Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Của Việt Nam

1. Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam Nguyễn Gia Trí ( 1908 – 1993) là một trong những người tiên phong tạo ra khuynh hướng nghệ thuật mới cho hội họa Việt Nam. Ông từng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936, ông đã ra công nghiên cứu, tìm tòi để phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới. Và từ đó áp dụng kết hợp những nguyên tắc vẽ của phương Tây để tạo nên những kiệt tác của hội họa Việt Nam như: Thiếu nữ trong vườn; Thiếu nữ bên cây phù dung; Đình làng vào đám…Tuy chưa được công nhận là Bảo vật Quốc gia nhưng tất cả các tác phẩm của ông dường như đã được ngầm coi là bảo vật và bị cấm đem khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2. Tô Ngọc Vân

Họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, Tô Ngọc Vân (1908 – 1954) được đánh giá là người có công đầu trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa 2 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1954 và dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu việc sự dụng chất liệu sơn dầu. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” và “Hai thiếu nữ và em bé”. Đáng tiếc là kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” giờ bị lưu lạc không biết ở đâu. Còn “Hai thiếu nữ và em bé” đã chính thức được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013, hiện kiệt tác hội họa này đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

3. Nguyễn Tường Lân

Họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, Nguyễn Tường Lân (1906 – 1946), là danh họa nằm trong bộ tứ thứ nhất của hội họa Việt Nam nhưng ít được biết đến nhất. Ông học khóa 04 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau khi tốt nghiệp, ông mở xưởng vẽ tại Hà Nội. Ông thuần thục hầu hết các chất liệu từ sơn dầu, sơn mài, lụa cho tới khắc gỗ, bột màu…Mặc dù sáng tác được nhiều tác phẩm nhưng số còn giữ lại được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có lẽ cũng chính vì vậy mà hình ảnh mà chỗ đứng của ông trong bộ tứ khá mờ nhạt, mong manh dù rằng ông là một họa sĩ kỳ tài của Việt Nam.

4. Trần Văn Cẩn

Trần Văn Cẩn ( 1910 – 1994) là họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam có tác phẩm “Em Thúy” được công nhận là Bảo vật quốc gia. Ông tốt nghiệp khóa VI trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và từng giữ cương vị Tổng Thư ký Hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông là người có công lớn trong việc xây dựng phong trào và xây dựng phương hướng của mỹ thuật Việt Nam. Không chỉ có tác phẩm “Em Thúy”, danh họa Trần Văn Cẩn còn có rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao và được công chúng biết đến rộng rãi như: Gội đầu, Gánh lúa, Tát nước đồng chiêm, Bộ đội xây dựng cầu….

5. Nguyễn Tư Nghiêm

Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1922 tại xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha ông là cụ Phó bảng Nguyễn Tư Tái, đỗ cùng khoa thi với cụ Nguyễn Sinh Sắc. Ông học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941 – 1946). Thời đi học, ông có bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944. Ông là họa sĩ nổi tiếng Việt Nam cuối cùng trong bộ tứ “Phái – Sáng – Liên – Nghiêm”. Cho đến những năm cuối đời khi đã ngoài 90, họa sĩ vẫn vẽ hàng ngày. Các tác phẩm như: Xuân Hồ Gươm (1957), Nông dân đấu tranh chống thuế (1960), Điệu múa cổ, Gióng (1990), Mười hai con giáp, Kim Vân Kiều…

6. Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam với tranh phố. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ các mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật… rất thành công. Nhiều tranh của Bùi Xuân Phái đã được giải thưởng trong các cuộc triển lãm toàn quốc và thủ đô. Các tác phẩm như: Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972, Hà Nội kháng chiến – Sơn dầu 1966, Xe bò trong phố cổ – Sơn dầu 1972…

7. Nguyễn Phan Chánh

Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984) là họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam, một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa, là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz) trong cuộc bán đấu giá của Christie’s International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5, 2013 được bán với giá kỷ lục là 390.000 Mỹ kim. Vào thời điểm đó, đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật trả cho một bức tranh của họa sĩ người Việt.

8. Vũ Cao Đàm

Vũ Cao Đàm (sinh 1908 tại Việt Nam và mất năm 2000 tại Paris) là họa sĩ, nhà điêu khắc với nhiều tác phẩm tranh, tượng nổi tiếng được triển lãm ở nơi trên thế giới. Năm 1946, khi Hồ Chủ tịch sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người. Ông là nghệ sĩ Việt kiều đầu tiên và duy nhất được nặn tượng Người. Ông có nhiều tác phẩm điêu khắc được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại như: Chân dung và Thiếu nữ cài lược. Hai bức tượng này được nhiều thế hệ họa sĩ, kiến trúc sư vẽ lại, tạo phiên bản thạch cao.

9. Lê Phổ

Họa sĩ Lê Phổ (1907- 2001) là họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là “Danh họa Việt Nam trên đất Pháp”. Nhiều người khác còn coi ông là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật vẽ tranh Việt Nam. Năm 1937, ông sang Pháp và định cư tại đó, và chưa một lần quay trở về quê hương, cho đến khi qua đời năm 2001 tại Paris. Một số tác phẩm tiêu biểu được định giá cao như: Thiếu phụ trong vườn, Cho chim ăn, Mẹ và các con…

10. Nguyễn Sáng

Nguyễn Sáng (1923-1988) là một họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng. Ông mất năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » Những Họa Sĩ Nổi Tiếng Việt Nam