Những Kiến Thức Nhất định Phải Biết Nếu Muốn Chiến Thắng Sốt Virus
Có thể bạn quan tâm
1. Sốt virus là gì? Triệu chứng ra sao?
Sốt virus là bệnh gây nên bởi virus khiến người bệnh bị sốt cao đột ngột trên 38.5 độ C trong khoảng 5 - 10 ngày. Có rất nhiều loại virus là tác nhân gây ra bệnh lý này trong đó phổ biến nhất là virus cảm lạnh (phổ biến nhất gồm chủng Rhinovirus hoặc Enterovirus) tác động đến đường hô hấp trên.
Người bị sốt virus thường sốt rất cao, nhất là về buổi chiều
Người bị sốt virus thường có các triệu chứng sau:
- Sốt cao
Sốt do virus thường khiến người bệnh sốt cao trên 38.5 - 41 độ C. Thân nhiệt của họ thường tăng dần, lúc nóng lúc lạnh và khi sốt cao quá có thể bị co giật.
- Mệt mỏi
Do những cơn sốt cao kéo dài nên cơ thể dần rơi vào trạng thái mất cân bằng từ đó gây nên cảm giác uể oải, khó chịu, mệt mỏi.
- Đau đầu và đau nhức toàn thân
Người bị sốt virus thường có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, thân nhiệt tăng cao khiến cho toàn thân đau nhức, đau nhất là ở cơ bắp.
- Khát nước, đắng miệng, chán ăn
Nhiệt độ tăng cao khiến người bệnh bị mất nước nên thường xuyên cảm thấy khát nước dù đã uống rất nhiều nước, miệng đắng nên chán ăn và ăn không ngon.
- Nôn
Tùy từng trường hợp có thể nôn khan hoặc nôn sau ăn.
- Nổi hạch
Hạch nổi ở đầu, mặt, cổ, có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
- Phát ban
Sau khi sốt khoảng 2 - 3 ngày, trên da người bệnh sẽ nổi các nốt mẩn đỏ li ti.
- Biểu hiện đường hô hấp
Sốt virus cũng gây ra các triệu chứng đường hô hấp như: sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, rát họng, ho, khó thở,...
- Mắt đau nhức
Cơn sốt sẽ khiến người bệnh cảm thấy mắt đỏ lên, đau trong nhãn cầu, cơn đau ở mắt thường rất khó chịu.
2. Phân biệt sốt virus với sốt xuất huyết
Do sốt virus có giai đoạn phát ban nên không ít người nhầm lẫn với sốt xuất huyết. Để tránh rơi vào tình trạng này, hãy nhớ cách phân biệt bệnh như sau:
- Xét nghiệm
Sốt xuất huyết gồm các loại xét nghiệm: Test Dengue và công thức máu. Nếu Test Dengue dương tính thì đây là sốt xuất huyết.
- Hiện tượng xuất huyết
Quan sát hiện tượng xuất huyết sẽ thấy sốt xuất huyết bị xuất huyết dưới nhiều hình thức: chân răng, da, dạ dày,...
3. Tính chất nguy hiểm của sốt virus như thế nào?
Về cơ bản thì sốt virus là bệnh lý lành tính, có thể tự khỏi khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Thời gian khỏi bệnh tùy vào thể trạng của từng người. Thường thì chỉ khoảng 5 - 10 ngày là sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, một khi sốt kéo dài, không được điều trị đúng hướng thì sốt virus lại có nguy cơ gây nên những biến chứng khôn lường:
Viêm cơ tim là biến chứng nguy hiểm do sốt virus không được điều trị kịp thời
- Viêm phổi
Có thể xếp viêm phổi vào hàng biến chứng nặng do sốt virus gây ra. Lúc này, con đường lây nhiễm của virus sẽ dễ dàng hơn và bệnh có cơ hội bùng phát thành dịch.
- Viêm dây thanh quản
Dây thanh quản sưng, viêm là hệ lụy do virus theo đường hô hấp xâm nhập vào các cơ quan của cơ thể trong đó có thanh quản. Nó khiến cho người bệnh có những cơn thở rít, khó thở, thiếu oxy và thậm chí cần phải dùng bình oxy để trợ thở.
- Viêm cơ tim
virus theo tuần hoàn máu về tim có thể gây viêm cơ tim.
- Biến chứng não
Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất do nhiễm virus. Lúc người bệnh xuất hiện triệu chứng co giật, hôn mê sâu tức là bệnh đã biến chứng vào não, nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề trong tương lai, nặng nhất có thể đánh mất sự sống.
4. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân sốt virus
4.1. Thời điểm nên gặp bác sĩ
Thường thì các trường hợp sốt virus mức độ nhẹ có thể tự xử lý tại nhà mà không cần gặp bác sĩ; nhưng khi nhận thấy các dấu hiệu sau, tốt nhất, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt không có dấu hiệu hạ nhiệt.
- Có những cơn đau đầu nghiêm trọng.
- Đau ngực, khó thở, đau bụng.
- Nôn nhiều.
- Nổi ban nhanh chóng.
- Cứng cổ.
- Co giật.
- Lú lẫn.
4.2. Chăm sóc và điều trị
Tính đến thời điểm này, việc điều trị sốt virus chủ yếu nhằm hướng vào hỗ trợ trị triệu chứng, không có thuốc đặc trị. Vì thế người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định do bác sĩ đề ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm sốt nhanh chóng sau:
Chườm ấm giúp hạ nhiệt khi sốt virus
- Tăng cường bổ sung nước
Bổ sung nhiều nước sẽ khiến cơ thể bớt Mệt mỏi, giảm nhiệt, chất độc hại được thải bớt ra bên ngoài. Có thể bù nước bằng các loại nước trái cây, nước lọc, sinh tố, dung dịch điện giải,...
- Dùng thuốc hạ sốt phù hợp
Khi thân nhiệt trên 38.5 độ C là lúc nên dùng thuốc hạ sốt để tránh tình trạng thân nhiệt tăng cao gây biến chứng nguy hiểm.
- Chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát
Chườm nước ấm ở trán, nách, bẹn sẽ hỗ trợ hạ sốt rất tốt. Ngoài ra người bệnh cũng nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm bớt nhiệt cho cơ thể.
- Bổ sung chất dinh dưỡng
Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh. Vì thế, tốt nhất nên tăng cường bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày và tránh các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ vì chúng làm nhiệt độ cơ thể dễ bị tăng lên.
- Luyện tập thể dục thể thao
Tập các bài tập thể dục vừa sức cũng là một cách tăng cường sức đề kháng để cơ thể nhanh hồi phục hơn.
Với những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng giúp bạn nhận diện đúng và biết cách đối phó để ngăn ngừa những biến chứng do sốt virus gây ra. Nếu vẫn băn khoăn không biết tình trạng bệnh của mình có phải sốt virus hay không, đừng e ngại, chỉ cần nhấc máy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp.
Từ khóa » Nhìn Phát ớn
-
Triệu Chứng ớn Lạnh Trong Người - Tìm Hiểu Từ A đến Z
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Mồ Hôi Lạnh: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Vinmec
-
Thường Xuyên Bị Mệt Tim, Cảm Giác ớn Lạnh Và Tim đập Loạn Xạ Là ...
-
Tiếp Cận Bệnh Nhân đau đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Rối Loạn Giải Thể Nhân Cách/tri Giác Sai Thực Tại - MSD Manuals
-
Nghe Sởn Gai Ốc Ớn Lạnh ĐÔI MẮT NHÌN THẤU TÂM LINH #cực Hay
-
Nghe Sởn Gai Ốc Ớn Lạnh - Chuyện Nhân Quả Báo Ứng - YouTube
-
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Bệnh Sốt Rét
-
Các Loại đau đầu Thường Gặp: Nguyên Nhân, Cách điều Trị | Hapacol
-
Rối Loạn đường Tiêu Hóa Trên (Thực Quản Và Dạ Dày)
-
Bộ Y Tế Khuyến Cáo 6 Biện Pháp Phòng, Chống Bệnh đậu Mùa Khỉ