Những Kiến Thức Cơ Bản Về Xét Nghiệm Protein Trong Nước Tiểu
Có thể bạn quan tâm
1. Protein trong nước tiểu (protein niệu) là gì?
Do cơ chế tái hấp thu protein ở thận nên thông thường sẽ có rất ít hoặc gần như không có sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, tình trạng Protein niệu, trong đó:
-
Protein niệu sinh lý xảy ra với mức protein có trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ.
-
Protein niệu thực sự xảy ra khi lượng protein có trong nước tiểu trên 300mg/ 24 giờ.
Một số trường hợp dưới đây được cho là dễ gặp phải tình trạng protein niệu không thoáng qua:
-
Những trường hợp lao động quá sức.
-
Bệnh nhân đang bị sốt cao.
-
Suy tim phải.
-
Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Protein niệu tư thế: Đây là những trường hợp khi đứng lâu thì chỉ số protein niệu sẽ tăng cao nhưng khi bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và được xét nghiệm khoảng 2 giờ sau đó thì chỉ số này sẽ giảm đi.
-
Phụ nữ có thai: Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Trong ba tháng cuối, chị em có thể gặp phải tình trạng protein trong nước tiểu. Không những thế, thai phụ còn dễ bị tăng huyết áp, phù. Những trường hợp này cần được theo dõi thường xuyên, phòng trường hợp nhiễm độc thai nghén.
Xuất hiện protein trong nước tiểu do những bệnh lý về thận tiết niệu
Những trường hợp xuất hiện protein thường xuyên trong nước tiểu thì rất có thể, bệnh nhân đang phải đối mặt với những bệnh lý về thận tiết niệu hay cũng có thể là do bất thường về protein huyết tương. Cụ thể như sau:
- Protein niệu do bất thường về protein huyết tương: Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc đa u tủy xương, bệnh tan huyết, bệnh hủy cơ vân,... Cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều protein trong lượng phân tử thấp và chúng sẽ được lọc qua cầu thận. Nếu cầu thận lọc quá mức gây tái hấp thụ sẽ bị thải ra ngoài và vì thế sẽ xảy ra hiện tượng protein có trong nước tiểu.
- Protein niệu do bệnh thận tiết niệu: Những trường hợp này được phân chia thành những mức độ như sau:
-
Lượng protein niệu thấp hơn 1g/24h: Thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm thận bể thận, thận đa nang, viêm thận kẽ, xơ mạch thận, và các trường hợp tăng huyết áp.
-
Lượng protein niệu từ 1 đến 3g/24h: Tình trạng này thường gặp ở các bệnh lý cầu thận hay bệnh thận đái tháo đường, kèm theo các biểu hiện như phù mềm, tăng huyết áp, tiểu ít hoặc có thể vô niệu hay tiểu lẫn máu,...
-
Khi lượng protein niệu cao hơn 3,5g/24h: Bệnh nhân có thể mắc phải chứng thận hư kèm theo những biểu hiện như giảm protein máu, tăng cholesterol, phù nhiều và phù rất nhanh.
2. Xét nghiệm chẩn đoán protein trong nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu chính là cách để phát hiện protein có trong nước tiểu hay không, đồng thời sử dụng các phương pháp để đo lượng protein cụ thể như thế nào. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng. Những trường hợp sau được cho là nên thực hiện xét nghiệm này:
-
Những trường hợp chức năng thận kém.
-
Bệnh nhân bị tăng huyết áp.
-
Người bệnh đái tháo đường.
-
Một số bệnh nhân mắc những bệnh về tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim mạch vành, bệnh suy tim.
-
Bệnh lupus ban đỏ.
-
Trường hợp có người nhà bị bệnh thận.
-
Người bệnh có dấu hiệu tiểu ra máu.
-
Phụ nữ đang mang thai.
Thực hiện lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm như sau:
Lấy mẫu nước tiểu ngẫu nhiên, hay mẫu nước tiểu lần thứ 2 của buổi sáng. Nhưng lưu ý rằng, kết quả của xét nghiệm có thể là dương tính giả đối với những trường hợp máu có trong nước tiểu không phải là từ đường tiết niệu mà là do kinh nguyệt, dịch tiết từ đường sinh dục. Hơn nữa, nếu các trường hợp uống nhiều nước hoặc truyền dịch khiến cho nước tiểu bị loãng thì kết quả cũng có thể thay đổi.
Bảo quản nước tiểu xét nghiệm trong điều kiện nhiệt độ mát từ 2 đến 8 độ C
Chuyên gia khuyên bạn, trước khi lấy nước tiểu nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và nên bỏ một lượng nhỏ nước tiểu đầu bãi rồi sau đó mới hứng lấy nước tiểu để lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt nên thu thập hết được lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ mát.
Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách thu thập nước tiểu:
- Chuẩn bị:
Lưu ý, cần chuẩn bị dụng cụ đựng nước tiểu thật sạch sẽ, khô, rộng, không còn chất tẩy rửa, có nắp đậy và chứa được khoảng 3 lít, tốt nhất là nên dùng can sạch bằng nhựa.
Cách bảo quản: Nên bảo quản với điều kiện mát mẻ, có thể dùng thùng bảo quản với nhiệt độ từ 2 - 8 độ C là tốt nhất.
Nên chuẩn bị dụng cụ để đong nước tiểu với độ chính xác càng cao thì càng tốt).
- Thu thập nước tiểu:
Đi tiểu hết và sau đó ghi giờ để đảm bảo theo dõi chính xác.
Bất cứ lần tiểu nào, bạn cũng cần hứng vào can nhựa dù là tiểu lúc đang tắm, tiểu khi đi đại tiện.
Chờ tới khi thời lượng đã đủ 24 giờ, bạn hứng lấy nước tiểu lần cuối cùng.
Đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác
Đo và ghi chép lại thể tích nước đồng thời trộn nước tiểu, sau đó lấy 10ml nước tiểu đã trộn và gửi đi xét nghiệm trong khoảng khoảng dưới 60 phút là tốt nhất.
Trên đây là những kiến thức về tình trạng protein trong nước tiểu. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là một trong những đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm và chẩn đoán bệnh, trong đó bệnh viện luôn chú trọng đến các gói khám về Thận - Tiết niệu. Các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này cũng luôn luôn sẵn sàng điều trị tận tình cho người bệnh với phương châm tất cả vì sức khỏe người bệnh.
Các gói khám đa dạng giúp phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng và giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh. Bạn có thể liên hệ tới số 1900 56 56 56 để biết thêm thông tin chi tiết.
Từ khóa » đạm Trong Nước Tiểu Cao
-
Protein Niệu - Rối Loạn Di Truyền - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Protein Trong Nước Tiểu Là Gì? Triệu Chứng Và điều Trị • Hello Bacsi
-
Protein Niệu Là Gì, Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn đoán Bệnh ...
-
Định Lượng Protein Trong Nước Tiểu: Khi Nào Cần Thực Hiện? - Vinmec
-
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PROTEIN TRONG NƯỚC TIỂU LÀ GÌ?
-
Chỉ Số Protein Niệu Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu Thai Phụ Nói Lên điều Gì
-
Nước Tiểu Có đạm - Tuổi Trẻ Online
-
Protein Trong Nước Tiểu Cao Bất Thường ở Trẻ Em - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bệnh Đạm Niệu: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Protein Niệu: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Thận
-
Protein Trong Nước Tiểu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Bệnh đạm Niệu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Protein Niệu (Đạm Niệu): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán ...
-
PROTEIN NIỆU - Health Việt Nam