Những Kinh Nghiệm Khi Làm Thủ Tục ở Sân Bay Tân Sơn Nhất
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm khi làm thủ tục ở sân bay Tân Sơn Nhất
Đi du lịch tham quan Sài Gòn bằng đường hàng không vừa nhanh chóng lại vừa đơn giản. Nhưng việc làm thế nào để lên đúng chuyến, ra đúng cửa đến cách ký gửi hành lý…. vẫn còn khá khó khăn với nhiều người, xin chia sẻ một số kinh nghiệm làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất để bạn không phải lo lắng với hành trình của mình.
Kinh nghiệm chuẩn bị hành lý tại sân bay Tân Sơn Nhất
Đây là kinh nghiệm khi làm thủ tục tại sân bay bạn nên lưu ý. Theo quy định, hành lý xách tay mà bạn được phép mang chỉ tối đa 7kg. Do vấn đề về an ninh, bạn không được mang theo dao, kéo, vũ khí, bật lửa… Tùy theo tấm vé và đăng ký ban đầu, bạn có thể được gửi tối đa khoảng 20 kg hoặc 30 kg hành lý. Quá số cân này, bạn sẽ bị yêu cầu chia thành hai kiện. Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu đồ đạc của mình bằng những dấu hiệu nào bạn dễ nhận thấy nhất.
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục, nhân viên sẽ hướng dẫn các bạn lên máy bay
Làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, hành lý bạn mang theo sẽ được chia làm hai loại:
- Đồ xách tay: là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, … tuỳ theo quy định của từng hãng hàng không
- Đồ ký gửi: thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tuỳ theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền. Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.
Bạn sẽ tìm các quầy của hãng hàng không mà bạn đi ở khu departure. Nếu đã đến giờ check-in, các quầy sẽ có nhân viên phục vụ. Nếu vé của bạn chưa ghi chỗ ngồi mà bạn muốn chọn chỗ thì nên đến sớm để xếp hàng. Tùy theo hạng vé mà bạn xếp hàng vào quầy tương ứng. Trước khi đi vào các quầy để làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, bạn có thể phải đi qua trạm kiểm soát đồ.
Bạn phải đưa vé máy bay, chứng minh thư hoặc hộ chiếu/visa cho nhân viên tại quầy kiểm tra, nếu có đồ gửi bạn đưa lên bàn cân, nhân viên có thể kiểm tra luôn hành lý xách tay của bạn có hợp lệ không. Nếu vé của bạn chưa ghi chỗ ngồi và là chuyến bay ngắn, bạn có thể đề nghị được ngồi cạnh cửa sổ. Nhân viên hãng bay sẽ kiểm tra xem còn chỗ không và sắp xếp. Kinh nghiệm khi lên máy bay là bạn nên ngồi cạnh cửa sổ, như vậy bạn sẽ không bị quấy rầy bởi người ngồi phía trong khi họ muốn ra ngoài, hoặc bạn có thể ngắm cảnh khi máy bay cất/hạ cánh.
Sau khi xong thủ tục đi máy bay, bạn sẽ nhận lại vé máy bay, giấy tờ, thẻ lên máy bay (Boarding Pass) và cuống vé tương ứng với hành lý gửi. Bạn phải giữ cuống vé cho đến khi ra khỏi sân bay. Trên thẻ Boarding Pass ghi địa chỉ phòng đợi tức là cổng mà bạn sẽ phải có mặt trước khi lên máy bay, thời gian phòng đợi mở cửa, số ghế trên máy bay của bạn.
Kinh nghiệm khi đến muộn và không kịp làm thủ tục bay
Nếu bạn đến muộn khi quầy làm thủ tục đã đóng chuyến bay, bạn sẽ không thể thực hiện chuyến bay đó. Tuỳ vào điều kiện vé, vé của bạn có thể không có giá trị để đi trên các chuyến bay thay thế khác hoặc bạn sẽ phải trả thêm tiền chênh lệch vé và/hoặc phí đổi vé để đổi vé mới. Điều nay làm mất rất nhiều thời gian và có khi làm hỏng cả những công việc quan trọng của bạn. Cho nên, để đảm bảo thời gian làm thủ tục chuyến bay và kiểm tra an ninh cũng như dự trù cả những trường hợp gây đến trễ giờ như tắc đường, kinh nghiệm làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất là bạn nên tới sân bay ít nhất 60 phút trước chuyến bay nội địa và 120 phút trước giờ khởi hành các chuyến bay quốc tế.
Kinh nghiệm xử lý khi bị sân bay từ chối làm thủ tục
Nếu sân bay từ chối làm thủ tục bay cho bạn, hãy xem lại xem bạn có vướng vào một trong hai trường hợp sau hay không. Thứ nhất, bạn mua vé trên trang web của hãng hàng không bằng thẻ thanh toán của người nhà, bạn bè hoặc nhờ ai đó mua trên mạng bằng thẻ của họ. Thứ hai, bạn mua trên mạng bằng thẻ của mình nhưng lại quên đem theo. Cả 2 trường hợp này đều không được chấp nhận ở một số hãng hàng không để tránh khả năng dữ liệu thẻ của khách bị thấy lạc.
Cho nên, để không vướng vào rắc rối này, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất như sau:
- Dùng chính thẻ ngân hàng của mình khi mua vé máy bay trên mạng và nhớ mang theo thẻ ra sân bay lúc làm thủ tục. Nếu bạn đi cùng một nhóm, việc mua vé cho họ bằng thẻ của bạn sẽ không có vấn đề gì vì khi làm thủ tục, bạn có thể xuất trình được thẻ đã dùng để mua.
- Nếu bạn nhờ ai đó mua giúp vé trên mạng bằng thẻ của họ, bạn hãy nói người mua giúp đem thẻ đó ra khi làm thủ tục ở sân bay, nhân viên sẽ xác nhận thẻ dùng để thanh toán. Thông thường nhân viên hàng không sẽ yêu cầu chủ thẻ xuất trình giấy chứng minh/hộ chiếu cùng thẻ ngân hàng để làm xácnhận.
- Trường hợp bạn mua vé của một hãng hàng không không có đại diện ở Việt Nam, bạn có thể liên hệ với họ để hỏi xem quy trình xác nhận thẻ đã dùng mua vé trên mạng với tên của người khác.
Bạn nên đến trước 2 tiếng để làm thủ tục
Kinh nghiệm khi lên máy bay
Sau khi đã làm hết các thủ tục đi máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay hoặc ra xe bus để đến chân máy bay.
Kinh nghiệm trên máy bay là ghế ngồi có thể ngả ra đằng sau cho thoái mái, ở gầm ghế phía trước có thể có cái để chân. Tuy nhiên, lúc máy bay cất/hạ cánh bạn phải để lưng ghế thẳng, không sử dụng cái để chân, không sử dụng các thiết bị điện tử. Mỗi ghế ngồi có một số nút điều khiển riêng như đèn, nút gọi tiếp viên. Các máy bay đường dài có màn hình video, radio và điều khiển cho mỗi chỗ ngồi. Lưng ghế phía trước có bàn ăn gấp lại, phía dưới là một tập thông tin. Bạn có thể cầm theo các tạp chí quảng cáo lúc xuống máy bay, riêng hướng dẫn an toàn trên máy bay thì không được lấy. Phía trên ghế ngồi có biển báo chỉ dẫn khi nào thì phải đeo dây bảo hiểm, được phép hút thuốc hay không. Khi máy bay cất/hạ cánh hoặc khi đi vào vùng xốc (có đèn hiệu thông báo), bạn phải đeo dây bảo hiểm.
Thủ tục lấy đồ tại sân bay Tân Sơn Nhất
Hành lý bạn gửi lúc check-in được đưa ra trên các dây chuyền. Có thể có nhiều dây chuyền được đánh số hoặc ghi chỉ dẫn, bạn xem bảng điện tử/bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng với chuyến bay của bạn mà lấy đồ. Nếu không tìm thấy đồ của mình bạn phải thông báo ngay đến phòng khai báo mất đồ/thất lạc (Lost and Found) hoặc liên hệ với hãng hàng không của chuyến bay mà bạn vừa đi, nằm xung quanh đó và đưa ra cuống vé tương ứng với hành lý bị thất lạc. Nếu bạn đi ra khỏi khu vực này mà chưa khai báo mất/thất lạc đồ thì bạn không thể vào lại mà khiếu nại được nữa. Đây là một trong những kinh nghiệm làm thủ tục ở sân bay Tân Sơn Nhất mà bạn nên ghi nhớ.
Với những kinh nghiệm về làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất, duhoc.qag.vn hy vọng các bạn sẽ an tâm cho chuyến du lịch Sài Gòn của mình. Chúc các bạn có một chuyến du lịch Sài Gòn vui vẻ.
Từ khóa » Nội Quy Sân Bay Tân Sơn Nhất
-
Hướng Dẫn Thủ Tục Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất
-
Trang Chủ Cảng Hàng Không Quốc Tế Tân Sơn Nhất
-
Quy định Mới Nhất Với Hành Khách đi, đến Sân Bay Tân Sơn Nhất
-
Hành Khách đi Máy Bay Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất Cần Lưu ý Gì? - VOV
-
Các Bước Làm Thủ Tục Bay Nội địa Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất
-
Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Check In Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất Chi Tiết Nhất
-
Thủ Tục Xuất Cảnh Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất | Các Giấy Tờ Cần Thiết
-
Hành Khách đến Sân Bay Tân Sơn Nhất Cần điều Kiện Gì?
-
TP.HCM: Cải Tiến Quy Trình Kiểm Dịch Y Tế Tại Cảng Hàng Không Quốc ...
-
Hành Khách Tới Sân Bay Tân Sơn Nhất Cần đáp ứng điều Kiện Gì?
-
Quầy Làm Thủ Tục Tại Sân Bay Tân Sơn Nhất Gặp Sự Cố Máy Chủ
-
Sân Bay Tân Sơn Nhất đông Kín Người đi Du Lịch Ngày Cận Cuối Tuần
-
Sân Bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất – Wikipedia Tiếng Việt