Những đối Tượng Nào Không được Dùng Molnupiravir Trong Chữa Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Những đối tượng nào không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19?
21/02/2022 | 16:14 PM
|Thuốc Molnupiravir là một trong những loại thuốc kháng virus được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị COVID-19 ở Việt Nam. Thuốc giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên, những đối tượng nào không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19?
news-relateSở Y tế TPHCM chỉ đạo khẩn đối tượng được phép sử dụng thuốc MolnupiravirSở Y tế TPHCM chỉ đạo khẩn đối tượng được phép sử dụng thuốc Molnupiravir
SKĐS - Để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng và phân phối thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir, Sở Y tế TPHCM đã có chỉ đạo khẩn về việc sử dụng, lưu hành loại thuốc này có kiểm soát.
Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế có quyết định cấp số đăng ký lưu hành cho 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước là: Molravir 400 của Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam, Movinavir của Công ty CP hóa-dược phẩm Mekorpha và Molnupiravir Stella 400mg của Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm. Thuốc Molnupiravir giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị.
Trên VTV News, Ths. Nguyễn Quốc Thái - Chuyên gia bệnh truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết, Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp và không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.
Thuốc Molnupiravir có hiệu quả điều trị COVID-19 thể nhẹ và trung bình.
Theo vị chuyên gia này, thuốc Molnupiravir có cơ chế gây đột biến, làm gián đoạn sao chép RNA dẫn đến ức chế sự nhân lên của virus. Việc sử dụng Monulpiravia được quy định rất chặt chẽ, có nhiều đối tượng không được sử dụng hoặc sử dụng thận trọng loại thuốc này trong điều trị COVID-19.
Thuốc Molnupiravir là thuốc kháng virus SARS-CoV-2 do Hãng dược Merck & Co. (Mỹ) nghiên cứu và phát triển. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, thuốc kháng virus Molnupiravir cho kết quả khả quan về tính an toàn, làm sạch virus SARS-CoV-2 ở bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Thuốc Molnupiravir thuộc nhóm thuốc kháng virus mang tên "chất ức chế polymerase", hoạt động bằng cách tấn công vào một loại enzym mà virus dùng để sao chép vật liệu di truyền rồi đưa vào đó các đột biến khiến virus không thể tái tạo. Vì kháng thể tấn công protein bề mặt của virus SARS-CoV-2 liên tục tiến hóa, nên thuốc kháng virus được trông đợi sẽ chống lại được nhiều biến thể hơn.
Theo kết quả quá trình nghiên cứu, khi virus xâm nhập tế bào, nó giải phóng ARN nhằm nhân bản chính nó rồi tiếp tục lây nhiễm các tế bào khác. Thuốc kháng virus Molnupiravir có chức năng gây rối quá trình sao chép của virus bằng cách chèn lỗi vào ARN virus để virus không thể tạo ra các hạt virus lây nhiễm.
Việc Bộ Y tế cấp phép 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước được cấp giấy phép lưu hành trong thời hạn 3 năm đã giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Tuy nhiên, những đối tượng nào khuyến cáo không được dùng Molnupiravir trong chữa trị COVID-19?
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống, trước khi cấp phép cho Molnupiravir tại Việt Nam, các thành viên Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc (Bộ Y tế) đã thống nhất về cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng;
Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên: Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.Đối với nam giới: Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.
Ngoài ra, người bị suy gan, suy thận có thể uống Monulpiravir, nhưng cần dùng một cách thận trọng. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ thường gặp của Molnupiravir là tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, tăng men gan...
Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc. Không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để doanh nghiệp vững tin hoạt động
- Nhiều đơn vị gửi ý kiến đóng góp hồ sơ xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi
- Bộ Y tế hướng dẫn xác định giá dịch vụ ngày giường bệnh được BHYT chi trả
- Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
- Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
- Mời báo giá Thuê dịch vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng xe ô tô
- Thông qua Luật Dược (sửa đổi): Quy định rõ các biện pháp quản lý giá thuốc
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Thuốc Cho Nó Uống
-
- Con Gì Ko Bị Bệnh Mà Người Ta Mua Thuốc Cho Nó Uống? -…
-
Cách Cho Chó Uống Thuốc Cực Dễ Dàng Và đơn Giản | Pet Mart
-
Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Bổ Tốt Cho Sức Khỏe
-
Lưu ý Cách Dùng Thuốc Cho F0 Tại Nhà
-
Covid: Hiệu Quả Của Các Thuốc điều Trị Virus Corona Trên Thị Trường
-
Phải Làm Gì Khi Thuốc Bạn Uống Gây Buồn Nôn? | Vinmec
-
Thuốc Xổ: Cách Dùng Và Những điều Nên Lưu ý | Medlatec
-
Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Uống Thuốc | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Thực Hiện Nguyên Tắc “5 đúng” để Uống Thuốc An Toàn
-
Hiệu Quả Và An Toàn Của Thuốc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tự Mua Thuốc - Thói Quen Xấu Nguy Hiểm | Prudential Việt Nam
-
Sinh Khả Dụng Của Thuốc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia