Những Hiểu Biết Về Chất độc Hữu Cơ Acid Cyanhydric Và Các Cyanogen

Contents

  • 1 1. Triệu chứng
  • 2 2. Xử trí
  • 3 3.Nguyên tắc của các phương pháp định lượng

1. Triệu chứng

– Ngộ độc cấp cyanid xảy ra rất nhanh khi hít phải HCN hay uống muối cyanid ở liều cao + Trung tâm hành tủy liệt, nạn nhân ngã bất tỉnh, cứng gáy, co giật, thở ngắt quãng + Nhanh chóng trụy tim mạch, ngừng thở và chết rất nhanh, có thể chỉ sau 1-2ph – Nếu lượng cyanid ít hơn + Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, cảm giác lo lắng, sợ hãi nhưng tỉnh táo + Sau đó rối loạn thần kinh, co giật, giãn đồng tử, cứng hàm, ngạt thở, nhịp thở chậm dần, mặt tái xám (hội chứng cyanogen) + Chân tay lạnh, trụy tim mạch + Có thể chết trong vòng 30 phút, nếu sống -> bị tổn thương tim, để lại di chứng thần kinh

2. Xử trí

– Ngộ độc hơi HCN:

+ Đeo mặt nạ phòng độc rồi đưa người bệnh ra khỏi vùng nhiễm độc + Làm hô hấp nhân tạo, cho thở oxy hoặc carbogen + Tiêm thuốc trợ tim (cafein, camphor, niketamid…), nếu trụy tim mạch thì tiêm thẳng Uabain vào tim + Điều trị triệu chứng hôn mê, hạ HA, co giật…nếu có – Ngộ độc qua đường tiêu hóa: + Uống than hoạt + Gây nôn + Rửa dạ dày bằng KMnO4 0,2%, uống thêm than hoạt và thuốc tẩy nhẹ – Ngộ độc qua đường da: + Cởi bỏ quần áo + Rửa vùng da bị nhiễm độc vs nhiều nước và xà phòng – Điều trị đặc hiệu: + Sử dụng thuốc giải độc (bộ KIT antidote) gồm amyl nitrit và natri nitrit: Hít ống chứa amyl nitrit, tiêm TM dung dịch natri nitrit để tạo Met Hb nồng độ 20-30% + Cơ chế: Hb -> Met Hb + CN tự do -> cyanoMetHb, còn có tác dụng giãn mạch -> tăng cường giải độc cyanid + Không nên sử dụng khi triệu chứng nhẹ hay chẩn đoán chưa chắc chắn, đặc biệt nếu nghi ngờ nhiễm đồng thời CO – Tiêm TM 50ml natri thiosulfat 25%: + Thúc đẩy CN thành thiocyanat SCN ít độc và dễ đào thải + An toàn, cả khi chẩn đoán chưa chắc chắn + Là cách làm giảm nhẹ sự ngộ độc do tiêm truyền nitroprussid + Tiêm dưới da 5 ml xanh methylen 1% pha trg dd glucose 30% + Tiêm TM 20ml dd natri hyposulfid 25% hay Vit B 12a

3.Nguyên tắc của các phương pháp định lượng

– Phương pháp đo quang sau khi tạo màu với thuốc thử, xác định nồng độ cyanid trong mẫu theo các dung dịch chuẩn làm trong cùng điều kiện. – Sử dụng phản ứng xanh phổ: cyanid pư vs Fe2+/kiềm tạo Fe(CN) 6 4- , thêm Fe3+ tạo phức feriferocyanid Fe 4 [Fe(CN) 6 ] 3 có màu xanh phổ => Phản ứng với hợp chất poly nitrophenol (dinitrobenzen, a.picric…) cho sản phẩm màu. Phản ứng rất nhạy, đặc hiệu, có thể phát hiện HCN trong không khí – PP ĐL vs điện cực chọn lọc: nhạy, độ chính xác cao, nhưng cần phải có thiết bị chuyên biệt.

Copy ghi nguồn: https://brabantpharma.com

Link bài viết: Những hiểu biết về chất độc hữu cơ acid cyanhydric và các cyanogen

Từ khóa » Phản ứng Xanh Phổ Của Hcn