Những Kỹ Thuật Cơ Bản Dành Cho Người Vẽ Màu Nước (Phần 1)
Có thể bạn quan tâm
Để vẽ được một bức họa màu nước, các họa sỹ cần phải kết hợp rất nhiều kỹ thuật vẽ màu nước từ cơ bản nhất đến phức tạp nhất. Để đánh giá một bức tranh màu nước có đẹp hay không, ngoài cảm nhận của người xem, việc sử dụng những kỹ thuật ấy ra sao, đạt hiệu quả thế nào cũng được các nghệ sỹ hết sức coi trọng.
Monster Lab xin được giới thiệu đến các bạn 5 kĩ thuật màu nước cơ bản nhất. Hãy áp dụng mỗi ngày để bức vẽ của bạn không chỉ đẹp mà còn chuẩn nữa nhé!
1. Layering (Tạo lớp)
Kỹ thuật này là khá đơn giản. Các màu sắc đối lập được pha trộn với nhau. Sau khi tô các lớp đầu tiên, hãy để cho nó khô. Chỉ khi lớp đầu tiên khô hẳn, bạn mới được đi lớp thứ hai. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời để nổi bật đối tượng bạn muốn trên nền tranh.
2. Kỹ thuật cọ khô
Ở đây, lượng nước nên sử dụng ít nhất có thể. Thực tế, chỉ cần làm cho cọ vẽ của bạn hơi ẩm. Giữ cọ vẽ của bạn ở một góc để có được một hiệu ứng tốt nhất. Kỹ thuật màu nước này sẽ hình thành những vết khô trên giấy giúp thể hiện kết cấu của sự vật. Các họa sỹ thường áp dụng kĩ thuật này khi muốn thể hiện tiếng ầm ầm của sóng, sự lởm chởm của cỏ úa, bề mặt của tường, v…v…
3. Kỹ thuật ướt và khô
Phương pháp này sử dụng cả hai khả năng thấm ướt của màu nước và khả năng khô tự nhiên để tạo thành một kết cấu khô. Lấy một chút màu nước vừa đủ. Kéo cọ vẽ và sau đó nhấc cọ vẽ của bạn theo chiều dọc và đi một nét dứt khoát để tạo một vệt khô ở cuối. Chỉ đi một nét duy nhất bạn mới có thể tạo thành một kết cấu đẹp và như ý. Cỏ khô là một ví dụ về kĩ thuật này.
4. Kĩ thuật xịt nước
Kỹ thuật này sử dụng nước để tạo ra những kết cấu loang đẹp mắt cho tranh. Đi các nét màu trên giấy và sau đó lấy một bình nước phun sương trên đó. Loại bình xịt mà tôi sử dụng không tạo loang nhiều nhưng nếu bạn dùng một trong những loại sử dụng để tưới cây, nó sẽ hiệu quả hơn.
Nó tạo nên những hoa văn đẹp mắt tại những nơi bạn xịt xuống. Vì vậy, cần cẩn thận che chắn ở các khoảng xung quanh trong khi bạn phun.
5. Chấm cồn
Dùng miếng bông nhỏ đi các đường viền của hình ảnh lên giấy sẽ tạo những hiệu ứng trong suốt và tự nhiên. Bạn có thể áp dụng kĩ thuật này khi vẽ giọt nước, kim cương. Nếu bạn muốn chồng thêm những màu khác, bạn cần phải chờ cho lớp màu cũ thật khô rồi mới tiếp tục.
Hy vọng, những kỹ thuật này có thể giúp cho bước đầu đến với màu nước của bạn! Đón chờ phần 2 về các kỹ thuật vẽ màu nước của MonsterLab các bạn nhé!
Đăng ký ngay khóa học vẽ màu nước cơ bản online tại Monster Lab để sở hữu tất cả kỹ năng cần thiết của vẽ màu nước nhé!
Nguồn: Inkstruck Biên dịch: Monster Lab
Từ khóa » Cách Tô Màu Nước Sao Cho đẹp
-
18 Kỹ Thuật Màu Nước Mọi Họa Sĩ Nên Biết
-
Những Tips Và Cách Tô Màu Nước đẹp Mà Các Newbie Không được ...
-
8 Kỹ Thuật Sử Dụng Màu Nước Cho Người Mới Bắt đầu - MyThuatMS
-
9 Kỹ Thuật Vẽ Màu Nước Cơ Bản - YouTube
-
15 Cách Tô Màu Nước Cơ Bản Nhất Mọi Họa Sĩ Cần Biết - Unica
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
VẼ MÀU NƯỚC - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT - DO ART
-
Học Vẽ Màu Nước Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Một Số Kỹ Thuật Tô Màu Nước Cơ Bản | Moko's Story
-
4 Lỗi Thường Gặp Khi Vẽ Màu Nước
-
DẠY BÉ CÁCH PHA MÀU NƯỚC CÙNG NHIỀU KỸ THUẬT VẼ ...
-
HƯỚNG DẪN VẼ BẦU TRỜI ĐÊM BẰNG MÀU NƯỚC – K-studio
-
Cách Tô Màu Nước Trên Giấy A4, Vẽ Tranh Phong Cảnh ...