chủ lực của tỉnh Điện Biên trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Cây mắc-ca triển vọng sẽ trở thành loại cây trồng đa mục đích chủ lực của tỉnh Điện Biên trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Nhờ lợi thế vùng đồi, diện tích rừng rộng lớn, nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành sinh kế bền vững mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho bà con nông dân xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Một mô hình nuôi thỏ giúp người dân tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình tại Điện Biên. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Công trình hồ Loọng Luông 1 (hay còn gọi là hồ Đại tướng) tại bản Loọng Luông, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho 14 bản, nuôi trồng thủy sản, chống lũ quét, tạo cảnh quan môi trường cho Khu di tích lịch sử Mường Phăng. Hồ Loọng Luông 1 đã làm thay đổi diện mạo vùng đất lịch sử, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Nhà máy Thủy điện Nậm Núa nằm trên địa bàn xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng, công suất hơn 10MW, góp phần tích cực trong việc giảm tải tình trạng thiếu điện của tỉnh Điện Biên, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Trường học các cấp trong xã Thanh Nưa, địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng khang trang. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Điện lưới được kéo đến từng hộ gia đình trong bản tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Phát triển du lịch homestay đã giúp Điện Biên đang ngày càng đổi thay. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Thu hoạch lúa hè thu trên cánh đồng Mường Thanh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Thu hoạch lúa hè thu trên cánh đồng Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Website Hocchuthai.com tiện dụng khi có thể truy cập và học qua điện thoại, nhằm hỗ trợ phương pháp tự học chữ Thái cho học sinh và những ai có nhu cầu tìm hiểu về chữ viết của người Thái để giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Em Lò Thị Kim, 1 trong 2 học sinh của Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên đã sáng tạo ra website Hocchuthai.com. Ðây là website nhằm hỗ trợ phương pháp tự học chữ Thái cho học sinh và những ai có nhu cầu tìm hiểu về chữ viết của người Thái để giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Máy vi tính được trang bị cho học sinh Trường Tiểu học Mường Phăng, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Thu hoạch lúa hè thu trên cánh đồng Mường Thanh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Mô hình trồng rau sạch cung cấp cho thị trường trong tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Điện Biên hôm nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Sau hơn 1 tháng mở cửa trở lại do dịch Covid-19, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đón gần 8.000 lượt khách tham quan (2021). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Thuyết minh viên hướng dẫn du khách tham quan tại Di tích Đồi A1, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuyên suốt chiều dài của thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Him Lam là cửa ngõ của thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Cánh đồng Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) Đường vào Mường Phăng, Điện Biên. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Quốc lộ 279 đoạn qua huyện Điện Biên. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Khu hành chính thành phố Điện Biên Phủ được xây dựng khang trang. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Đường 7/5 mới được hoàn thành là tiền đề để xây dựng đô thị khang trang ở Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)
Lòng chảo Mường Thanh đang dần hồi sinh sau Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) Những ngôi nhà được lợp mái ngói, mái tôn tại huyện miền núi tỉnh Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Bản tái định cư của đồng bào dân tộc Dao ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Đường Võ Nguyên Giáp ở trung tâm TP Điện Biên Phủ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giữa lòng thành phố. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Bản dân tộc Thái ở xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Cầu Thanh Bình bắc qua sông Nậm Rốm lung linh về đêm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận đánh khốc liệt nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Bia tưởng niệm tại Di tích Mường Pồn (huyện Điện Biên), nơi Anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Cầu Mường Thanh ngày hôm nay được lưu giữ thành một di tích lịch sử. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN) Nghĩa trang Liệt sĩ Độc Lập và Di tích Đồi Độc Lập ngày nay. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Bia Di tích Đồi Độc Lập - địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm trên đỉnh đồi thuộc xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Di tích Đồi A1, nơi diễn ra trận chiến khốc liệt nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 68 năm. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN) Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trở thành điểm tham quan du lịch thu hút du khách mỗi khi đến thăm vùng đất lịch sử. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN) TTXVN
thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên 68 năm sau ngày giải phóng thành phố năng động
Tin đọc nhiều Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn Ca sĩ Hà Anh Tuấn ủng hộ dự án "Hạnh phúc cho em" 400 triệu đồng ngay tại vòng chấm chung kết Human Act Prize Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 Ấn tượng với nhiều dự án, ý tưởng đột phá, bền bỉ hướng tới cộng đồng [Ảnh] Cảm hứng từ những dự án Hành động vì Cộng đồng Thời tiết Tỷ giá
Có thể bạn quan tâm Lấy ý kiến nhân dân đối với 21 tập thể, cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng Lao động” Vĩnh Thuận vươn mình giàu đẹp Bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm Nghệ An: Hàng chục con trâu, bò chết vì bệnh ung khí thán Bình Định tập trung khắc phục các điểm sạt lở ở miền núi Mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất trên nhiều tuyến đường giao thông ở miền núi Quảng Nam Quảng Ngãi: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông, thủy lợi và sạt lở bờ biển Cảnh báo tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân tăng cao tại Việt Nam Thành phố Buôn Ma Thuột công bố 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Quảng Ngãi chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ Quảng Ngãi thống nhất nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông ở Dung Quất “Bám làng, bám bản” để lan tỏa chính sách an sinh xã hội đến đồng bào dân tộc thiểu số Dập tắt đám cháy lớn tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng) Khơi thông nguồn lực đất đai, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn Nguy cơ tiềm ẩn từ các hồ chứa thủy lợi xuống cấp, hư hỏng Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi back to top