Những Hiểu Lầm Tai Hại Của Dân độ Xe
Có thể bạn quan tâm
Xin chào các bạn, dân chơi xe, dân độ xe có hàng ngàn cách khác nhau để có thể nâng cấp vợ yêu của mình như dán tem xe, sơn lại xe, thay mâm xe, thay mấy con ốc, chỉnh lại ánh sáng và đủ các thể loại. Nhưng trong đó có một vài hành động hơi bị kỳ quặc liên quan tới động cơ xe, trong bài viết này tôi sẽ chỉ cho các bạn các sai lầm thường gặp của dân độ xe!
Mỗi một điều sau đây có thể làm bạn tốn cả triệu đồng mà không giải quyết được cái gì cả !
Mô-bin sườn
Nhiều bạn thay mobin sườn mới, được chế lại để xe chạy nhanh hơn, lực hơn, đó là điều chưa đúng. À mà nhắc cho các bạn chưa biết mobin sườn là cái gì:
Cục mobin sườn là cục nối với IC đánh lửa và Bu-gi, nhằm kích dòng điện lên đủ để phát ra tia lửa trên bugi !
Dân chế xe thường dùng cục Mobin thửa nhằm mục đích cho bugi đánh lửa mạnh hơn, đi mạnh hơn, nhưng trên thực tế có phải vậy không ?
Thứ nhất: Đánh lửa mạnh và yếu có làm xe chạy nhanh hơn hoặc tiết kiệm xăng hơn không ? Câu trả lời thế này nhé các Bro.
Đánh lửa yếu thì nhiên liệu chưa cháy hết đã bị tống ra ngoài theo ống xả – theo cách nghĩ của nhiều người – và đánh lửa mạnh giúp cháy hết nhiên liệu làm máy mạnh hơn. Nhưng trên thực tế, dù bạn có tăng dòng điện ấy lên hàng tỉ vol đi nữa thì máy vẫn có lực như vậy. Còn yếu thì máy vẫn chạy bình thường, do trong kỳ nén của động cơ, nhiên liệu và không khí bị nén rất căng, chỉ cần tia lửa nhỏ là lập tức cả khối khí bị cháy và sinh công !
Hồi cấp ba, bọn tôi lượm được con xe Dream cũ của ông bố thằng bạn, chúng tôi zin 4 trên chiếc xe đó, đến lúc đi vá săm thì mới phát hiện là bugi sắp bị tụt ra ngoài, chỉ cần xoáy vài gen là nó đã rớt ra. Nhân tiện chúng tôi thay luôn bugi mới và tự hỏi nhau: Tại sao nó vẫn nổ ngon lành nhỉ ?
Cuộn điện mặc định của nhà sản xuất giúp cân bằng giữa hai yếu tố: Đủ để máy chạy ổn định và đủ để bảo vệ Bugi. Vì thế nên dòng điện đã được tính toán trước đó là khoảng bao nhiêu Vol. Vì nếu đánh lửa quá mạnh sẽ không giải quyết được việc gì mà còn làm hại tới đầu bugi. Chúng có thể nhanh bị mòn và có thể bị hỏng hóc không đáng có. Cho nên các bạn thấy xe cộ đi hàng bao nhiêu năm có bao giờ bị tèo Bugi đâu phải không ?
Nếu tăng dòng điện phát tới Bugi trên cục Mobin sườn mà làm máy mạnh hơn, đảm bảo Honda và Yamaha đã làm cách đây 50 năm rồi. Các bạn có nhu cầu thì bọn công ty hàng thửa nó cứ làm thôi, chả giải quyết được cái gì cả !
Dây tăng áp cho xe máy
Có một điều khá phi lý, đó là dây tăng áp là dây được nối từ cục Mobin sườn tới Bugi, có nhiệm vụ tăng dòng điện và tạo độ ổn định cho dòng điện 😀
Tôi cười không nhặt được mồm, có lẽ các bạn chả hiểu gì về động cơ đốt trong, tôi bảo nè: Dòng điện từ Mobin tới Bugi là dòng điện khỏi cần ổn áp, khỏi cần cái dây nào để tăng áp, ủa mà có cái dây “tăng được điện áp” cơ à 😀
Nhiều bạn có nói: Dây tăng áp truyền điện tốt hơn dây mặc định và cho hệ thống đánh lửa chuẩn hơn, mạnh hơn? Tôi lại bảo thế này: Dòng điện này là dòng điện lớn, có số Vol cao và cường độ dòng điện thấp, cho nên các bạn chỉ cần có sợi dây thô sơ bằng ba sợi tóc là đã đánh lửa đi ầm ầm rồi. Cho nên bạn thấy đấy, nhà sản xuất làm cái dây đó chỉ đủ để dẫn điện, đến tẩu bugi không cần hàn, chỉ cần xoáy cái bugi sao cho nó ăn vào trong lõi là được. Không cần tiếp giáp gì cao siêu để truyền điện đúng không ?
Còn nhiều bạn nói dây tăng áp để ổn định dòng điện, tôi chả hiểu từ ổn định là cái gì trong này. Mỗi phút bánh đà trong máy nó chạy tối thiểu 1500 vòng, mỗi vòng tròn hoàn thành 2 kỳ, hai vòng tròn bánh đà có một kỳ nổ, ta có 1500/2 = 750 lần đánh lửa / phút. Với tốc độ đánh lửa nhanh như vậy thì chả hiểu ổn định để làm gì ? Để đánh liên tục à ? Còn dòng điện đã phóng là phóng thẳng đứ, chứ có dền dứ hay lúc đực lúc cái đâu mà phải ổn định ?
Nhiều bạn thay cả dây tăng áp ( cách gọi của các biker với dây nối bugi và mobin ) bằng loại dây “xịn” hoặc to, hoặc bằng đồng hoặc bằng hợp kim nọ chai, phí tiền!
Nếu vấn đề này làm máy mạnh hơn, chắc chắn nhà sản xuất sẽ rút thật ngắn dây từ Mobin xuống bugi và làm chúng bằng dây to gấp đôi dây hiện tại!
Bugi xịn có làm máy móc mạnh hơn ?
Rao bán trên các mạng rao vặt, rất nhiều nơi quảng cáo các loại Bugi dành cho dân độ, dân đua xe, dân chơi xe. Nào là Bugi bạch kim, bugi kim loại hiếm, hay Irium gì đó. Nhiều bạn cũng than thở rằng đi mấy cái bugi này một thời gian thì hỏng, không biết sao nhưng rõ ràng bugi Zin theo xe có thể đánh lửa cả 5 năm trời mà không cần phải nhòm ngó gì cả!
Nhiều bạn cũng quảng cáo ran trời rằng sau khi thay bugi vào thì cảm nhận rõ rệt thay đổi của máy móc như máy chạy mát hơn, êm hơn, garenty nhuyễn hơn, hay tăng tốc vọt nhanh hơn …
Những điều này thường không có kiểm chứng rõ ràng và thiếu tính khoa học. Bugi là bộ phận mồi lửa cho hỗn hợp nhiên liệu đang bị nén cháy nổ sinh công, bugi có mạnh hơn nữa chưa chắc đã làm cho máy cháy hết nhiên liệu. Chưa kể là máy mạnh hay không còn phụ thuộc vào ti tỉ các loại khác nữa trong động cơ và ngoài động cơ, chứ không hẳn là trong cái bugi thay vào mà làm thay đổi cả cảm giác đi xe được !
Tôi đồng ý với các bạn điều này: Bugi ở Việt Nam toàn là NGK Standard, có giá thành phải chăng và cũng rất bền, đi xe hàng 5 năm, 10 năm mà bugi vẫn đánh tốt, còn bugi đắt tiền có thể bền hơn nữa, tuổi thọ gấp đôi hàng Standard, nhưng chả giải quyết cái gì nếu chạy lâu, vì chạy lâu muội nó bám vào bugi cũng như nhau, theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì đi khoảng 1 năm thay cái bugi, rẻ như cho mà lại vẫn giữ được chất lượng đánh lửa !
Tôi không tin lắm vào việc máy tiết kiệm nhiên liệu hơn và chạy êm hơn, mát máy hơn nhờ Bugi bạch kim hay cái loại gì đắt ơi là đắt ý, mai tôi sẽ thử. Nhưng tôi biết thừa là máy tôi chạy Kim phun, thừa xăng là nó tự điều chỉnh, nên bugi đánh thế nào cũng được miễn là cháy hỗn hợp 😀
Bạn khánh bờm trên forum nọ có comment cực hay 😛
Trừ khi bu-gi cũ hỏng, ko đảm bảo chức năng, thay mới sẽ thấy khỏe hơn, còn lại, bu-gi có đắt tiền cũng không thể phun ra xăng và gió 😀
Khánh bờm
Tôi muốn máy mạnh hơn, vậy chú ý điều gì ?
À ha, tuy Jam không phải là dân chuyên độ đậy các thứ trên xe, vì tôi theo trường phái “xe zin là đỉnh cao của độ” nên cũng không phán xét nhiều, nhưng có vài lời cho các bạn vì tôi ít ra cũng được học hành tử tế mà 😀
Gió
Nguyên tắc là gió càng dễ được hút càng tốt, trong một kỳ của động cơ thì động cơ phải lấy công tích trữ của bánh đà để kéo xi lanh xuống, hút hỗn hợp gồm hơi và xăng xuống lòng xi lanh. Bộ lọc gió càng thoáng càng tốt, đương nhiên là phải đảm bảo gió hịn và sạch 😀
Các bạn chú ý lọc gió không được bẩn, nếu thích độ thì độ cái giàn gió to gấp đôi càng tốt, máy ít dùng công để hút gió hơn càng tốt, nhưng phải có lọc gió kẻo xước xi lanh do bụi chui vào động cơ!
Ống Xả/ Pô xe máy
Nguyên tắc của động cơ đốt trong: Động cơ chạy tốt nhất khi không có ống xả, trong kỳ cuối của động cơ, Supap xả mở ra và động cơ dùng công tích trữ trong bánh đà đẩy xi lanh lên trên, xả toàn bộ khói trong lòng xi lanh ra ngoài, trong kỳ này ống xả càng thông thoáng thì máy đỡ mệt, còn ống xả bí thì máy mất nhiều công thổi cứt ra ngoài, đấy là lý do các bạn bịt ống xả vào là máy bị chết 😀
Ống xả hay ống giảm thanh, ống tiêu âm, có nhiệm vụ giảm âm thanh của động cơ khi khí được thổi ra ngoài, nó có nhiệm vụ giảm âm và tản nhiệt do lượng khí trong động cơ thổi ra rất nóng.
Ống xả càng to thì lượng khí thoát ra hoặc dãn nở trong lòng ống xả càng thoải mái, càng có lợi cho động cơ, thường thì ống xả sẽ hơi bí nhằm giảm âm thanh tốt nhất mà động cơ vẫn hoạt động đảm bảo, còn ống xả càng thoáng thì tiếng ồn càng lớn nhưng động cơ lại thảnh thơi trong kỳ xả !
Ống xả càng thoáng thì máy càng ngon, chạy nhanh càng lướt, nhưng hàng xóm nó chửi cho như chó. Các bạn nên chọn loại ống xả có tiếng kêu vừa phải, thoáng đãng, và lưu ý là càng to càng tốt, to vật vã càng tốt, vì nó vừa giảm âm tốt lại thông thoáng, chứ con 150 phân khối lắp ống xả con xe 81 là tèo đấy !
Nhiều bạn bàn nhau cái lồi gì mà ống xả giúp đẩy hơi lại động cơ để cho nó chạy êm hơn rồi cái lồi gì nữa ấy. Các bạn nghiên cứu cho nó tử tế lại đi nhé, xả xong thì supap động cơ đóng chặt rồi còn đẩy đẩy cái lồi !
Nhớt/dầu máy
Dầu máy càng đặc thì máy càng êm, nhưng khó nổ bỏ mẹ, vì nhớt tạo màng trên sắt và giảm ma sát, nhưng lại làm cho chúng bị cản lại, nhớt càng loảng thì máy càng dễ chạy, nhưng hiệu quả bôi trơn thấp !
Các vẹo cứ thử rồi thấy, đổ nhớt đặc thì máy êm ru, im re, nhưng pha loảng ra thì máy nổ ầm ầm, nhưng đi tiết kiệm xăng và cực lướt !
Khuyến cáo các bạn không nên thử, phải có kinh nghiệm chọn nhớt mới được, không phải cứ thích là được !
Muốn máy lướt nhanh, giảm trọng lượng
Thường thì các xe Honda xác của nó rất nhẹ, nhẹ hơn các dòng khác của Suzuki hay Yamaha. Không phải thằng Honda ăn bớt, mà các chi tiết nó thuyên giảm đi nhằm giảm trọng lượng. Xe sẽ chạy lướt hơn và tiết kiệm xăng hơn, nhưng gặp gió to thì té 😀
Xe của các biker nên tháo hết cái gì không liên quan tới trường đua 😀 rồi thì mài nhẵn phần nào thừa, đảm bảo xe đi ầm ầm, tiết kiệm nhiên liệu hơn ban đầu, đề-pa bốc lửa !
Muốn máy khoẻ, căn chỉnh lại chế hoà khí
Công thức căn chỉnh thì tôi không nói ra vì không giỏi, sợ các bạn bảo loại ngu, nhưng căn chỉnh chế hoà khí là cả một nghệ thuật. Tỉ lệ xăng gió hợp lý làm cho xe có công tối đa, giúp không phí xăng mà lại đạt được tốc độ và lực như mong muốn.
Kinh nghiệm là cho thừa xăng ra một tí, thiếu xăng làm máy nóng và lực giảm đáng kể
Lưu ý: Dân đua hay dân độ để đua thì nên dùng chế hoà khí, chứ kim phun điện tử thì yếu bỏ con mẹ ra, ngoài ra nó còn có cục ECU để phân tích lượng nhiên liệu, nên nó cứ chậm chạp và “nghĩ” hơi lâu khi bạn vặn ga ! Chưa kể dùng kim phun thì chả có cái mẹ gì chỉnh 😀
Muốn máy chạy được nhanh hơn nữa
Các bạn thay cái đĩa đằng sau đi, ví dụ nó có 31 cái bánh răng, thì thay cái loại 30 bánh răng vào, đi số 1 cũng nhanh hơn nhiều !
Cái này liên quan tới vật lý, giải thích thì tôi đéo biết giải thích thế nào, nhưng cái đĩa bánh răng sau càng ít bánh răng thì càng nhanh, nhưng máy càng yếu. Còn mặc định nhà sản xuất họ cân bằng cả hai, không nhanh nhưng cũng không yếu. Bạn thấy xe Honda luôn yếu hơn Yamaha là vì mấy cái bánh răng này, yếu đi nhanh nhưng khoẻ đi chậm!
Lưu ý: Thay bánh răng trong bộ nhông-sên-đĩa sẽ làm thay đổi lại vài thứ: Một là bạn muốn nhanh, thì đề-pa yếu như chó. Còn muốn đề-pa khoẻ nhanh thì nước hậu hụt như chó, tuỳ các bạn chọn !
Vấn đề IC: Con IC ở Việt Nam bị hãm vòng tua, các bạn mua cái con IC Thái hoặc IC độ lắp vào, xe chạy tẹt tầm khỏi phải xoắn, nhưng ngã đừng kêu tôi xui dại !
Còn gì nữa không ?
Còn, có bộ côn, bộ nồi côn tốt sẽ làm cho máy chạy tốt hơn, ít lực trượt hơn làm phí công của máy. Tuy nhiên căn chỉnh các lá côn, kích thước lá côn với nồi, lò xo nồi cần phải có thợ cao tay. Còn như các bạn đang ngồi đọc blog của tôi thì cố gắng gạt nó khỏi đầu đi, sờ vào đấy lúc lắp lại thừa đầy ốc đấy 😀
Và cuối cùng: Còn hàng ti tỉ cái nữa, các bạn cứ comment tôi trả lời nếu biết, nha !
Chúc cả nhà ngủ ngon !
Từ khóa » Có Nên Gắn Mobin Sườn
-
Mobin Sườn – Liệu Bạn đã Hiểu Rõ? - Chuyện Xe
-
Những Hiểu Biết Chưa đúng Về Mobin Sườn - Tinhte
-
Mobin Sườn Có Tác Dụng Gì Loại Nào Mạnh - Caosangdecal
-
Mobin Sườn Là Gì? Những Hiểu Lầm Nên Tránh Về Mobin Sườn
-
Mobin Sườn Là Gì? Những Chức Năng Tốt Nhất Của Mobin
-
Mobin Sườn độ Có Tốt Hay Không???? - YouTube
-
Mobin Sườn độ
-
Tác Dụng-Công Dụng Của Mobin Sườn Và Các Loại Mobin Sườn Cho ...
-
Mobin Sườn Xe Máy Là Gì, Loại Nào Mạnh Nhất? Bảng Giá Mô Bin Sườn
-
Mobin Sườn Xe Máy Là Gì? Có Thật Sự Tốt Như Lời đồn?
-
Những Lỗi Cơ Bản Khiên Dân độ Uổng Công Tốn Phí !
-
Mobin Sườn Là Gì? Một Số Lưu ý Liên Quan đến Mobin Sườn
-
Có Nên Gắn Mô Bin Sườn Của Xe Này Vào Xe Khác Ko?
-
Giải đáp Thắc Mắc Mobin Sườn Là Gì Và Vấn đề Liên Quan đến Mobin ...