Những Hình ảnh Thảm Khốc Về Thảm Kịch Chìm Tàu Ngầm Kursk Cách ...

Báo CAND . Công an Nhân dân - An ninh thế giới - An ninh thế giới cuối tháng - Văn nghệ công an 中文 - English

Báo Công an nhân dân điện tử

  • Thời sự
    • Tin tức - Sự kiện
    • Vấn đề hôm nay
  • Chống diễn biến hòa bình
    • Nhân quyền
  • Công an trong lòng dân
    • Lãnh đạo Bộ Công an
    • Tham gia gìn giữ hòa bình LHQ
    • Hoạt động lực lượng Công an
    • Gương sáng
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Giao thông
    • Y tế
    • Đời sống
    • Phóng sự
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Lần theo dấu vết tội phạm
    • Thông tin pháp luật
  • Quốc tế
    • Thế giới 24h
    • Bình luận quốc tế
    • Hồ sơ mật
    • Quân sự
  • Văn hóa - Thể thao
    • Chuyển động văn hóa
    • Thể thao 24h
    • Tiêu điểm
    • Giải trí
  • Bạn đọc
    • Điều tra theo đơn bạn đọc
    • Hộp thư
    • Giải đáp pháp luật
  • Tài chính 4.0
  • Kinh tế
    • Địa ốc
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
  • Cuộc sống muôn màu
    • Hôn nhân gia đình
    • Chuyện khó tin có thật
  • Công nghệ
    • Thế giới phương tiện
    • Văn hóa xe
    • An ninh mạng
  • eMagazine
  • Xã hội từ thiện
    • Nhịp cầu nhân ái
    • Vượt lên số phận
  • Quốc tế
  • Hồ sơ mật
  • Quân sự
  • Thế giới 24h
  • Bình luận
Những hình ảnh thảm khốc về thảm kịch chìm tàu ngầm Kursk cách đây 20 năm Thứ Năm, 13/08/2020, 10:50 Kursk, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon lớn nhất thế giới của Nga, đã chìm khi đang tập trận trên biển Barent cách đây đúng 20 năm, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 118 thủy thủ trên khoang.
  • Hé lộ mẫu tàu ngầm tối mật của Nga nghi là chiếc bị cháy ở Severomorsk
  • Nga mất 2 anh hùng, 7 đại tá trong vụ cháy tàu ngầm
  • Tiết lộ công nghệ tàu ngầm đưa du khách khám phá xác tàu Titanic
Khoảng 11h30 ngày 12/8/2000, trong khi đang tập trận bắn đạn giả trên biển Barents, hai vụ nổ lớn liên tiếp đã bất ngờ xảy ra bên trong chiếc tàu ngầm hạt nhân K-141 “Kursk” của Hải quân Nga. Vài phút sau, Kursk đã từ từ chìm sâu xuống đáy biển Barents. Bất chấp hàng loạt biện pháp cứu giúp được tiến hành nhanh chóng, người Nga đã không thể làm gì hơn, toàn bộ 118 thủy thủ và sĩ quan đã hy sinh.
Lần cuối cùng con tàu được nhìn thấy nổi lên ở cảng là khoảng 5 giờ sáng ngày 12/8/2000. Tại khu vực Severomosk, Hạm đội phương Bắc, con tàu đã chậm rãi tiến từ cảng Murmansk ra biển Barents trong một cuộc tập trận bắn ngư lôi giả. Tham gia cùng K-141 Kursk còn có một tàu khác thuộc lớp Typhoon và K-114 “Tula” (thuộc lớp Delta IV).
Khoảng 11h30 ngày 12/8/2000, cả hạm đội nghe thấy một tiếng nổ từ bên dưới lòng biển, nguyên nhân ngay lập tức được xác định. Gần như ngay sau đó, người ta đã nhận được tin dữ: K-141 phát thông báo khẩn cho biết có tiếng nổ trong khoang phóng ngư lôi.
Sau 2 vụ nổ, các thủy thủ trên K-141 đã tập trung vào khu vực mà họ cho là an toàn nhất. Thuyền trưởng của tàu, Đại úy Dmitri Kolesnikov, dường như đã cố gắng viết tên những người sống sót. Họ cũng dùng nhiều cách để thoát ra ngoài, nhưng mọi nỗ lực đều thất bại vì áp suất nước quá lớn: Tàu đã chìm xuống độ sâu 108m.
Vì nhiều lý do, Nga ban đầu đã tự mình làm mọi thứ mà không chấp nhận đề xuất giúp đỡ từ phía Anh và Na Uy. Mãi tới ngày 20/8/2000, hơn một tuần sau tai nạn, Nga mới cho phép các tàu Na Uy tiếp cận hiện trường. Trong khi đó, Mỹ cũng đã âm thầm cử một hạm đội đến khu vực nhưng đã vấp phải sự phản đối của Nga vì để đảm bảo công nghệ chiến lược trên K-141 “Kursk”.
Vào thời điểm Na Uy xuất hiện, truyền thông vẫn hy trọng rằng một số thủy thủ còn sống sót trên tàu ngầm Kursk. Tuy nhiên, khi các thợ lặn Na Uy mở cửa thoát hiểm của con tàu, họ xác nhận rằng toàn bộ 118 thủy thủ trên tàu Kursk đã thiệt mạng. Tới năm 2002, gần hai năm sau thảm họa, chiếc K-141 mới được trục vớt bởi 2 công ty của Hà Lan với chiếc xà lan khổng lồ Giant 4.
Trong đúng 20 năm qua, rất nhiều giả thuyết khác nhau về tai nạn của chiếc tàu ngầm hạt nhân tối tân Kursk đã được đưa ra, nhiều người cho rằng thảm họa xảy ra do có lỗi trong phần thiết kế hay Nga đã vi phạm những quy định bảo dưỡng và cất giữ vũ khí.
Có giả thuyết thì cho rằng tàu ngầm Kursk của Nga bị một tàu ngầm của Mỹ đang hoạt động trên biển Barents bắn nhầm và hai bên đã thương thảo để "ém chặt" vụ việc nhằm tránh một cuộc xung đột quân sự có thể đẩy cả thế giới vào cảnh đen tối.
Trong khi đó, theo kết luận cuối cùng của Ủy ban Điều tra của Chính phủ Nga, nguyên nhân của vụ chìm tàu là do một vụ nổ xảy ra trong khi tàu đang chuẩn bị phóng thủy lôi vào một mục tiêu giả định khi tập trận. Tuy vậy, không phải ai cũng hài lòng với kết luận này.
Theo hình ảnh từ những gì còn lại của con tàu, sự cố đã khiến con tàu gãy làm đôi, khiến nước nhanh chóng tràn vào các khoang kĩ thuật và làm hư hỏng mọi hệ thống kĩ thuật trên tàu. Tuy nhiên, khoang vũ khí, vốn có thể gồm một vài tên lửa hạt nhân, đã không bị hư hại. Trong ảnh là một quả tên lửa hiện đại vẫn còn nguyên vẹn bên trong một khoang chứa trên chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga.
Vào năm 2002, trong một buổi lễ tưởng niệm các sĩ quan và thủy thủ hy sinh trong tai nạn K-141 “Kursk”. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng xin lỗi toàn thể người dân và thân nhân của các sĩ quan, thủy thủ hy sinh trên chiếc K-141.
Ngày 22/8/2000, Tổng thống Putin ra sắc lệnh tuyên bố ngày 23/8 năm đó là ngày Quốc tang để tưởng nhớ 118 sĩ quan và thủy thủ đã hi sinh trên tàu ngầm nguyên tử Kursk. Ông Putin cũng đã cách chức nhiều lãnh đạo Hạm đội phương Bắc, trong đó gồm chỉ huy hạm đội, đô đốc Vyacheslav Popov.
Tai nạn của K-141 “Kursk” là một trong những tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử Hải quân nước Nga và thế giới. Bên cạnh nỗi đau, nhiều người cho rằng đó là cả sự nuối tiếc cho một trong những phương tiện hạt nhân hiện đại bậc nhất trên thế giới. Thảm họa tàu ngầm hạt nhân Kursk cũng thúc đẩy hải quân Nga cải tổ quy trình và nâng cấp hệ thống đảm bảo an toàn trên các tàu ngầm của mình.
Dù vậy, có một điều mà người ta luôn chắc chắn, đó là những thủy thủ trên chiếc tàu ngầm xấu số đã hoàn thành nhiệm vụ tới giây phút cuối cùng, còn người Nga thì luôn nhớ đến họ như những anh hùng của Tổ quốc.
Thiện Nhân (Tổng hợp) Facebook Twitter Bản in Email Theo dõi trên News Quay lại Các tin khác Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến Gửi ý kiến
  • Tin mới
  • Tin đọc nhiều
. . .
  • Thời sự
  • Chống diễn biến hòa bình
  • Công an trong lòng dân
  • Xã hội
  • Pháp luật
  • Quốc tế
  • Văn hóa - Thể thao
  • Bạn đọc
  • Tài chính 4.0
  • Kinh tế
  • Cuộc sống muôn màu
  • Công nghệ
  • eMagazine
  • Xã hội từ thiện

Giấy phép hoạt động báo chí số 08/GP-BTTTT, cấp ngày: 05/01/2021 của Bộ thông tin & Truyền thông Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Thượng tá Phan Đăng Trường Trụ sở Tòa soạn: Số 2A Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0243.8222157 (máy lẻ 701). Hotline: 0971.011944 - Email: candonline@gmail.com Phát hành: 0944.634669 Quảng cáo: 0985.696305

Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Số 6, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3 0283.8241917

Văn phòng Thường trú tại Đà Nẵng: Số 56 Lý Tự Trọng, Q.Hải Châu. 0236.3886594

Văn phòng Thường trú tại ĐBSCL: Số 111 Trần Văn Hoài, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 0292.6250660

Văn phòng Thường trú Hải Phòng: Số 16 Lê Đại Hành, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng. 0912.113521

Văn phòng Thường trú tại Tây Nguyên: Số 61 Lê Thánh Tông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. 0934.738664

Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung bộ: Số 89 Trần Quang Diệu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 0238.3551688

Chung nhan Tin Nhiem Mang

©2004-2024. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân. ®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân. English | 中文
  • Trang chủ
  • Thời sự
    • Tin tức - Sự kiện
    • Vấn đề hôm nay
  • Chống diễn biến hòa bình
    • Nhân quyền
  • Công an trong lòng dân
    • Lãnh đạo Bộ Công an
    • Tham gia gìn giữ hòa bình LHQ
    • Hoạt động lực lượng Công an
    • Gương sáng
  • Xã hội
    • Giáo dục
    • Giao thông
    • Y tế
    • Đời sống
    • Phóng sự
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Lần theo dấu vết tội phạm
    • Thông tin pháp luật
  • Quốc tế
    • Thế giới 24h
    • Bình luận quốc tế
    • Hồ sơ mật
    • Quân sự
  • Văn hóa - Thể thao
    • Chuyển động văn hóa
    • Thể thao 24h
    • Tiêu điểm
    • Giải trí
  • Bạn đọc
    • Điều tra theo đơn bạn đọc
    • Hộp thư
    • Giải đáp pháp luật
  • Tài chính 4.0
  • Kinh tế
    • Địa ốc
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
  • Cuộc sống muôn màu
    • Hôn nhân gia đình
    • Chuyện khó tin có thật
  • Công nghệ
    • Thế giới phương tiện
    • Văn hóa xe
    • An ninh mạng
  • eMagazine
  • Xã hội từ thiện
    • Nhịp cầu nhân ái
    • Vượt lên số phận

Từ khóa » Chiến Dịch Tàu Ngầm Kursk