Những Hệ Quả Của Tích Lũy Tư Bản - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY - TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG. ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG
Chúng ta biết rằng, Quá trình sản xuất của xã hội là một quá trình liên tục, luôn được lặp đi lặp lại và không ngừng đổi mới. Hiện tượng đó được gọi là tái sản xuất. Phân loại, tái sản xuất có 2 loại là : Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Trước hết, là tái sản xuất giản đơn. Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ thì gọi là tái sản xuất giản đơn. Trong quá trình này, toàn bộ thặng dư được tiêu dùng cho cá nhân không đầu tư trở lại sản xuất. Ví dụ : Nhà tư bản đầu tư 100 triệu và sau quá trình sản xuất, anh ta thu về được 120 triệu, với giá trị thặng dư thu được là 20 triệu. Sau chu kỳ sản xuất, anh ta tiếp tục đầu tư 100 triệu vào tái sản xuất, còn 20 triệu dôi ra, anh ta dùng để mua sắm tư liệu sinh hoạt cho bản thân và gia đình. Khi đó, gọi là tái sản xuất giản đơn, quá trình tái sản xuất này vẫn được lặp lại, nhưng với quy mô như cũ các bạn nhé ! Tuy nhiên, Nếu quá trình tái sản xuất được lặp lại nhưng với quy mô và trình độ tăng lên thì gọi là tái sản xuất mở rộng. Để có tái sản xuất mở rộng phần thặng dư thu được phải được trích ra để đầu tư trở lại mở rộng sản xuất, biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Trở lại ví dụ trên, nhà tư bản thu được 20 triệu giá trị thặng dư, anh ta chi cho tiêu dùng cho gia đình 10 triệu, còn 10 triệu anh ta tiếp tục đưa vào đầu tư sản xuất tiếp theo. Đây là quá trình tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Quá trình này được lặp đi lặp lại, nhưng với quy mô lớn hơn, Đến đây, ta thấy rằng: bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa, thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất, hay nói cách khác nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm.
Tích lũy tư bản bản chất là tái sản xuất mở rộng
Năm thứ nhất, nhà tư bản có tư bản ứng trước là 5000, gồm 4000C và 1000V, giả sử cứ 1V tạo ra được 1M và chu kỳ sản xuất là 1 năm, thì cuối năm thứ nhất, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là : 4000C + 1000V + 1000M Trong tái sản xuất mở rộng, Nhà tư bản không tiêu dùng hết toàn bộ 1000M đó cho cá nhân, mà chỉ tiêu dùng một nửa, chẳng hạn 500M, nửa còn lại dùng làm tư bản phụ thêm để mở rộng kinh doanh. Giả sử mọiđiều kiện khác không thay đổi, thì sang năm thứ hai, quy mô tư bản sẽ là : (4000 + 400)C + (1000 + 100)V = 5.500 Hết năm thứ hai, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là : (4000 + 400)C + (1000 +100)V + 1100M Nếu, trong số giá trị thặng dư mới tạo ra đó, nhà tư bản lại cũng chỉ tiêu dùng một nửa (550), thì năm thứ ba, quy mô tư bản sẽ là : (4.400 + 440)C + (1100 + 110)V = 6050 Hết năm thứ ba, nhà tư bản sẽ có lượng giá trị là : (4.400 + 440)C + (1.100 + 110)V + 1.210M Nhà tư bản lại tiếp tục tích lũy, và cứ như vậy, tổng số tư bản của nhà tư bản cứ tăng lên mãi mãi, khiến cho tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản ứng trước. Mác từng viết : «tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông tích lũy ngày càng lớn» Sự phân tích trên cho thấy, nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Tư bản nhờ bóc lột giai cấp công nhân mà tăng thêm, đồng thời quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại dược tái sản xuất mở rộng. Trước đây, nhà tư bản dùng tư bản để bóc lột giá trị thặng dư, thì bây giờ, nhà tư bản lại dùng chính giá trị thặng dư để bóc lột giá trị thặng dư.
Tích lũy tư bản là yếu tố quan trọng quyết định đến việc mở rộng sản xuất của chủ tư bản. Vậy những nhân tố nào, ảnh hưởng đến quy mô tích lũy ? Trước hết, quy mô của tích lũy tư bản sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Để mở rộng quy mô tích lũy thì nhà tư bản cần thu hẹp quỹ tiêu dùng. Điều này lý giải vì sao các nhà tư bản luôn tiết kiệm tiêu dùng cá nhân. Nếu tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng được xác định thì quy mô tích lũy sẽ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư cũng chính là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản. Ta nhớ lại, công thức khối lượng giá trị thặng dư : M = m’. V , vì thế quy mô tích lũy do m’ và V quyết định. Những nhân tố đó là :
Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động (chính là yếu tố tỷ suất giá trị thằng dư m’). Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, nhà tư bản sẽ sử dụng cách như: tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian lao động, tăng năng suất lao động, cắt giảm tiền lương của công nhân...
Thứ hai, là năng suất lao động xã hội (nhân tố này ảnh hưởng tới tư bản khả biến V). Nếu năng suất lao động xã hội tăng sẽ dẫn đến giá trị của tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt dịch vụ giảm, giúp nhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc. Để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải bỏ ra tư bản mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng … Bộ phận tư bản này tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị thì chuyển dần vào sản phẩm. Mặc dù giá trị đã chuyển một phần vào sản phẩm nhưng bộ phận tư bản này vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá trị. Bộ phân gía trị của tư bản cố định đã chuyển vào sản phẩm được nhà tư bản thu hồi, có thể đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc cho vay. Sự chênh lệch giữa tư bản cố định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu dùng ngày càng lớn và trở thành nguồn tích lũy tư bản quan trọng. Thư tư, đại lượng tư bản ứng trước. Tư bản ứng trước càng lớn, quy mô bóc lột giá trị thặng dư càng lớn. Hơn nữa, tư bản ứng trước càng lớn, việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ càng thuận lợi. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn, tích lũy tư bản càng tăng.Các bạn thân mến, trên đây là nhưng nội dung chính về bản chất tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
TRUNG TÂM GIA SƯ GLORY - TRUNG TÂM UY TÍN TẠI HẢI PHÒNG. ĐỊA CHỈ: NGÕ 275 ĐÔNG KHÊ, NGÔ QUYỀN, HẢI PHÒNG
Để hiểu được bản chất cấu tạo hữu cơ là gì, ta cần chú ý tới 2 khái niệm: cấu tạo kỹ thuật của tư bản và cấu tạo giá trị của tư bản. Ta cùng trở lại với quá trình sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Để sản xuất, nhà tư bản phải ứng trước tư bản để mua các yếu tố đầu vào gồm : mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động của người công nhân. Cấu tạo của tư bản đầu vào có thể được xem xét bằng hình thái hiện vật và hình thái giá trị. - Về hình thái hiện vật, cấu tạo của tư bản gồm tư liệu sản xuất (máy móc, nhà xưởng, nguyên, nhiên liệu) và sức lao động. Và tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết đó gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Nó hiện vật hóa bằng số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nhất định.
Ví dụ như: 1 máy dệt / 1 công nhân, 1000kwh điện / 1 công nhân hoặc 100 m vải/ 1 công nhân.
Một điểm chú ý rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học ; thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên. Giả sử như ban đầu, tỷ lệ là 1 máy dệt/ 1 công nhân chỉ sử dụng, nhưng khi khi khoa học kỹ thuật phát triển, tự động hóa xuất hiện, 1 công nhân có thể xử lý 2 đến 3 máy dệt 1 lúc. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản có xu hướng ngày càng tăng lên là vì đó.Tích lũy TB xét trên 2 mặt: Hiện vật và giá trị
- Đó là xét về mặt hiện vật, còn xét về mặt giá trị, tức là ta gạt bỏ hình hiện vật sang 1 bên, giá tư bản ứng trước được chia thành 2 phần : Giá tri Tư bản bất biến (c) và giá trị tư bản khả biến (v). Khi đó, tỷ lệ giữa số lượng giá trị tư bản bất biến và số lượng giá trị tư bản khả biến để sản xuất gọi là cấu tạo giá trị của tư bản. Ví dụ: Một lượng tư bản ứng trước là 100.000 $, trong đó giá trị tư bản bất biến (c) là 80.000 $ và giá trị tư bản khả biến (v) là 20.000$. Vậy tỷ lệ giữa giá trị tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến chính là cấu tạo giá trị của tư bản bằng : c/v = 80.000 / 20.000 = 4/1. Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Tỷ lệ 1 máy dệt /1 công nhân giá trị là 80.000 $/20.000$ thì khi tăng lên 2 máy dệt /1 công nhân đương nhiên có thể sẽ kéo theo tỷ lệ giá trị 160.000 $/20.000 $.
Bởi vậy, cấu tạo kỹ thuật quyết định cấu tạo giá trị và cấu tạo giá trị phản ánh cấu tạo kỹ thuật. Để biểu hiện mối quan hệ đó, C.Mác đưa ra phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật. Như vậy, cấu tạo hữu cơ bản chất là cấu tạo giá trị, nhưng mang ý nghĩa toàn diện hơn, nó phản ánh đươc mối quan hệ qua lại với cấu tạo kỹ thuật của tư bản.Vậy tại sao lại nói, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản?
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, với tiến bộ của khoa học, cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng, do đó cấu tạo giá trị của tư bản của tư bản cũng tăng lên, nên cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên.Tiến bộ của khoa học kỹ thuật có tác dụng tích cực làm tăng năng suất lao động xã hội và phát triển sản xuất, nhưng vô hình chung lại kéo theo một bộ phận người lao động bị thất nghiệp do máy móc thay thế, các bạn nhé !
Tích tụ và tập trung tư bản là gì ? Chúng ta hình dung, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được đem trở lại đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Quá trình đó Mác gọi là tích tụ tư bản. Ví dụ ; năm thứ nhất , tư bản ứng trước 100.000 $ vào đầu tư. Năm thứ hai, tư bản thu được giá trị thặng dư và tiếp tục dùng 10.000 $ để tái sản xuất. Tư bản đầu tư tăng lên 110.000$. Năm thứ ba, tư bản đầu tư tăng lên 120.000 $
- Tương tự như vậy, dần dần tư bản cá biệt không ngừng lớn lên. Đó là quá trình tích tụ của tư bản.
Tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản, nó phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội giữa người công nhân và nhà tư bản, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ngoài ra, để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó chính là quá trình tập trung tư bản. Ví dụ như : Tư bản cá biệt A : có tư bản đầu tư 100.000 $ Tư bản cá biệt B : có tư bản đầu tư 200.000 $ Tư bản cá biệt C : có tư bản đầu tư 300.000 $ Sự tập trung tư bản diễn ra, khi hợp nhất 3 tư bản cá biệt thành tư bản D có quy mô lớn hơn bằng 600.000 $. Có thể thấy, sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản là ở chỗ : Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội vẫn như cũ.
Tích tụ và tập trung tư bản có sự tác động tương hỗ với nhau và đều góp phần tạo tiền đề để đẩy nhanh tích lũy.
3. Hệ quả thứ ba, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê.
Ở hệ quả thứ nhất, ta thấy việc tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản (chính là việc sử dụng nhiều máy móc hơn) làm cho một bộ phận người lao động bị thất nghiệp và bần cùng hóa lao động làm thuê. Do đó, quá trình tích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang về phía giai cấp tư sản ; mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía công nhân làm thuê. Bần cùng hóa thể hiện dưới hai hình thức là bần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối.
Bần cùng hóa tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng.
Ví dụ : sau chu kỳ sản xuất, thu nhập của giai cấp tư bản tăng 5%, trong khi thu nhập của công nhân có thể chỉ tăng 2%. Mặc dù, có thể thể thu nhập của giai câp công nhân tăng tuyệt đối nhưng tăng chậm hơn nhiều so với thu nhập giai cấp tư sản. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện ở sự sụt giảm tuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn (khủng hoảng, lạm phát, suy thoái…), ở công nhân trong các nước nghèo… Ví dụ : thu nhập của người công nhân không tăng, nhưng lạm phát cao, tiền mất giá, nền kinh tế suy thoái. Tiền sinh hoạt trước đây 500 $ có thể tiêu dùng cho gia đình trong 1 tháng, nhưng khi tiền mất giá, thì 500$ không thể tiêu dùng được trong 1 tháng như trước nữa, chẳng hạn. Các bạn thân mến, trên đây là nội dung : Hệ quả của tích lũy tư bản. Với nội video này, chúng ta cần nhớ 3 hệ quả của tích lũy tư bản sau : Một là, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. Hai làm, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản Ba là, Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuêTừ khóa » Hệ Quả Tích Luỹ Tư Bản
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Bản Chất Và Quy Luật Tích Lũy Tư Bản?
-
Bài 2: Tích Lũy Tư Bản
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Thực Chất Của Tích Lũy Tư Bản Và Yếu Tố ảnh ...
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Bản Chất, Quy Luật, Nhân Tố ảnh Hưởng
-
Bản Chất Của Tích Lũy Tư Bản Và Những Hệ Quả Của Nó
-
Tích Lũy Tư Bản – Wikipedia Tiếng Việt
-
TÍCH LŨY TƯ BẢN Flashcards | Quizlet
-
Phân Tích Ngắn Gọn Về Tích Lũy Tư Bản - II - StuDocu
-
Tích Lũy Tư Bản Và áp Dụng Nó Vào Tình Hình Kinh Tế ở Việt Nam - Lênin
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa - Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị
-
Mẹo Hệ Quả Của Tích Lũy Tư Bản Là Gì Chi Tiết - Tài Khoản Mật Mã
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Một Số Lý Luận Về Tích Lũy Tư Bản