Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Bệnh Cầu Trùng Gà - Thiên Nguyên

Hiện nay, bệnh cầu trùng gà là bệnh nguy hiểm thường gặp đối với gà nuôi trên nền. Bệnh cầu trùng làm gà bỏ ăn uống dẫn đến tình trạng giảm thể trọng hoặc  gây chết nhiều từ đó gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế cho người chăn nuôi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người chăn nuôi hiểu về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà.

           Biểu hiện ủ rũ của gà khi bị bệnh cầu trùng gà

Biểu hiện ủ rũ của gà khi bị bệnh cầu trùng

1. Nguyên nhân của bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà do kí sinh trùng đơn bào thuộc họ Eimeria gây ra. Có 9 chủng gây bệnh cầu trùng ở gà nhưng chỉ 5 chủng Eimeria maxima, Eimeria necatrix, Eimeria brunetti, Eimeria acervulina và Eimeria tenella là có tầm quan trọng gây ra  bệnh cầu trùng gà. Ít khi gây bệnh cầu trùng gà chỉ một chủng mà chúng sẽ kết hợp cùng lúc hai hoặc nhiều chủng khác nhau.

 

2. Đường lây truyền

  • Bệnh cầu trùng gà lây qua đường tiêu hóa. Những gà bị bệnh cầu trùng hoặc những gà đã khỏi bệnh nhưng còn mang trùng sẽ bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng và việc bài thải đó chính là nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng gà ở trong trại.
  • Trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn hoặc nước uống khi gà nhặt phải thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh.
  • Hai chủng kí sinh trùng đơn bào Eimeria tenella và Eimeria necatrix xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng từ đó làm gà đi ỉa phân sáp hoặc phân có máu.

3. Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà

  • Bệnh cầu trùng gà có biểu hiện ủ rũ, mêt mỏi, chán ăn, gà thường uống nhiều nước nên dẫn đến bị ỉa chảy hoặc phân lầy nhầy vì niêm mạc ruột bị tróc.
  • Bệnh cầu trùng gà có hai dạng:

+ Bệnh cầu trùng gà ở manh tràng: Bệnh thường xảy ra lúc gà từ 3 đến 7 tuần tuổi (khá phổ biến). Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, xệ cánh, xù lông, đi phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có máu tươi.

          + Bệnh cầu trùng gà ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà giò gây viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm (phân gà sáp) hoặc có khi thấy máu đỏ tươi.

4. Bệnh tích cầu trùng trên gà

  • Bệnh cầu trùng gà manh tràng: Bệnh tích điển hình nhất là hai manh tràng sưng to.
  • Bệnh cầu trùng gà tá tràng (ruột non): Tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và thấy rõ những chấm trắng. Ruột phình to lên từng đoạn khác thường. Ở thể kết hợp thì cả manh tràng và tá tràng đều sưng to và đỏ sậm.

Biểu hiện của bệnh cầu trùng ở trong hệ tiêu hóa của gà

Biểu hiện của bệnh cầu trùng ở trong hệ tiêu hóa của gà

5. Phòng và điều trị bệnh cầu trùng gà

5.1 Phòng bệnh cầu trùng cho gà

Phòng bệnh cầu trùng gà bằng nhiều cách khác nhau:

  • Gà thịt nuôi trên nền: dùng thuốc trộn vào thức ăn hay nước uống suốt quá trình nuôi. Gà nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo để gà không ăn phân chứa mầm bệnh đồng thời cần phải thay lớp độn chuồng thường xuyên, liên tục.
  • Gà giống: dùng thuốc trong 8 tuần đầu, giảm dần 4-5 tuần sau đó.
  • Gà đẻ trứng: giai đoạn đầu nuôi dưới nền phải dùng thuốc liên tục với liều cao và giảm dần về sau.

5.2.   Phương pháp điều trị bệnh cầu trùng gà

- Khi gà bị bệnh cầu trùng cần tách riêng để chăm sóc và tiến hành sát trùng chuồng trại 2 – 3 ngày một lần trong suốt thời gian có bệnh.

- Cách chữa trị bệnh cầu trùng gà hiệu quả nhất là cho gà uống thuốc pha với nước vì gà bị cầu trùng hầu như bỏ ăn chỉ uống nước. Dùng các thuốc chứa Toltrazuril, Sulphonamides,Diaverine,Amprolium kết hợp với Vitamin A,K và chất điện giải.

Tên thuốc

Liều lượng và cách dùng

Hansulcox WSP

1g/1 lít nước uống hay dùng cho 10 kg thể trọng

Hanzuril-25

1m/ lít nước, liên tục 2-3 ngày

Hancoc

1,5-2 ml/ nước, liên tục 4-5 ngày

Genta-costrim

1g/2 lít nước hoặc trộn 1-1,5kg thức ăn

Han-Methoxin

4g/ 5-7 kg thể trọng hoặc 4g/1-1,5 lít nước

Regecoccin WS

1g/3-4 lít nước hay trộn với 2 kg thức ăn

Hanvit K&C

2g/2 lít nước

Han-Ne-Sol

100 mg/ kg thể trọng

 

  • Liệu trình có thể dùng 5 ngày liên tục, hoặc ngày 1-2-3 nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp ngày 6-7.
  • Uống liên tục 2-4g thuốc điện giải + 1 g Hanvit K&C pha với 1 lít nước. Bổ sung thuốc Han-Goodway , Vit-B-Complex để cải thiện vi khuẩn đường ruột tăng cường trao đổi chất.

       Bệnh cầu trùng gà có tốc độ lây lan nhanh vì vậy người chăn nuôi cần theo dõi, đánh giá kịp thời để có các biện pháp phòng và điều trị kịp thời từ đó mang lại hiệu quả chăn nuôi và thu nhập kinh tế cao.  Đồng thời khi thực hiện tốt và đúng chuẩn quy trình chăm sóc thì sẽ đưa nền chăn nuôi nước nhà vươn ra tầm thế giới và đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm sạch, chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ khóa » Khuẩn Cầu Trùng