Những Gì Xảy Ra Với Ukraine Sau 5 Tháng Chiến Sự?
Có thể bạn quan tâm
- Ukraine nhận vũ khí xa chừng nào, họ sẽ bị đẩy lùi khỏi ranh giới xa chừng đó!
Tròn 5 tháng kể từ thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, Moscow vẫn đang trong giai đoạn theo đuổi mục tiêu chính là "giải phóng" vùng Donbass, nơi hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng coi là lãnh thổ.
Nga là quốc gia đầu tiên công nhận DPR và LPR. Những tuần qua, Syria và Triều Tiên cũng tuyên bố ủng hộ nền độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng, đồng thời khẳng định muốn tăng cường giao thương.
Tại Donbass, Nga đã hoàn tất kiểm soát lãnh thổ tỉnh Lugansk và đang đà tiến công tại Donetsk, với khoảng 60% diện tích tỉnh này đã nằm trong tay Moscow. Ngoài ra, Nga cũng duy trì kiểm soát phần lớn diện tích hai tỉnh Kherson và Zaporizhzhia ở phía Nam, một phần tỉnh Kharkov ở phía Đông.
Khác với tốc độ cao của những ngày đầu chiến sự, Moscow tỏ ra không vội vã trong giao tranh ở miền Đông. Những tháng qua, họ tận dụng tối đa ưu thế hỏa lực pháo binh để đẩy lùi lực lượng Ukraine khỏi các đô thị chiến lược tại miền Đông, từ Mariupol, Severodonetsk, Lysychansk hay Seversk.
Bên cạnh đó, quân đội Nga cũng duy trì cường độ tập kích tên lửa độ chính xác cao từ máy bay, tàu chiến và bệ phóng mặt đất vào hàng ngàn mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine, nơi Nga cho là có vũ khí phương Tây viện trợ, hay nơi tập kết các binh sĩ, lính đánh thuê nước ngoài.
Ở chiều ngược lại, dù thừa nhận phải "rút lui chiến thuật" ở Donbass, Ukraine cũng đang cho thấy họ có năng lực gây sức ép cho Nga tại các khu vực mà Moscow kiểm soát như Kherson hay Zaporizhzhia. Kiev cũng coi việc Nga rút khỏi đảo Rắn trên biển Đen là một thành công.
Bước sang tháng chiến sự thứ 6, Ukraine đã nhận được hàng chục ngàn tấn vũ khí các loại từ phương Tây và đang nỗ lực tận dụng khả năng của chúng trên chiến trường.
Mới đây nhất, Mỹ hôm 22/7 đã công bố gói viện trợ quân sự mới của Mỹ trị giá 270 triệu USD dành cho Kiev, trong đó gồm 4 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt cơ động cao HIMARS M142, nâng tổng số HIMARS mà Mỹ cam kết chuyển cho Ukraine lên 20 tổ hợp.
HIMARS được Ukraine ca ngợi là vũ khí tốt nhất mà họ sở hữu. Kiev tuần trước khẳng định họ đã khai hỏa HIMARS vào các mục tiêu chiến lược của Nga ở Kherson, gây thiệt hại đáng kể, đồng thời cảnh báo nhắm vào các mục tiêu xa hơn, bao gồm mục tiêu ở bán đảo Crimea.
Cùng thời điểm, các quốc gia NATO châu Âu cũng đưa sang Ukraine nhiều loại khí tài, bao gồm vũ khí phòng không, pháo hạng nặng như CEASAR của Pháp, PzH 2000 của Đức, hay AHS Krab của Ba Lan.
Tuy nhiên, việc các nước phương Tây gửi quá nhiều khí tài khác nhau đang tạo ra một tình huống được Wall Street Journal mô tả là "ác mộng hậu cần" với quân đội Ukraine bởi những mẫu vũ khí đó ít điểm chung, đòi hỏi công tác huấn luyện, bảo dưỡng và vận hành rất khác nhau.
Ukraine cũng đang đau đầu tìm cách ngăn vũ khí phương Tây bị tuồn ra chợ đen, hoặc thậm chí bị… bán cho Nga. Giới chức Kiev đầu tháng này nói họ đang điều tra và đã ghi nhận một số trường hợp hàng viện trợ nhân đạo do các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine bị bán ra thị trường bên ngoài.
Không chỉ viện trợ vũ khí, phương Tây còn tiếp tục gây sức ép với Nga bằng lệnh trừng phạt. Chỉ riêng Liên minh châu Âu (EU) đến nay đã ban bố 7 vòng trừng phạt nhắm đến các lĩnh vực kinh tế chính của Moscow, nhưng họ vẫn loại trừ khả năng cấm vận khí đốt và một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Nga như titanium, phân bón, nông sản…
Sự hậu thuẫn mạnh mẽ của phương Tây được cho là một trong những lý do thúc đẩy Ukraine rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình với Nga. Dù Nga và Ukraine ngày 22/7 đạt thỏa thuận "giải cứu" ngũ cốc cùng Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Kiev khẳng định hiện nay không phải thời điểm tốt cho các cuộc đàm phán ngừng bắn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao khác gần đây thậm chí khẳng định họ sẽ chỉ ngồi đối thoại cùng Nga khi Moscow thất bại trên chiến trường, còn Kiev đã tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ rơi vào tay Nga sau ngày 24/2.
Chánh Văn phòng của Tổng thống Ukraine, ông Andrey Yermak, ngày 21/7 khẳng định, Ukraine muốn giành phần thắng trước mùa Đông tới. "Điều quan trọng là không để Nga kéo dài cuộc xung đột đến mùa Đông. Tổng thống đang xem xét nghiêm túc và sẵn sàng làm mọi cách để giải phóng các vùng lãnh thổ của chúng ta càng sớm càng tốt", ông Yermak nhấn mạnh.
Các tuyên bố của Ukraine được Anh ủng hộ. Richard Moore, Giám đốc Cục Tình báo Mật Anh (MI6), phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Mỹ hôm 21/7 rằng, Nga sắp tạm dừng chiến dịch quân sự tại Ukraine dưới hình thức nào đó do thiếu nhân lực và đây là điều kiện để Ukraine phản công.
"Tôi nghĩ họ sắp cạn nguồn lực. Đánh giá của chúng tôi là lực lượng Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới. Họ sẽ phải tạm dừng chiến dịch theo cách nào đó, và điều đó sẽ tạo cơ hội cho Ukraine phản công", quan chức Anh nhận định.
Nga không bình luận cụ thể về các tuyên bố mà phương Tây đưa ra, nhưng khẳng định họ có đủ nguồn lực cần thiết phục vụ chiến dịch tại quốc gia láng giềng.
Hôm 7/7, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga chưa bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine "một cách nghiêm túc", nhấn mạnh Moscow vẫn để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình. Ông cũng nói thêm rằng, chiến sự càng kéo dài, triển vọng cho các cuộc đàm phán sẽ càng mờ nhạt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 20/7 tuyên bố, mục tiêu của Moscow ở Ukraine "giờ không chỉ liên quan tới DPR, LPR, mà còn gồm Kherson, Zaporizhzhia cùng một số khu vực khác".
Ngoại trưởng Nga nói thêm, việc phương Tây cấp vũ khí cho Kiev, trong đó có tổ hợp pháo phản lực HIMARS do Mỹ sản xuất, đã khiến Moscow thay đổi kế hoạch. "Chúng tôi không cho phép bất cứ phần nào của Ukraine sở hữu các vũ khí có thể đe dọa lãnh thổ của chúng tôi cũng như lãnh thổ những nước cộng hòa đã tuyên bố độc lập", Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Hiện thiệt hại tổng thể của Nga và Ukraine chưa được tiết lộ, song giới chuyên gia quân sự cho rằng cả hai bên đã hứng chịu những hao tổn đáng kể về người và của. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đầu tháng này nói rằng Kiev cần 750 tỷ USD để tái thiết đất nước.
Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ), chiến sự Ukraine khiến hơn 5.000 dân thường thiệt mạng. Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo hơn 9,5 triệu lượt người đã rời Ukraine và gần 3,8 triệu lượt người từ nước ngoài vào Ukraine trong gần 5 tháng qua.
Bất chấp thực tế đó, các tuyên bố cứng rắn của cả hai bên khiến nhiều người tin rằng triển vọng đàm phán hòa bình còn xa vời và các cuộc giao tranh ở Ukraine sẽ tiếp tục diễn ra ác liệt trong những tuần tới đây.
Nước Nga thì sao?
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã biến Nga thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới. Trước sức ép khổng lồ từ phương Tây, Nga đã hứng chịu những tác động tiêu cực về kinh tế, nhưng theo giới chuyên gia, những tác động đó không lớn như phương Tây dự báo.
Về mặt đối ngoại, dù bị phương Tây cô lập, nhưng Nga đến nay vẫn giữ được các đồng minh và đối tác quan trọng, bao gồm một nhóm các quốc gia mà Nga mô tả là "G8 mới" với GDP cao, dân số đông, sức mua mạnh mẽ là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonesia, Brazil, Mexico, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại châu Á và châu Phi, phần lớn các quốc gia đều kêu gọi giải pháp hòa bình cho Ukraine, nhưng không vì vậy mà họ cắt đứt liên hệ hoặc tham gia trừng phạt Nga. Ở châu Âu cũng có không ít vị chính trị gia khẳng định họ không muốn đối đầu Nga, nổi bật là Thủ tướng Hungary Viktor Orban.
Về mặt nội trị, Tổng thống Putin vẫn nhận được nhiều tình cảm từ người dân Nga. Interfax đầu tháng 7 dẫn kết quả một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Toàn Nga (VCIOM) thực hiện, cho biết, khoảng 78% công dân Nga thể hiện sự tán thành với các hoạt động của ông Putin, tăng từ mức 70,4% vào thời điểm chiến sự Ukraine mới nổ ra.
Về kinh tế, dù lao dốc đầu tháng 3/2022 sau quyết định cấm nhập khẩu dầu Nga của Mỹ (có thời điểm xuống 140 ruble đổi 1 USD), đồng ruble Nga đã mạnh trở lại và có thời điểm đạt giá trị cao nhất trong vòng 7 năm so với đồng USD, hiện ở mức 58 ruble đổi một USD.
Phương Tây cắt giảm nhập khẩu năng lượng Nga, nhưng giá cả dầu khí leo thang, cộng với việc Moscow có thể tìm thất những khách hàng tiềm năng tại châu Á và châu Phi khiến họ không bị "cắt nguồn thu", trái lại còn thu lợi nhiều hơn từ xuất khẩu năng lượng.
- Mỹ cấp cho Ukraine 580 UAV chuyên săn binh sĩ Nga
- Không chỉ ngũ cốc Ukraine, phân bón Nga cũng được "giải cứu"
Từ khóa » Bản đồ Ukraina Va Nga
-
3 Bản đồ Giải Thích Xung đột Nga-Ukraina - Báo Lao động
-
Xung đột Nga-Ukraina Qua 6 Bản đồ Trực Quan - Báo Lao động
-
Toàn Cảnh Chiến Sự Ukraine Qua 4 Bản đồ - Thế Giới - Zing
-
Đà Tiến Của Nga ở Miền đông Ukraine Qua 4 Bản đồ - VnExpress
-
Bản đồ Nước Nga Hiện Nay | Update Mới Nhất Năm 2022
-
Nga Sẽ "xóa Sổ" Ukraine Trên Bản đồ Thế Giới? | Quốc Tế
-
Anh - Mỹ Cảnh Báo Nga Có ý định Xóa Tên Ukraina Khỏi Bản đồ Thế Giới
-
Sáp Nhập Hay Công Nhận độc Lập ? Nga định Hình Số Phận Miền ...
-
Xung đột Ukraine 'vẽ Lại' Bản đồ Phân Phối Dầu Thế Giới Như Thế Nào?
-
Phó Chủ Tịch Hội đồng An Ninh Nga Nói Về Bản đồ Tương Lai Ukraine ...
-
Nga Công Bố Bản đồ Di Chuyển An Toàn Cho Tàu Thuyền Cảng Biển Đen
-
Căng Thẳng Nga - Ukraine - 24H
-
Ukraine Mất Lugansk, Cục Diện Ra Sao? - Tuổi Trẻ Online