Những Kiến Thức Cơ Bản Về Không Khí ẩm (part2) - VOER
Có thể bạn quan tâm
Đồ thị I-d.
Đồ thị I-d biểu thị mối quan hệ của các đại lượng t, φ, I, d và pbh của không khí ẩm. Đồ thị được giáo sư L.K.Ramzin (Nga) xây dựng năm 1918 và sau đó được giáo sư Mollier (Đức) lập năm 1923. Nhờ đồ thị này ta có thể xác định được tất cả các thông số còn lại của không khí ẩm khi biết 2 thông số bất kỳ. Đồ thị I-d thường được các nước Đông Âu và Liên xô (cũ) sử dụng.
Đồ thị I-d được xây dựng ở áp suất khí quyển 745mmHg và 760mmHg.
Đồ thị gồm 2 trục I và d nghiêng với nhau một góc 135o. Mục đích xây dựng các trục nghiêng một góc 135o là nhằm làm giãn khoảng cách giữa các đường cong tham số đặc biệt là các đường φ = const nhằm tra cứu các thông số thuận lợi hơn.
Trên đồ thị này các đường I = const nghiêng với trục hoành một góc 135o, đường d = const là những đường thẳng đứng. Đối với đồ thị I-d được xây dựng theo cách trên cho thấy các đường cong tham số hầu như chỉ nằm trên góc 1/4 thứ nhất của toạ độ Đề Các . Vì vậy, để hình vẽ được gọn người ta xoay trục d lại vuông góc với trục I mà vẫn giữ nguyên các đường cong như đã biểu diễn, tuy nhiên khi tra cứu entanpi I của không khí ta vẫn tra theo đường nghiêng với trục hoành một góc 135o. Với cách xây dựng như vậy, các đường tham số của đồ thị sẽ như sau:
Các đường I = const nghiêng với trục hoành một góc 135o.
Các đường d = const là đường thẳng đứng
Các đường t = const là đường thẳng chếch lên phía trên, gần như song song với nhau.
Thật vậy, ta có biểu thức:
Đường t = 100oC tương ứng với nhiệt độ bão hoà của hơi nước ứng với áp suất khí quyển được tô đậm
Đường p h = f(d)
Ta có quan hệ:
Quan hệ này được xây dựng theo đường thẳng xiên và giá trị ph được tra cứu trên trục song song với trục I và năm bên phải đồ thị I-d.
Các đường φ =const
Trong vùng t < ts(p) đường cong φ = const là những đường cong lồi lên phía trên, càng lên trên khoảng cách giữa chúng càng xa. Đi từ trên xuống dưới độ ẩm φ càng tăng. Các đường φ = const không đi qua gốc tọa độ. Đường cong φ =100% hay còn gọi là đường bão hoà ngăn cách giữa 2 vùng: Vùng chưa bão hoà và vùng ngưng kết hay còn gọi là vùng sương mù. Các điểm nằm trong vùng sương mù thường không ổn định mà có xung hướng ngưng kết bớt hơi nước và chuyển về trạng thái bão hoà.
Trên đường t > ts(p) đường φ = const là những đường thẳng đứng
Khi áp suất khí quyển thay đổi thì đồ thị I-d cũng thay đổi theo. Áp suất khí quyển thay đổi trong khoảng 20mmHg thì sự thay đổi đó là không đáng kể.
Trên hình 1-2 là đồ thị I-d của không khí ẩm, xây dựng ở áp suất khí quyển Bo= 760mmHg.
Trên đồ thị này ở xung quanh còn có vẽ thêm các đường ε=const giúp cho tra cứu khi tính toán các sơ đồ điều hoà không khí.
Từ khóa » Cách Tra Biểu đồ I-d Của Không Khí ẩm
-
Hướng Dẫn Tra đồ Thị I-d Của Không Khí ẩm - YouTube
-
MẸO TRA NHANH ĐỒ THỊ I - D CỦA KHÔNG KHÍ ẨM DỄ HIỂU NHẤT
-
Đồ Thị I-D Không Khí ẩm_ Kỹ Thuật Nhiệt - YouTube
-
Công Nghiệp - Xin đồ Thị Id Của Không Khí ẩm
-
Đồ Thị I-d., Những Kiến Thức Cơ Bản Về Không Khí ẩm, By OpenStax
-
[PDF] Giáo Trình Kỹ Thuật Thông Gió Và Khí
-
Cách Tra Giản đồ Không Khí ẩm
-
3 ĐỒ THỊ I-d VÀ T-d CỦA KHÔNG KHÍ ẨM - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đồ Thị Không Khí ẩm
-
[PDF] KHÔNG KHÍ ẨM - Présentation PowerPoint
-
Cách Tra Giản đồ Không Khí ẩm - Web Casino VN
-
Cách Tra Giản Đồ Không Khí Ẩm
-
Giáo Trình điều Hòa Không Khí Và Thông Gió - OpenStax CNX
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Không Khí ẩm - PHÚC HƯNG VINA