Những Kiến Thức Cơ Bản Về Vi Khuẩn
Có thể bạn quan tâm
Những kiến thức cơ bản về vi khuẩn
1. Khái niệm vi khuẩn Vi sinh vật (micro-organism) bao gồm vi khuẩn và virus, nhưng vi khuẩn có đầy đủ đặc điểm của một vi sinh vật như khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển và nhân lên. Vi khuẩn là nhóm vi sinh vật có cấu tạo tế bào nhưng chưa có cấu trúc nhân phức tạp. Trên thực tế, vi khuẩn là những đơn bào không có màng nhân, thuộc nhóm Procaryote, có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Nhân tế bào chỉ gồm một chuỗi AND không có thành phần protein không có màng nhân. 2. Hình thể, kích thước và cấu trúc vi khuẩn Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, chúng có cấu trúc và hoạt động đơn giản hơn nhiều so với các tế bào có màng nhân (eucaryote). Tuy nhiên có một vài cơ quan như vách tế bào hay chức năng di truyền và sự vận chuyển di truyền phức tạp không kém sinh vật phát triển. - Hình thể và kích thước vi khuẩn Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định, do vách của tế bào vi khuẩn quyết định. Hình thể và kích thước của vi khuẩn có thể quan sát và xác định được bằng phương pháp nhuộm và quan sát bằng kính hiển vi. Để xác định vi khuẩn, hình thể là một tiêu chuẩn rất quan trọng đóng vai trò định hướng, để định loại một vi khuẩn còn phải kết hợp với với các yếu tố khác như tính chất sinh vật hoá học, kháng nguyên của vi khuẩn và khả năng gây bệnh). Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, dựa vào hình thể vi khuẩn kết hợp với lâm sàng người ta có thể chẩn đoán xác định bệnh. Vi khuẩn có nhiều hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, hình sợi.... Kích thước thay đổi tùy theo các loại hình và trong một loại hình kích thước cũng khác nhau. So với virus, kích thước của vi khuẩn lớn hơn nhiều, có thể quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học. Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là micromet (1 µm = 1/1000 mm). Kích thước và hình thể của các loại vi khuẩn khác nhau thì không giống nhau và có thể còn phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng. Dựa vào hình thể, vi khuẩn được chia ra làm 3 loại lớn. - Các cầu khuẩn: Cầu khuẩn là những vi khuẩn có hình cầu, nhưng cũng có thể là hình bầu dục hoặc ngọn nến, có đường kính trung bình khoảng 1 µm. Cầu khuẩn được chia thành một số loại sau:
+ Song cầu (Diplococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đôi như phế cầu (Streptococcus pneunoniae), lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và não mô cầu (Neisseria meningitidis – Meningococcus). Nếu có nhiều đôi nối đuôi nhau chúng sẽ tạo thành chuỗi.
+ Liên cầu (Streptococci) là những cầu khuẩn đứng thành chuỗi.
+ Tụ cầu (Staphylococci) là những cầu khuẩn đứng thành từng đám như chùm nho như tụ cầu vàng.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Từ khóa » Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là? - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là - Khóa Học
-
Thành Tế Bào Vi Khuẩn Có Vai Trò? - Luật Hoàng Phi
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là?
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là? - TopLoigiai
-
Nêu Chức Năng Của Thành Tế Bào? - TopLoigiai
-
Bài 1 Trang 34 SGK Sinh Học 10. Thành Tế Bào Vi Khuẩn Có Chức ...
-
Thành Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là?
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là - Top Tài Liệu
-
ID10-563. Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là Gì?
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là? - Trắc Nghiệm Online
-
Chức Năng Của Thành Tế Bào Vi Khuẩn Là - Vietjack.online