Những Kinh Thành Xưa Cũ Thổi Hồn Vào Lịch Sử Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Tin nóng:
-
Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
-
Giáo dục: Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nêu 10 yếu tố hình thành trạng thái hạnh phúc cho người học
-
Môi trường - Đô Thị: Nhiều công trình thủy lợi xuống cấp cần tu bổ, nâng cấp
-
Đoàn - Hội: Đổi mới công tác nữ công theo hướng thiết thực, hiệu quả
-
Trong tỉnh: Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao
-
Kinh tế: Đại hội Hội Doanh nghiệp thành phố Phủ Lý lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029
-
Sức khỏe: Nấm tốt cho sức khỏe, nhưng nên ăn bao nhiêu là phù hợp
-
Xã hội: Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam xây dựng trường học không khói thuốc
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha chẳng những đã để lại cho chúng ta một dải non sông tươi đẹp, mà còn cả một quá khứ lịch sử vẻ vang, với bao truyền thống anh hùng và những dấu vết vàng son còn tồn đọng mãi với thời gian.
Biết bao nhiêu triều đại, biết bao nhiêu trận thắng quân xâm lăng để bảo vệ non sông gấm vóc để hôm nay, chúng ta có một cuộc sống ấm no, đủ đầy và vươn vai hội nhập. Theo dòng chảy của thời gian, quá khứ đã lùi xa nhưng những dấu tích lừng lẫy của những kinh đô xưa cũ một thời vẫn hằn in trong lòng nhiều thế hệ.
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Và Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Hoàng Thành Thăng Long
Được vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt, thành Thăng Long đã đóng vai trò kinh đô của nước Việt Nam qua các triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, rồi Lê Trung hưng, kéo dài khoảng 750 năm. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích là 18.395 ha bao gồm các khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích khác còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội như Đoan Môn, cột cờ Hà Nội, điện Kính Thiên, nhà D67, Bắc Môn, Hậu Lâu, tường thành và 8 cổng hành cung dưới thời Nguyễn.
Hiện nay, trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long, chỉ còn lại dấu vết nền điện Kính Thiên, là cung điện quan trọng nhất, nơi các vua Lê thiết triều. Những năm gần đây, trước mỗi dịp Tết Nguyên đán, nhà nước đều tổ chức làm lễ dâng hương trên nền điện này để tưởng nhớ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc.
Cột cờ Hà Nội thuộc quần thể Hoàng thành Thăng Long
Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư là quần thể di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam đồng thời là một trong 4 vùng lõi của quần thể di sản thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận. Hệ thống di tích ở Hoa Lư liên quan đến sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thuộc ba triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý, tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tông trong lịch sử.
Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968…. Ngày nay dấu tích của Cố Đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100km về phía Nam. Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi (42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc.
Cố đô Hoa Lư
Ngày nay, hình ảnh của Cố đô Hoa Lư tuy không còn nguyên vẹn mà thay vào đó là đền thờ: Vua Đinh - Vua Lê được dựng ngay trên nền của Cố Đô Hoa Lư xưa. Hai ngôi đền cách nhau khoảng 500m, do khoảng cách gần nhau nên du khách thường gọi “ Cố Đô Hoa Lư ” là “ Đền Vua Đinh - Vua Lê ”. Cố đô Hoa Lư trở thành quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ của Việt Nam, và cũng là nơi được tổ chức UNESCO công nhận là một trong bốn vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Cùng với bề dày thời gian lên tới hơn 1000 năm, nơi đây là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
Cố đô Huế
Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802, sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị.
Những di tích của kinh thành một thời còn sót lại đến nay là Đại Nội Kinh thành Huế và những lăng tẩm của các vị vua. Nơi đây hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch gần xa ghé đến để tìm hiểu về dấu vết vàng son của kinh đô một thời.
Quần thể di tích Cố đô Huế
Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đến tham quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.
Người ta đến Huế không chỉ thưởng thức những cảnh đẹp lãng mạn, thơ mộng mà nơi đây còn lưu giữ vết tích Đại Nội Huế, chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Đại Nội Huế là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính mà bạn chắc chắn không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế.
Ngọ Môn quan
Thời gian chính là liều thuốc giúp con người lãng quên mọi thứ nhanh nhất, nhưng có những thứ vượt qua được sự khắc nghiệt của thời gian và sự lãng quên quá khứ của người đời để sống mãi. Như những chốn kinh đô xưa cũ dù trải qua bao thăng trầm bể dâu vẫn luôn là minh chứng sống thổi hồn lưu giữ những trang lịch sử dân tộc.
Theo Báo Du lịch
Hải Phong
Bình luận bài viết
Gửi bình luậnBình luận
Tin bài khác Cuối năm, rộ lừa đảo vé máy bay, phòng khách sạn Mùa săn mây cực phẩm ngay thị xã Sa Pa Kinh nghiệm thuê phòng tiện và rẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ-
Ba lợi thế khi đi du lịch mùa thấp điểm
-
5 điểm đến ở Việt Nam cho người thích đi một mình
-
10 điểm khám phá ở Incheon
-
Sẽ không miễn vé tham quan di tích Huế 3 ngày Tết Nguyên đán
-
Ba làng du lịch tốt nhất thế giới tại Việt Nam
-
Bí ẩn rừng cây lộn ngược giữa hồ nước kỳ ảo
-
Mùa săn mây đẹp nhất trên đỉnh Fansipan
-
5 điểm đến phù hợp với trào lưu du lịch một mình
Truyền hình Internet
Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương
- Gần 230 VĐV tham gia Giải Bóng bàn Báo Hà Nam lần thứ XIII năm 2024
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 11
- Giải bóng Bàn cúp Báo Hà Nam, nơi hội tụ những người yêu bóng bàn tỉnh Hà Nam
- Tiếp tục đổi mới, hướng công tác trợ giúp pháp lý về cơ sở
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 28 tháng 10 đến 1 tháng 11
- Điểm tin nổi bật trong tỉnh tuần từ ngày 21 - 25/10
Tin mới
-
Trung Quốc trang bị những 'vũ khí' gì cho cuộc chiến thương mại 2.0 với Mỹ?
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia
-
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nêu 10 yếu tố hình thành trạng thái hạnh phúc cho người học
-
Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao
-
Đổi mới công tác nữ công theo hướng thiết thực, hiệu quả
-
Nhiều công trình thủy lợi xuống cấp cần tu bổ, nâng cấp
-
Các dấu hiệu khung gầm ô tô gặp hư hỏng mà chủ xe không nên bỏ qua
-
Công bố kính mắt chống co giật cho người động kinh
Đọc nhiều
-
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đinh Thị Lụa dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Trường THPT A Kim Bảng
-
Trường THPT C Thanh Liêm kỷ niệm 20 năm ngày thành lập
-
Bảo đảm quyền lợi cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
-
Trường THCS xã Ngọc Sơn kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
-
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy dự Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Tiểu học Lương Khánh Thiện
-
UBND tỉnh thảo luận các nội dung trình Kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh
- Đặt làm trang chủ
- Thông tin tòa soạn
- Liên hệ quảng cáo
- Đường dây nóng 0982 711 566
- Sơ đồ website
- Về đầu trang
Từ khóa » Những Thành Trị Còn Sót Lại ở Việt Nam
-
5 Thành Cổ Nổi Tiếng Của Việt Nam
-
Dấu Tích Những Tòa Thành Cổ ở Việt Nam - VnExpress Du Lịch
-
Ngược Dòng Thời Gian đến Thăm Những Cổ Thành Việt Nam - Vietravel
-
“Điểm Danh” Những Thành Cổ Nổi Tiếng ở Việt Nam | Báo Dân Trí
-
Top Các Thành Cổ Là Kinh Thành Và Thành Lũy Cổ ở Việt Nam
-
Ngược Dòng Thời Gian đến Thăm Những Cổ Thành Việt Nam
-
Thành Kèn - Ngôi Thành Cổ Nhất Nam Bộ - Hànộimới
-
Kiến Trúc Cổ Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Thờ Lý Thường Kiệt-di Tích Cổ Xưa Nhất Còn Sót Lại ở Việt Nam ...
-
Vấn Vương Thành Cổ - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Việt Nam Nỗ Lực Khắc Phục Hậu Quả Bom, Mìn, Vật Nổ Sau Chiến Tranh
-
Thành Cổ Hà Nội - The Q Hotel Hanoi
-
Những Dấu ấn Lịch Sử Tại Trường Bồ Đề
-
Hoàng Thành Thăng Long, Tìm Về Dấu Ấn Lịch Sử Vàng Son - Klook