Những Kiến Thức Cơ Bản Về Lũa Cho Bể Thủy Sinh Bán Cạn
Có thể bạn quan tâm
Lũa thủy sinh là gì?Lũa bán cạn là gì? Cách chọn cây lũa thủy sinh một cách tốt nhất cho bể thủy sinh, bể bán cạn? Đây là những câu hỏi mà người chơi thủy sinh, bán cạn đặt ra thắc mắc.ThuySinhXanh sẽ giải đáp mọi thắc mắc này cho các bạn hiểu rõ hơn.
Nội dung chính
- Lũa thủy sinh là gì?
- Các loại lũa thủy sinh, lũa bán cạn
- Lũa linh sam
- Lũa hải sơn quỳ
- Lũa thép
- Lũa nghiến
- Lũa đỗ quyên
- Hướng dẫn cách xử lý lũa thủy sinh cho bể cá,bán cạn
- Vì sao lũa được sử dụng trong thủy sinh, bán cạn?
Lũa thủy sinh là gì?
Lũa thủy sinh là những phần thân, gốc cây bị mục rũa chỉ còn phần lõi.Trong thiên nhiên, có thể do thiên tai, lũ luật hay do con người chặt phá theo thời gian những gốc cây, thân cây bị phong hóa hay bị nước cuốn trôi, nước bào mòn làm cho phần thân của nó bị rũa hết chỉ còn phần lõi ở giữa.Phần lõi ở giữa này thì vô cùng cứng và chúng hầu như không thể bị mối mọt dần dần hình thành lên cây lũa thủy sinh.
Các loại lũa thủy sinh, lũa bán cạn
Như đã giới thiệu ở trên Lũa thủy sinh trong tự nhiên là phần còn sót lại của cây bị chết do qua quá trình bào mòn của nước hoặc do con người tạo ra (chế tạo gỗ lũa công nghiệp).Các loại lũa được làm công nghiệp có thể đã được xử lý qua những một số vẫn còn thân và vỏ thì đây chưa hoàn toàn được gọi là lũa.
Do đa dạng về các loại lũa thủy sinh nên có thể lựa chọn nhiều loại phù hợp thiết kế cho thủy sinh, bán cạn.
Khi khúc lũa thủy sinh lần đầu cho vào bể cá cảnh, bán cạn đều có tình trạng ra nhớt, thôi màu vàng của lũa ra nước, lũa có tình trạng bị nổi trên mặt nước.Các bạn nên xử lý bằng những phương pháp sau đây:
- Thả cá mún đỏ để xử lý nhớt lũa
- Lũa bị ra màu các bạn chỉ cần thay nước đều một thời gian sẽ hết
- Lũa bị nổi trên mặt nước các bạn có thể chèn đá hay dán đá vào lũa sau một thời gian lũa tự chìm.
Dưới đây là các loại lũa thủy sinh hay được dùng khi chơi thủy sinh hoặc bán cạn:
Lũa linh sam
Lũa linh sam được nhiều người chơi yêu thích sử dụng vì hình dáng tự nhiên, đa dạng về kích thước, dễ chìm trong nước.
Nhược điểm: lũa linh sam hay thôi màu ra nước các bạn chịu khó thay nước đều trong thời gian đầu sẽ hết.
Lũa linh sam là loại lũa hay được sử dụng trong các layout bể bán cạn, thủy sinh với những người mới bắt đầu học chơi thủy sinh.
Lũa hải sơn quỳ
Lũa hải sơn quỳ với hình thù kì quái nhiều gốc rễ và các nhánh uốn lượn, đa dạng về kích thước nên lũa Hải Sơn Quỳ đang được rất yêu thích và sử dụng trong các bể có bố cục rừng bay hoặc ghép làm cây dáng bonsai . Một số người chơi thủy sinh, bán cạn đều ưa thích loại lũa này.
Lũa thép
Lũa vân thép là một chất liệu lũa mới, đanh cứng như linh sam vô cùng cứng cáp.Khi xuống nước những đường vân trên lũa nổi rõ lên vô cùng đẹp mắt.Lũa vân thép rất hay được các bạn chơi nano tank & shallow tank sử dụng để làm bể thủy sinh.
Lũa nghiến
Lũa nghiến với nhiều hình thù uốn lượn khách nhau, màu sắc vàng hay hơi nâu vàng.Màu sắc bắt mắt với các đường uốn lương tay cành, sóng vằn vèo không theo quy luật nào cả.
Bởi tính chất đặc biệt và vẻ đẹp độc đáo mà lũa nghiến thường được sử dụng cho các bể cá đĩa, bể cá rồng.Các thiết kế layout bố cục rừng nhiệt đới trong bể bán cạn rất được người chơi ưa chuộng vì hình thù to lớn của chúng.
Lũa đỗ quyên
Lũa đỗ quyên lúc có màu vàng sau trong quá trình xử lý bằng nước và ngâm một thờ gian lũa sẽ ra thành màu sậm như hình.Nhược điểm của loại lũa này lúc đầu chơi rất hay bị ra nhớt.Ưu điểm dễ tạo hình bố cục cho bể thủy sinh.
Hướng dẫn cách xử lý lũa thủy sinh cho bể cá,bán cạn
Khi bạn đã chọn được cho mình khúc lũa thủy sinh ưng ý, Bạn cần phải biết cách xử lý sạch lũa trước khi đưa vào bể. Dưới đây Thủy Sinh Xanh hướng dẫn bạn một số cách xử lý lũa thủy sinh cơ bản:
- Một số khúc lũa thủy sinh lúc ban đầu nên phơi nắng để diệt khuẩn và ẩm mốc. Một số loại lũa vẫn còn vỏ thì các bạn chỉ việc ngâm nước khoảng 1 tuần sau đó phơi nắng sẽ làm cho phần vỏ dễ bóc ra hơn.
- Đối với những khúc lũa to thì chỉ nên vệ sinh lũa bằng cách dùng bàn chải đánh sạch còn nếu bạn có vòi xịt áp lực rửa xe thì sẽ nhanh hơn.Kỹ hơn nữa bạn nên ngâm lũa trong nước kèm theo các chất phụ gia để làm sạch nhợt, khử khuẩn bên trong lũa như oxy già công nghiệp và muối.
- Đối với những khúc lũa bé thì sau khi các bạn vệ sinh sạch xong có thể cho vào nước sôi đun lên để khử trùng hoặc ngâm luôn trong nước sôi mỗi lần khoảng 3 – 4 tiếng.
Vì sao lũa được sử dụng trong thủy sinh, bán cạn?
Lũa thủy sinh luôn mang một vẻ đẹp tự nhiên rừng rú, mỗi loại lũa có một vẻ đẹp riêng không khúc lũa nào giống khúc nào cả vì thế người chơi lúc mới đầu chơi cá cảnh, thủy sinh đều muốn sắm cho mình một khúc lũa đẹp. Mỗi loại lũa khác nhau mang đến từng bố cục khác nhau cho bạn hãy nghiên cứu kỹ bố cục định chơi trước khi mua lũa.
Thủy Sinh Xanh cung cấp Sỉ – Lẻ các loại lũa số lượng lớn dành cho Aqua và người chơi.Mọi thông tin xin liên hệ tại Fanpage ThuySinhXanh.
Từ khóa » Cây Lũa Ra Nhớt
-
Kiến Thức Về Xử Lý Lũa Cho Hồ Thủy Sinh - Vinh Aquarium
-
Cách Làm Sạch Nhớt Lũa Trong Hồ Thủy Sinh. - BẢO TRÂN AQUARIUM
-
Top 14 Cách Xử Lý Lũa Ra Nhớt
-
Huy Nguyễn - Xử Lý Lũa - Thủy Sinh BOUaqua 0987533700
-
Xử Lý Nhớt Lũa Khi Bảo Dưỡng Bể Cá - Bạn Có Quan Tâm??? - YouTube
-
Setup Bể Thuỷ Sinh Tại Nhật Bản (bài 7)-Các Phương Pháp Xử Lý Lũa ...
-
Kinh Nghiệm Xử Lý Lũa Cho Bể Thủy Sinh #Greenhappiness
-
3 điều Bạn Phải Biết Khi Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Thủy Sinh - Yeutieucanh
-
Các Bước Xử Lý Gỗ Lũa Cho Bể Cá Thủy Sinh
-
Skin Aqua - SƠ LƯỢC VỀ TRẢI NGHIỆM LŨA Bài... | Facebook
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh
-
Lũa Thủy Sinh Ra Màu Cũng Khác Nhau Tùy Theo Loại
-
Kinh Nghiệm Xử Lý Lũa Cho Bể Thủy Sinh #Greenhappiness