Những Giá Trị Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Việt Nam Cho Ví Dụ

Mục lục

  • Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
    • Văn học dân gian Việt Nam là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
    • Văn học dân gian Việt Nam có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
    • Văn học dân gian Việt Nam có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian Việt Nam là kho tàng tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

Trí thức trong văn học dân gian Việt Nam trong mọi lĩnh vực đời sống: xã hội, con người, tự nhiên được nhân dân đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn.

Ví dụ: Tục ngữ về thiên nhiên:

“Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”, “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”…

Vì là trí thức dân gian nên nó có sự khác biệt về nhận thức với giai cấp thống trị.

Văn học dân gian Việt Nam có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người

Văn học dân gian Việt Nam giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Đồng thời hình thành phẩm chất tốt đẹp như: yêu quê hương, đất nước, vị tha, kiên trung, cần kiệm…

Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám giáo dục con người về: tinh thần nhân đạo, vị tha qua đạo lí “ở hiền gặp lành”.

Văn học dân gian Việt Nam có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

Văn học dân gian là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người không bao giờ cạn và là cơ sở cho văn học viết. Đồng thời, nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực nghệ thuật cho chúng ta học tập.

Ví dụ:

“Thằng Tây chớ cậy xác dài, Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày! Thằng Tây chớ cậy béo quay, Mày thức hai buổi là mày dở hơi. Chúng tao thức bốn đêm rồi. Ăn cháo ba bữa, chạy mười chín cây. Bây giờ mới gặp mày đây, Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao.”

(Ca dao kháng chiến Đồng Tháp)

Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Học Dân Gian Việt Nam