Những Hành Xử Vô Văn Hóa Của Người Trẻ Tại Di Tích - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Nếu như trước đây, những bạn trẻ đến mùa thi lại đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám cố tình (vượt qua rải ri-băng ngăn cách) sờ đầu rùa lấy may mắn – đã bị lên án, thì năm nay cách đây chưa lâu là hành động đứng lên đầu rùa. Hình ảnh này đăng trên tài khoản Facebook của Trung Kien Mai.
Cách hành xử với rùa đá đội bia kiểu thiếu văn hóa này càng “dậy sóng” hơn khi xuất hiện trên mạng ảnh của các bạn nữ. Trên Facebook nick name Yêu Tinh Mèo Lười là hình ảnh hai cô gái ngồi trên rùa đá mà theo nhiều người thì đây là là rùa đá ở vườn bia tiến sĩ của một đại học sư phạm ở phía Bắc.
Hành động gây mất mỹ quan nơi tôn nghiêm. |
Đàn tế Nam Giao được khai quật từ năm 2004, đến đầu năm 2012 thì được phục dựng. Đàn tế nằm trên núi Đốn Sơn, thuộc xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Đây là một trong những di tích quan trọng thuộc hệ thống quần thể di tích Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trước đây, đàn tế Nam Giao nhà Hồ là nơi dành riêng cho vua tế lễ. Hàng năm, nhà vua thường tiến hành lễ tế trời cầu cho quốc thái dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. |
Mới đây, dân cư mạng lại có đợt sôi sục mới khi đôi nam nữ trẻ có lối hành xử phá sự tôn nghiêm, văn hóa ở di tích lịch sử Đàn tế Nam Giao. Đôi thanh niên nam nữ ngang nhiên giẫm đạp, nhảy nhót trên mặt đàn tế Nam Giao.
Những hành động xấu xí này đều được những “nam thanh nữ tú” này chụp hình đưa lên trên những tài khoản các nhân Facebook, yahoo… như kiểu “khoe” chiến tích.
Đáng lên án hơn, chủ nhân của những tấm hình này lại có thái độ phớt lờ, thách thức đối với dư luận xã hội. Liệu đây là những hành động xuất phát từ sự nông nổi, bốc đồng hay cố ý khi nhiều lần trên báo đài, diễn đàn phản ánh, lên án những hành động xâm phạm gây hại lẫn thiệu tôn trọng di tích văn hóa lịch sử.
Giới nghệ sĩ cũng góp phần phê phán, định hướng cách ứng xử đối với các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc. Chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật trình diễn “Sờ thấy vinh quang” của họa sĩ Phạm Huy Thông. Phạm Huy Thông đã quỳ bên các "cụ" rùa đá cõng bia tiến sĩ ở Văn Miếu gần một giờ đồng hồ, trên lưng anh có tấm biển bằng giấy “Xin đừng sờ đầu rùa!!!” – thông điệp mà người nghệ sĩ này muốn gửi tới các bạn trẻ, sĩ tử.
Tác phẩm trình diễn “Sờ thấy vinh quang” của họa sĩ Phạm Huy Thông. |
Hay đến kiểu điểm mặt chỉ tên như những lời bình luận góp ý tới chủ nhân hình ảnh đăng trên diễn đàn xã hội cũng bị làm lơ. Chẳng hạn với hình ảnh cưỡi đầu rùa của nick name Yêu Tinh Mèo Lười, không ít lời góp ý như: "không nên ngồi như thế", hay cảnh báo "cho ảnh xuống đi không là ăn gạch đấy...".
Nhưng đáp lại là lời lẽ thách thức "ảnh chụp theo hứng cá nhân" và "nếu các bạn muốn ném gạch thì đây cũng rất vui lòng đón nhận và còn tặng lại các bạn gấp đôi".
Cảnh hai bạn nữ cưỡi lên rùa - "cưỡi" lên giá trị văn hóa lịch sử. |
“Văn Miếu ngày nay không còn là điểm đến cho các bạn sĩ tử sờ đầu rùa lấy may nữa rồi, những tượng rùa này đối với một số bạn trẻ đã như những tượng thú trong sở thú, thích ngồi thú chụp hình thì ra các khu vui chơi mà chụp, chẳng hiểu học cho lắm để làm gì, vậy cũng là sĩ tử”.
Xin Mượn lời bình luận trên của Phạm Thanh Hải trên Facebook Phạm Thanh Hải để nói về sự lo ngại trước cách ứng xử với văn hóa lịch sử của số ít bạn trẻ!
Thanh Giang Theo ViếtTừ khóa » Những Người Vô Văn Hóa
-
Cách Hành Xử Với Những Kẻ Vô Văn Hóa Người Khôn Ngoan Cần Biết
-
Vô Văn Hóa - Vnhacker Blogspot
-
Không Muốn Bị Coi Là Người Vô Văn Hóa Thì Cần 'nằm Lòng' 20 điều Này
-
Ứng Xử Thiếu Văn Hóa Nơi Công Cộng: Cần Chế Tài đủ Mạnh
-
Đừng Nhân Danh Văn Hóa để ứng Xử Thiếu Văn Hóa
-
Đừng Biến Mình Thành Kẻ Vô Văn Hoá! - Giáo Dục Việt Nam
-
Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vô Cảm Và Thiếu Văn Hóa đang Lớn Dần: Phải Dạy Cho Người Trẻ 5 Cái ...
-
Nghị Luận Về Vấn đề ứng Xử Thiếu Văn Hóa Trong Xã Hội Hiện Nay
-
11 Hành động Sẽ Biến Bạn Thành Kẻ Thiếu Văn Hóa Nơi Công Cộng
-
Người Việt Kém Văn Minh Trên Mạng? - Tuổi Trẻ Online
-
TOP 17 Mẫu Nghị Luận Về Văn Hóa ứng Xử Hay Nhất
-
Hồ Quang Lợi: Con đường Báo Chí, Con đường Văn Hóa - Bài 3