Những Kết Quả Nổi Bật Trong Quản Lý Hoạt động Thanh Toán Giai đoạn ...
Có thể bạn quan tâm
08:43 (GMT+7) Thứ Năm, ngày 19/12/2024 Tìm kiếm ISSN 2815 - 6056 Tìm kiếm Trang chủ Chính sách Những kết quả nổi bật trong quản lý hoạt động thanh toán giai đoạn 2011-2015 21/02/2017 07:58 4.069 lượt xem Cỡ chữ Bùi Quang Tiên I- Tình hình chung về hoạt động thanh toán giai đoạn trước năm 2011 Trước năm 2011, hệ thống thanh toán nói chung đã có những bước phát triển bước đầu theo hướng hiện đại, các hệ thống thanh toán quan trọng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức, quản lý và vận hành hoạt động ổn định, an toàn. Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển trong lĩnh vực thanh toán ở thời điểm đó chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. So với các nước thì Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước sử dụng nhiều tiền mặt; tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/GDP vẫn còn cao, ở mức khoảng 19% (so với mức 8,28% của Thái Lan, 5,5% của Malaysia, 11,4% của Trung Quốc vào cuối năm 2009); tỷ lệ tiền mặt/Tổng phương tiện thanh toán giảm khá mạnh, nhưng vẫn còn ở mức cao so với các nước (14,02% năm 2010 giảm so với mức 19,27% của năm 2006). Với vai trò là cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ định hướng, khuyến cáo, dẫn dắt thị trường thanh toán, trong thời gian qua, NHNN đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh phát triển TTKDTM trong nền kinh tế. NHNN đã chủ động xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, triển khai chức năng giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế. NHNN cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 phê duyệt Đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 (Đề án 2453). Trong giai đoạn 2011 - 2015, đặt mục tiêu: Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển TTKDTM trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước. II- Kết quả triển khai các biện pháp quản lý hoạt động thanh toán giai đoạn 2011 - 2015 Để thực hiện mục tiêu trên, triển khai Đề án 2453 và để phù hợp với xu hướng phát triển giai đoạn 2011 - 2015, NHNN tập trung thực hiện ba nhiệm vụ lớn, chủ yếu: (i) Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho hoạt động thanh toán. Tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong các giao dịch giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. (ii) Tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. (iii) Giám sát hệ thống thanh toán đảm bảo sự thông suốt, an toàn và hiệu quả của hoạt động thanh toán trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. 1. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho hoạt động thanh toán Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán liên tục được hoàn thiện, một số văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nhu cầu của thực tiễn; tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển TTKDTM; tăng cường quản lý thanh toán bằng tiền mặt và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước. NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ và Thống đốc NHNN ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật, gồm: Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về thanh toán bằng tiền mặt; các Thông tư hướng dẫn về công tác thanh toán như: phí dịch vụ thanh toán, hoạt động của mạng lưới ATM, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, dịch vụ TTKDTM, dịch vụ trung gian thanh toán; và hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, quản lý tiền ký quỹ và hoạt động ký quỹ tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật... NHNN đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay bằng chuyển khoản trực tiếp cho người bán hàng hóa, vật tư, dịch vụ cho khách hàng vay vốn thụ hưởng và coi đây là biện pháp quan trọng để kiểm soát vốn vay sử dụng đúng mục đích nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay. Chính phủ cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp TTKDTM qua ngân hàng như Nghị định số 121/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh đó, các NHTM đã chủ động, tích cực tiếp cận các doanh nghiệp để cung cấp thông tin về đặc điểm và tiện ích của từng loại phương tiện, dịch vụ TTKDTM, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc mở tài khoản và tiếp cận các dịch vụ thanh toán. Đến nay, đối với các khách hàng lớn (doanh nghiệp, tổ chức) của NHTM, phần lớn các giao dịch thanh toán bằng phương thức chuyển khoản đã được thực hiện qua ngân hàng. 2. Về phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ hoạt động thanh toán, TTKDTM, đặc biệt là thanh toán điện tử được các ngân hàng chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả nhằm tạo sự phát triển đồng bộ, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động TTKDTM, phục vụ tốt cho việc cung ứng và ứng dụng các dịch vụ, phương tiện TTKDTM mới, hiện đại. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tiếp tục đóng vai trò là hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng nhất của nền kinh tế, giao dịch thanh toán được thực hiện nhanh, kịp thời, an toàn và chính xác, phục vụ tốt phát triển TTKDTM trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống đã kết nối khoảng 360 đơn vị thành viên thuộc 96 tổ chức tín dụng trong toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế. Hệ thống hiện có số lượng giao dịch bình quân đạt trên 230.000 giao dịch/ngày, với tổng giá trị khoảng 220.000 tỷ đồng/ngày. Hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng thương mại (NHTM), nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. NHNN đã chỉ đạo, triển khai và thực hiện hoàn thành Phương án sáp nhập Smartlink vào Banknetvn, xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, tập trung chuyển mạch về một đầu mối. Trung tâm chuyển mạch đã thực hiện kết nối hầu hết các ngân hàng, khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán thẻ trong cả nước. Đồng thời, cũng mở ra một hướng đi mới cho các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán, đặc biệt là cho sự hợp tác của các mạng lưới thanh toán thẻ liên ngân hàng ở Việt Nam. 3. Về phát triển các dịch vụ thanh toán mới, đảm bảo an toàn, tiện lợi Trong giai đoạn 2011 - 2015, cùng sự phát triển với tốc độ nhanh của công nghệ, các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là thanh toán điện tử đã phát triển mạnh, đa dạng hóa với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, an toàn, tiện lợi, góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng. Bên cạnh các dịch vụ thanh toán truyền thống, hầu hết các NHTM đã và đang triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại như Thẻ ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking, Ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong các năm qua, thẻ ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh; đến cuối tháng 9/2015, số lượng thẻ phát hành đã đạt 96,2 triệu thẻ (tăng trên 210% so với đầu năm 2011). Các NHTM đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo hiểm, phí giao thông, thanh toán trực tuyến; đồng thời, các NHTM cũng quan tâm hơn đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ thẻ, chú trọng tăng độ an toàn của thẻ ngân hàng. Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử vừa qua, đặc biệt là dịch vụ Internet Banking, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn cũng như số lượng và giá trị giao dịch tăng cao; thể hiện tiềm năng, xu hướng trong phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, qua đó tạo thêm kênh thanh toán mới, thuận tiện và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng. Đến nay, có trên 60 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (TCCƯDVTT) triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và trên 30 TCCƯDVTT cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Các NHTM quan tâm phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân, tình hình mở và sử dụng tài khoản cá nhân tiếp tục tăng lên, hiện đã đạt trên 57,8 triệu tài khoản. Một số NHTM bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, mua xăng dầu, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng... qua tài khoản, giảm dần việc nhân viên các đơn vị cung ứng dịch vụ phải trực tiếp thu bằng tiền mặt. Phát triển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ (POS) tăng cả về số lượng, giá trị giao dịch thanh toán đã thực sự góp phần phát triển TTKDTM. Đến nay, nhận thức chung của xã hội ở các tỉnh, thành phố lớn đã có chuyển biến rõ nét và tích cực; số lượng, giá trị thanh toán qua POS tăng nhanh, hiệu quả và chất lượng hơn. NHNN cũng chỉ đạo phát triển thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS), ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí thấp, dễ sử dụng, mở ra khả năng mới để phát triển nhanh các điểm chấp nhận thẻ; đề xuất chấp thuận cho 07 NHTM triển khai dịch vụ mPOS và được thí điểm sử dụng hóa đơn thanh toán điện tử. Phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn: NHNN đã xây dựng Đề án thí điểm một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn giai đoạn 2014 - 2015, qua đó sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đến nay, NHNN đã chấp thuận triển khai thí điểm mô hình: dịch vụ thanh toán do MB phối hợp với Viettel thực hiện; dịch vụ thanh toán do PGBank phối hợp với Petrolimex thực hiện; dịch vụ thanh toán do Vietcombank phối hợp với M-Service thực hiện và đang chỉ đạo triển khai các nội dung khác. Trong thời gian đầu thực hiện, các mô hình thực hiện thí điểm đã đạt một số kết quả khả quan. NHNN phối hợp với Bộ Công thương trong việc phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử (TMĐT), như: nghiên cứu các giải pháp giám sát, quản lý giao dịch thanh toán trong TMĐT; tổ chức tọa đàm về thanh toán trong TMĐT; và phối hợp triển khai Chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Về giám sát hệ thống thanh toán Triển khai nhiệm vụ của NHNN trong việc giám sát các hệ thống thanh toán theo Luật NHNN, NHNN đã từng bước thực hiện chức năng giám sát đối với các hệ thống thanh toán của Việt Nam, tổ chức thực hiện giám sát trực tuyến liên tục hàng ngày đối với Hệ thống IBPS (từ năm 2011), theo định hướng phù hợp với yêu cầu giám sát của Ngân hàng Trung ương theo thông lệ quốc tế nhằm hoàn thiện hệ thống, đảm bảo hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, năm 2012, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, lần đầu tiên NHNN đã thực hiện đánh giá sự tuân thủ của Hệ thống IBPS theo Bộ nguyên tắc PFMIs (Principles for Financial Market Infrastructures) đối với Hạ tầng thị trường tài chính trong khuôn khổ Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP). Việt Nam là một trong ba nước đầu tiên trên thế giới thực hiện đánh giá theo Bộ nguyên tắc mới này. Đây chính là tiền đề để NHNN thực hiện đánh giá sự tuân thủ của hệ thống thanh toán khác trong nền kinh tế theo các nguyên tắc, chuẩn mực trong các năm tiếp theo. Bên cạnh việc giám sát Hệ thống IBPS, giai đoạn 2011 - 2015, NHNN cũng tập trung đẩy mạnh việc giám sát các phương tiện và hệ thống thanh toán bán lẻ trong nền kinh tế. NHNN đã tập trung triển khai hoạt động giám sát, theo dõi tình hình dịch vụ thanh toán thẻ, mạng lưới ATM/POS của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tập trung chính vào việc giám sát đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ và phòng chống tội phạm thẻ. NHNN đã chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, đồng thời thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, rà soát, bổ sung các quy trình, quy định cần thiết trong lắp đặt, sử dụng ATM; kịp thời phát hiện và xử lý những sự cố phát sinh. Nhìn chung, dịch vụ ATM đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng, chất lượng dịch vụ, an ninh, an toàn được cải thiện; hệ thống được vận hành khá thông suốt và hiệu quả hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ cũng xuất hiện tình trạng gia tăng của các loại hình tội phạm thẻ, đặc biệt là tội phạm từ nước ngoài vào Việt Nam. NHNN đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đối với người dân sử dụng dịch vụ cũng như với TCCƯDVTT, cụ thể: tuyên truyền về tình hình tội phạm thẻ, tội phạm sử dụng công nghệ cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ đạo các TCCƯDVTT nâng cao tính bảo mật của hệ thống cơ sở hạ tầng, tích cực phối hợp với Bộ Công an để giám sát, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh... Giai đoạn 2011 - 2015, là giai đoạn có tính chất đột phá đối với chính sách về giám sát hệ thống thanh toán của NHNN. Hoạt động giám sát các hệ thống thanh toán đã tiến gần hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tạo tiền đề cho sự vận hành an toàn, ổn định và thông suốt cho các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế trước những thách thức và rủi ro ngày càng lớn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhằm cụ thể hóa các quy định, lộ trình và phương thức triển khai giám sát các hệ thống thanh toán, ngày 29/7/2014, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 1490/QĐ-NHNN ban hành Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020. Đây có thể được coi là một chính sách quan trọng trong chính sách của NHNN, đặt nền móng cho việc giám sát và đánh giá tuân thủ của các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020. III- Giải pháp tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán giai đoạn 2016 - 2020 Nhìn chung, hoạt động thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh theo đúng định hướng của Đảng và Chính phủ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tỷ trọng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần, từ 14,02% năm 2010 đến nay còn khoảng 12%. Nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế. Số lượng thẻ phát hành tăng 210% so với đầu năm 2011. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Số lượng ATM và POS tăng trưởng nhanh, tăng tương ứng 47% và 300% so với đầu năm 2011. Hoạt động thanh toán và các hệ thống thanh toán do NHNN tổ chức, quản lý và vận hành ngày càng được hoàn thiện, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả. Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, giai đoạn 2016 - 2020, để phát triển TTKDTM trong nền kinh tế Việt Nam, đáp ứng yêu cầu tất yếu của quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, NHNN tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tổng kết, đánh giá việc triển khai Đề án đẩy mạnh TTKDTM giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng Đề án mới cho giai đoạn 2016 - 2020, trình Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển TTKDTM, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động thanh toán, đặc biệt đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán mới. Thứ ba, hoàn thiện, phát triển các hệ thống thanh toán của NHNN; triển khai nâng cấp, mở rộng, duy trì hoạt động thông suốt, hiệu quả Hệ thống IBPS; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) tại Việt Nam; phát triển Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Thứ tư, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, ứng dụng các phương tiện hiện đại; chú trọng đẩy mạnh TTKDTM trong khu vực nông thôn, cung ứng các dịch vụ đa dạng, phong phú gắn với tăng cường tài chính toàn diện (Financial Inclusion) ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thứ năm, tăng cường quản lý, giám sát đối với các hệ thống thanh toán quan trọng, các hệ thống thanh toán, phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, đảm bảo các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về TTKDTM, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về TTKDTM và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay. Thứ bảy, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc tăng cường các quy định và biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Bài đăng trên Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1/2016 Chia sẻ In trang Bình luận Ý kiến của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu Bình luận Đóng lại Bình luận của bạn chờ kiểm duyệt từ Ban biên tập Các tin tức khác Xem tất cả "Dòng chảy" tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bứt tốc cuối năm 18/11/2024 16:45 1.230 lượt xem Những tháng cuối năm, doanh nghiệp tập trung tăng cường sản xuất, kinh doanh để đạt mục tiêu tăng trưởng nên nhu cầu tín dụng cũng sẽ tăng theo. Điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát 11/11/2024 07:30 3.987 lượt xem Từ đầu năm 2024 đến nay, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao... Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền 08/11/2024 08:00 1.610 lượt xem Tầm quan trọng của hệ thống tiền gửi tại Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua sự an toàn và ổn định; từ đó, mang lại niềm tin đối với người gửi tiền. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò đối với hệ thống ngân hàng 05/11/2024 13:46 2.198 lượt xem Bài viết làm rõ thêm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi Xây dựng và thiết lập hạ tầng chung cho phát triển ngân hàng mở tại Việt Nam 29/10/2024 10:00 2.618 lượt xem Thời gian tới, để triển khai và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái số, hướng đến ngân hàng mở (Open Banking) thành công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác, kết nối trong lĩnh vực ngân hàng Để dòng vốn ngân hàng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 23/10/2024 08:25 1.909 lượt xem Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo hiểm nông nghiệp: "Lá chắn" tài chính trước rủi ro thiên tai 24/09/2024 10:11 3.541 lượt xem Nông nghiệp không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nhưng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ đối với người dân. An ninh tài chính, tiền tệ của Việt Nam đến năm 2030 và khuyến nghị chính sách* 19/09/2024 08:36 4.815 lượt xem An ninh tài chính, tiền tệ có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và căng thẳng như hiện nay, bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ không chỉ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô mà còn góp phần bảo đảm an ninh về chính trị, quân sự. Đề xuất sửa 7 luật, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính 23/08/2024 11:11 3.460 lượt xem Ngày 22/8/2024, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì phiên họp. Khuôn khổ pháp lý triển khai ESG tại Agribank - Thực trạng và giải pháp 15/08/2024 07:00 4.414 lượt xem Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm áp dụng các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong tổ chức hoạt động kinh doanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs)... Sự tương thích trong quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 về Hội đồng quản trị với thông lệ quản trị ngân hàng trên thế giới 13/08/2024 08:02 4.020 lượt xem Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị công ty trong lĩnh vực ngân hàng đang trở thành một trong những trọng tâm nghiên cứu của những người làm chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các ngân hàng nhằm duy trì sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng và thúc đẩy niềm tin của công chúng. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ tại các tổ chức tín dụng - Từ quy định pháp luật đến thực tiễn 07/08/2024 11:02 6.979 lượt xem Bài viết tập trung phân tích vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ của TCTD trong phạm vi hợp đồng thế chấp cho nghĩa vụ vay tại ngân hàng nhằm đưa ra một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật. Sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng và một số góp ý hoàn thiện 09/07/2024 14:31 3.596 lượt xem Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Hoạt động gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU: Vấn đề đặt ra và giải pháp 01/07/2024 14:47 8.539 lượt xem Năm 2024, chống hoạt động IUU được xem là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam. Các quy định IUU được thiết lập thống nhất trên toàn EU để ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản bị đánh giá là có hoạt động IUU vào thị trường EU nhằm hướng tới ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Chính sách tiền tệ xanh - Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 20/06/2024 14:47 3.248 lượt xem Chính sách tiền tệ (CSTT) xanh của ngân hàng trung ương (NHTW) trong việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Đường sắt cao tốc - biểu tượng và động lực của kỷ nguyên vươn mình 12/12/2024 10:42 Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam' 26/11/2024 09:53 Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là bước phát triển tất yếu, bứt phá và tăng tốc 15/11/2024 21:13 Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 12/11/2024 14:09 Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng 12/11/2024 14:15 Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 11/11/2024 15:54 Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc 05/11/2024 16:17 Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' 06/11/2024 16:31 Xem tất cả Giá vàngXem chi tiết
(Cập nhật trong ngày) Lãi SuấtXem chi tiết (Cập nhật trong ngày) Ngân hàng KKH 1 tuần 2 tuần 3 tuần 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng Vietcombank 0,10 0,20 0,20 - 1,60 1,60 1,90 2,90 2,90 4,60 4,70 BIDV 0,10 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,70 VietinBank 0,10 0,20 0,20 0,20 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 ACB 0,01 0,50 0,50 0,50 2,30 2,50 2,70 3,50 3,70 4,40 4,50 Sacombank - 0,50 0,50 0,50 2,80 2,90 3,20 4,20 4,30 4,90 5,00 Techcombank 0,05 - - - 3,10 3,10 3,30 4,40 4,40 4,80 4,80 LPBank 0.20 0,20 0,20 0,20 3,00 3,00 3,20 4,20 4,20 5,30 5,60 DongA Bank 0,50 0,50 0,50 0,50 3,90 3,90 4,10 5,55 5,70 5,80 6,10 Agribank 0,20 - - - 1,70 1,70 2,00 3,00 3,00 4,70 4,80 Eximbank 0,10 0,50 0,50 0,50 3,10 3,30 3,40 4,70 4,30 5,00 5,80 Liên kết website -- Chọn liên kết -- Ngân hàng Nhà nước Việt NamGiáo dục Tài chínhThời báo Ngân hàngChính phủThị trường tài chính tiền tệ Bình chọn trực tuyến Nội dung website có hữu ích với bạn không? Rất hay và hữu ích Khá hữu ích Bình thường Bình chọn Xem kết quả Kết quả Nội dung website có hữu ích với bạn không? Tổng cộng: phiếu Địa chỉ: Số 64 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024.38354807 - 024.39392184 - 024.39392187 Email: tapchidientu_tcnh@sbv.gov.vn Website: www.tapchinganhang.gov.vn - www.tapchinganhang.com.vn Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí Ngân hàng TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG Giấy phép hoạt động Tạp chí in và Tạp chí điện tử số 484/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/07/2021 Phó Tổng Biên tập phụ trách: Nguyễn Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thanh Nghị Liên hệ Phát hành - Quảng cáo Copyright © 2022 Tapchinganhang.gov.vn. Bảo lưu mọi quyền Giới thiệu tòa soạn Tổng truy cập: 36.515.108 Mạng xã hội
Giá vàng - Xem theo ngày
Khu vực
Mua vào
Bán ra
HÀ NỘI
Vàng SJC 1L
83,100
85,100
TP.HỒ CHÍ MINH
Vàng SJC 1L
83,100
85,100
Vàng SJC 5c
83,100
85,120
Vàng nhẫn 9999
83,000
84,300
Vàng nữ trang 9999
82,900
84,100
Ngoại tệXem chi tiết Tỷ giá - Xem theo ngàyNgân Hàng | USD | EUR | GBP | JPY | ||||
Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | Mua vào | Bán ra | |
Vietcombank | 25,153 | 25,483 | 26,041 | 27,469 | 31,401 | 32,736 | 158.95 | 168.19 |
BIDV | 25,183 | 25,483 | 26,192 | 27,397 | 31,737 | 32,670 | 160.03 | 167.75 |
VietinBank | 25,180 | 25,483 | 26,272 | 27,472 | 31,695 | 33,705 | 161.47 | 169.22 |
Agribank | 25,210 | 25,483 | 26,181 | 27,385 | 31,604 | 32,695 | 160.79 | 168.44 |
Eximbank | 25,170 | 25,483 | 26,272 | 27,228 | 31,706 | 32,816 | 161.8 | 167.71 |
ACB | 25,190 | 25,483 | 26,288 | 27,190 | 31,818 | 32,778 | 161.82 | 168.21 |
Sacombank | 25,210 | 25,483 | 26,231 | 27,206 | 31,686 | 32,853 | 161.86 | 168.91 |
Techcombank | 25,222 | 25,483 | 26,070 | 27,413 | 31,464 | 32,808 | 158.16 | 170.62 |
LPBank | 25,190 | 25,485 | 26,543 | 27,441 | 32,072 | 32,600 | 162.71 | 169.79 |
DongA Bank | 25,220 | 25,483 | 26,310 | 27,150 | 31,740 | 32,770 | 160.10 | 167.80 |
Từ khóa » Hệ Thống Ibps
-
Hệ Thống Thanh Toán điện Tử Liên Ngân Hàng
-
Giới Thiệu Chung Về Hệ Thống Thanh Toán điện Tử Liên Ngân Hàng IBPS
-
Thanh Toán điện Tử Liên Ngành Hàng Trong Hệ Thống KBNN.CTV (11 ...
-
Kết Nối Và Chuẩn Tin điện Trong Các Hệ Thống Thanh Toán - VietinBank
-
[DOC] Thời điểm Ngừng Gửi Lệnh Thanh Toán Giá Trị Thấp - Vibonline
-
[PDF] Phát Triển Hệ Thống Thanh Toán Qua Ngân Hàng ở Việt Nam
-
Vietcombank Thông Báo Giảm Phí Dịch Vụ Chuyển Tiền Liên Ngân Hàng
-
Giải Pháp Hệ Thống Mạng Thanh Toán Liên Ngân Hàng
-
Mua Ethereum Qua IBPS (Hệ Thống Thanh Toán điện Tử Liên Ngân ...
-
Quá Trình đổi Mới Của Hệ Thống Thanh Toán Việt Nam
-
Chuyển Biến Trong Hoạt động Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt
-
Chị Là Khúc Mai Chi, Giám Đốc Trung Tâm Thanh Toán, Ngân Hàng ...
-
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC HỆ THỐNG THANH TOÁN KHÔNG ...