Những Khả Năng đặc Biệt Của Loài Vật - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
1. Những chú chim di cư
Nhiều loài chim, đặc biệt là những loài chim di cư có thể dùng từ trường của Trái đất để xác định phương hương cho những chuyến bay dài. Các nhà khoa học vẫn không chắc chúng làm thế nào, nhưng một nghiên cứu gần đây tiết lộ những chú chim có một loại cảm giác mà có thể giúp chúng “nhìn thấy” các đường từ trường như những bảng màu hoặc ánh sáng che phủ tầm nhìn xung quanh chúng. Đây là khả năng con người không thể có vì bình thường con người phải dựa vào các dấu hiệu quen thuộc hoặc định vị mặt trời để xác định hướng.
2. Cá trống
Một vài loại cá như loài cá trống này có thể “nghe” bằng cách sử dụng bong bóng của chúng. Bong bóng phát hiện những rung động âm thanh và truyền chúng tới tai trong thông qua một hệ thống xương ở tai giữa được gọi là "bộ máy Weberian". Những tế bào lông ở tai trong chịu tránh nhiệm tiếp nhận rung động và truyền thông tin âm thanh tới não bộ của não.
3. Chuột đồng
Hầu hết những con chuột đồng đều có thị giác kém, nhưng chúng lại được tạo hoá ban cho những chiếc ria ở trên mõm. Chúng dùng những sợi lông dài được gọi là "râu mép" giống như người mù dùng gạy để lần đường. Bằng cách rung rung những chiếc lông về phía các vật phía trước, những con chuột đồng và những loài gậm nhấm khác có thể tưởng tượng ra những hình ảnh về thế giới xung quanh chúng.
4. Bướm đêm
Với loài bướm đêm, khái niệm “tình yêu trong không khí" kà một điều gì đó rất đúng. Những loài côn trùng có lông có thể phát hiiện những dấu hiệu hoá chất tình yêu được gọi là "pheromones" của bạn tình từ khoảng cách lên tới 7 dặm. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài người cũng có thể phát hiện được pheromones, nhưng khả năng này yêu cầu phải có khứu giác thật đặc biệt.
5. Rắn
Một con rắn khi thè lưỡi của chúng ra ngoài là khi chúng phát hiện ra có điểm gì không tốt quanh mình. Một con rắn thường dùng lưỡi để thu thập những rung động ở xung quanh. Rắn sử dụng lưỡi để "bắt" những phân tử mùi trong không khí. Sau đó, những phân tử này được đưa vào những hốc nhỏ đặc biệt trong miệng rắn - được gọi là những cơ quan Jacobson. Các hốc này phân tích phân tử mùi và chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện và gửi tới não. Căn cứ vào những tín hiệu ấy, não sẽ biết được chướng ngại vật là con mồi hay kẻ thù.
6. Mèo
Những con mèo có một màng nhầy như một chiếc gương soi ở phía sau mắt chúng. Chiếc màng này cho phép chúng di chuyển và nhìn rõ mọi vật trong bóng tối. Gọi là ”màng nhầy” vì chiếc màng này phản chiếu ánh sáng đi qua võng mạc, giúp mắt mèo có cơ hội bắt được những photon ánh sáng. Nhờ có nó mà mèo có thể săn mồi và di chuyển trong môi trường hoàn toàn không có ánh sáng.
7. Chim ruồi
Những cặp mắt của các loài côn trùng và loài chim có thể biết được những bức xạ điện từ có bước sóng nằm ngoài vùng quang phổ nhìn thấy của mắt người. Nhìn chung, mắt của côn trùng và chim có thể nhìn thấy nhiều màu hơn mắt người. Những kính thiên văn như Hubble mới có khả năng chụp những bức ảnh tạo thành từ tia cực tím. Tuy nhiên, mắt của chúng ta chỉ có thể xem được những bức ảnh ấy sau khi các chuyên gia kỹ thuật gán cho chúng những màu sắc thông thường, trong khi côn trùng và chim ruồi lại có thể nhìn thấy mà không qua biện pháp kỹ thuật nào.
8. Trăn
Các cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ của trăn nằm ở giữa mắt và lỗ mũi. Những cơ quan này cho phép trăn cảm nhận được thân nhiệt của con mồi. Mỗi bên đầu trăn cũng có một bộ cơ quan như thế nên chúng có thể tính toán chính xác khoảng từ vị trí của chúng tới con mồi mà không cần nhìn. Nhờ vậy mà loài bò sát này có thể ra đòn tấn công chính xác tới mức tuyệt đối trong đêm tối.
9. Cá mập
Bạn đừng bao giờ có ý định chơi trò trốn tìm với một con cá mập vì bạn sẽ bị thua đấy. Những con cá mập có các tế bào đặt biệt trong não cho phép chúng nhận biết trường điện từ phát đi từ động vật khác. Ở một số loài cá mập, khả năng này hoàn hảo đến nỗi chúng có thể phát hiện ra những con mồi ẩn nấp dưới cát thông qua những tín hiệu điện yếu sinh ra từ hoạt động co giật cơ của con mồi.
10. Dơi
Những con dơi tránh chướng ngại vật và bắt côn trùng bằng cách phát ra sóng siêu âm rồi dựa vào những sóng âm dội lại để hành động. Loài cá heo cũng sử dụng phương pháp này, được gọi là "echolocation" để định hướng trong môi trường nước
Từ khóa » đặc Trưng Của Loài Vật Là Gì
-
Biểu Trưng Loài Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Vật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm độc đáo Của Các Loài động Vật - VnExpress
-
Những đặc Trưng “rất” Con Người ở động Vật Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Động Vật Và đặc điểm động Vật Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Giáo án Bài Đặc Trưng Của Cơ Thể Sống - Sở GD&ĐT Ninh Bình
-
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG VẬT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch
-
Vì Sao Con Người Hơn Hẳn Muôn Loài? - BBC News Tiếng Việt
-
Chọn 3 Con Vật để Khám Phá Tính Cách Thực Sự Của Mỗi Người
-
[PDF] NGHĨA BIỂU TRƯNG VĂN HÓA CỦA CÁC TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT ...
-
Khỉ - Loài Vật Có Nhiều đặc Tính Giống Con Người - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Kết Cấu Của Truyện Cổ Tích Loài Vật - Văn Nghệ Huế
-
Đặc Trưng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đặc điểm Là Gì? Phân Biệt Khái Niệm đặc điểm, đặc Trưng Và đặc Tính?