Những Lần Hóa Thân Của Tấm Và ý Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn
Nội dung chính Show- Bài tham khảo
- 1. Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám, mẫu 1:
- 2. Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám, mẫu 2:
- Video liên quan
Đề bài: Qua việc tìm hiểu truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị hãy trình bày cảm nhận về những lần hóa thân của Tấm. Những lần của Tấm có ý nghĩa gì?
Bài tham khảo
Tấm Cám là câu chuyện cổ tích thần kì, để truyền tải những thông điệp, khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng, nơi cái thiện, điều tốt được bảo vệ, tác giả dân gian đã sử dụng những kết hợp những yếu tố thần kì. Trong truyện, Tấm đã có bốn lần hóa thân, bốn lần hồi sinh thần kì sau khi bị mẹ con Cám liên tiếp hãm hại.
Bốn lần hóa thân là quá trình trưởng thành của Tấm trong nhận thức và hành động chống lại cái ác, sự triệt tiêu tàn nhẫn, vô lí mà mẹ con Cám mang đến cho mình. Tấm từ một cô gái trong sáng, ngây thơ nạn nhân của những âm mưu thâm độc của mẹ con Cám đã dần trở nên mạnh mẽ với những hành động đấu tranh cụ thể để giành lại hạnh phúc của mình.
Lần hóa thân đầu tiên, Tấm đã hóa thân thàn chim vàng anh, ngày ngày cất tiếng hót trong trẻo, quấn quýt và mang lại niềm vui cho nhà vua. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian để cho lần hóa thân của cô Tấm dưới hình thức của chim vàng anh, chim vàng anh là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, thánh thiện đồng thời cũng qua lần hóa thân đầu tiên này ta cũng nhận ra sự thay đổi ở cô Tấm, không còn là cô Tấm yếu đuối, bị động như trước mà đã chủ động trong việc nắm giữ hạnh phúc của mình.
Lần hồi sinh thứ hai, Tấm hóa thân thành cây xoan đào xanh tươi, rợp bóng mát che chở cho nhà vua nằm nghỉ trưa. Cây xoan đào xanh tốt cũng như sức sống mạnh mẽ của cô Tấm, lòng cây xoan màu hồng cũng như tấm lòng thủy chung, son sắc của Tấm với nhà vua dù trải qua bao thăng trầm cũng không thay đổi. Khi bị mẹ con Cám phát hiện, chặt cây làm khung cửi, Tấm đã có những hành động đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn, đó là những lời nói đầy nghiêm khắc: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra…”
Lần thứ ba, Tấm hóa thân thành cây thị – loại cây dân dã, quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của người dân quê. Cây thị mộc mạc, giản đơn nhưng trái thị lại thơm ngát xuyến xang lòng người. Hương thơm của quả thị cũng chính là hương thơm tỏa ra từ tấm lòng thiện lương, thơm thảo của Tấm. Trải qua bao kiếp nạn, Tấm bước ra từ quả thị trở lại là chính mình, sự sống sau nhiều lần bị vùi dập đã trở nên vô cùng mạnh mẽ, tự tin và chủ động và kiên quyết hơn trong việc đấu trạnh giành lại hạnh phúc của mình.
Như vậy, qua bốn lần hóa thân của cô Tấm, người đọc cảm nhận được quá trình trưởng thành của của cái Thiện trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với cái ác.
Xem thêm: Phân tích đoạn thơ Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều
Theo Vanmauonline.com
Đề bài: Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám
Mục Lục bài viết:1. Bài mẫu số 12. Bài mẫu số 2
Hai bài văn mẫu giúp phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám
1. Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám, mẫu 1:
Tấm chết, linh hồn hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, rồi cây thị ,quả thị. Đây vốn là những vật rất gần gũi trong cuộc sống của người lao động nơi thôn quê dân dã. Mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng.
Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người. Hình ảnh chim vàng anh là sự hóa thân của một linh hồn trong sáng, hồn hậu, đồng thời trong sự hóa thân đó đã xuất hiện một cô Tấm không còn yếu đuôi, bị động như trước.
Lần thứ hai, Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm. Bị chặt đem đi làm khung cửi, Tấm trong cây xoan đào lại lên tiếng vạch mặt, tiếp tục tuyên chiến với kẻ thù quyết liệt hơn.
Lần thứ ba, Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng qúy. Đó là hóa thân của tấm lòng thơm thảo của Tâm. Bước ra từ quả thị trở về với cuộc sống bên bà lão hàng nước. Tấm trở lại đúng là chính mình. Không lam lũ nghèo hèn, không cao sang quyền qúy và rất đỗi bình dị. Qua mấy kiếp luân hồi. Tấm vẫn vừa là cô Tấm nết na thảo hiền chịu thương chịu khó thuở nào, lại vừa như được lột xác để mang một dáng dấp mới, xinh đẹp hơn, tự tin hơn và chủ động hơn trong cuộc sống của chính mình.
Như vậy mỗi lần, Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.
Quá trình hóa thân của Tấm là sự thể hiện một sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái đẹp, cái thiện. Đó là quan niệm, đồng thời cũng là mơ ước cháy bỏng của nhân dân lao động bao đời nay trong cuộc đối mặt với cái ác, cái xấu.
2. Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám, mẫu 2:
Tấm sau khi chết đã lần lượt hóa thân thành: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị Tấm hóa lại kiếp người (xinh đẹp hơn xưa).
Tấm sau những lần hóa thân thành đồ vật, cây cối, loài vật thì cuối cùng Tấm đã hóa kiếp lại trở thành một cô gái xinh đẹp.Tác giả dân gian đã cho Tấm hóa kiếp 4 lần cách diều ấy nói lên quan niệm của người xưa khi chết đi không phải là hết là chấm dứt mà vẫn còn tồn tại.Ngoài ra còn minh chứng được rằng sức sống mãnh liệt không gì có thể hủy hoại được nó. Những người lương thiện luôn được hưởng may mắn và hạnh phúc. Cuối cùng Tấm đã được sống hạnh phúc, đúng như mong muốn của người xưa luôn luôn muốn một kết thúc có hậu, không để bất công cho những con người lương thiện.
Trong sự hóa thân của Tấm ta thấy có sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả của đạo Phật. Vì Tấm là người tốt nên được tái sinh thành người và được hưởng hạnh phúc. Tuy nhiên, tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, mang tính thực tiễn hơn. Tấm đã tìm được hạnh phúc nay trong cuộc đời này chứ không phải ở một thế giới nào khác
Truyện Tấm Cám chính là cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Xuyên suốt tác phẩm đề cao tinh thần thiện sẽ thắng ác, người tốt sẽ được trả ơn. Nó nói lên mơ ước của người dân thời xưa muốn cái thiện luôn gặp may mắn hạnh phúc còn cái ác dù âm mưu sảo quyệt như thế nào rồi cũng phải trả giá. Với những bài văn tham khảo được nêu ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về tác phầm này.
-----------------------HẾT-------------------------------
Bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thuộc chương trình Ngữ Văn 11 cùng Phân tích bài thơ Tự tình để hiểu hơn về tác phẩm này.
Phân tích mỗi hình thức biến hóa mang một ý nghĩa đặc sắc riêng của truyện Tấm Cám là một nội dung, bài học hay mà các em cần phải nắm vững nội dung. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Soạn bài Tấm Cám cùng với phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám để học tốt môn Ngữ Văn hơn.
rong hành trình đấu tranh giành lại hạnh phúc cô Tấm đã nhiều lần biến hóa, từ chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi đến quả thị. Bài văn phân tích các hình thức biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám dưới đây sẽ cùng các em khám phá ý nghĩa của mỗi lần biến hóa, qua đó thấy được trí tưởng tượng phong phú và niềm tin của nhân dân vào cái thiện.
Dàn ý phân tích hình tượng chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Phân tích truyện Bánh chưng bánh giày Phân tích nghệ thuật của Đời thừa Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Phân tích hình ảnh bát chào hành Thị Nở Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích ý nghĩa quá trình biến hóa của nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”
Mở bài:Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Quá trình hóa thân của Tấm phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ mẹ kế – con chồng; cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.
Bạn đang xem: Ý nghĩa những lần hóa thân của tấm
Thân bài:Cũng như các truyện cổ tích khác, nhân vật Tấm có một số phận đáng thương: mồ côi cha mẹ, phải ở với dì ghẻ cay nghiệt và bất công. Tính cách hiền lành, nhường nhịn và nhân hậu. Chính những điều ấy lại khiến Tấm bị mẹ con Cám ganh ghét, thường xuyên tước đoạt ở Tấm những giá trị tốt đẹp.
Trong truyện, nhân vật Tấm có tất cả năm lần hóa thân. Lần thứ nhất, sau khi trở thành hoàng hậu, nhân ngày giỗ cha Tấm, mẹ con Cám lừa Tấm leo lên cây cau rồi chặt cây cau, Tấm chết hóa thành chim vàng anh bay về với nhà vua. Lần thứ hai, Cám giết chim vàng anh (Tấm), Tấm lại hóa thành cây xoan đào. Lần thứ ba, Cám chặt cây xoan làm khung cửi, Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi. Lần thứ tư, Cám đốt khung cửi, đem tro nén ra vườn, Tấm ẩn mình trong quả thị và từ quả thị bước ra, trở lại làm người (“trẻ đẹp hơn xưa”) giúp bà lão bán nước dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, gói bánh, têm trầu.
Từ những lời nói và hành động của Tấm, có thể thấy : tuy Tấm đã chết nhưng dưới những hình thức khác nhau cô vẫn luôn ở bên cạnh vua, chăm lo cho vua, đặc biệt là Tấm không để cho Cám (kẻ đã giết hại mình, lừa vua) được sống một cách thanh thản, yên bình bên vua. Bất chấp việc mẹ con Cám tìm mọi cách để tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức sống khác nhau và lại trở về, lúc dạy bảo, lúc trêu ngươi, lúc đe dọa Cám. Lần biến hóa cuối tuy diễn ra ngoài cung vua nhưng lại là lần Tấm trở lại làm người chuẩn bị cho một bước ngoặt mới quan trọng: về làm vợ vua, trừng trị mẹ con Cám.
Đằng sau quá trình biến hóa này của Tấm, nhân gian muốn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp ở Tấm. Cô Tấm hiền lành, nhẫn nhịn là thế, vậy mà có sức sống thật mãnh liệt, có sức trỗi dậy thật phi thường trước sự vùi dập, hãm hại của mẹ con Cám. Qua cô Tấm, dân gian muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện (không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được); con người không chịu khuất phục, đầu hàng cái ác, cái xấu, sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ công lý.
Quá trình biến hóa của Tấm có ảnh hưởng sâu sắc triết lí phật giáo, vốn đã ăn sâu trong đời sóng tinh thần của dân gian. Bởi chết oan khuất nên linh hồn Tấm không thể siêu thoát mà ở lại nhân gian, tiếp tục tìm kiếm và đòi lại công bằng cho mình. tấm hóa thành chim (con vật),đem tiếng hót tố cáo kẻ bất nhân. Rồi nàng hóa thành cây xoan, thành khung cửi (vật vô tri) tiếp tục đem âm thanh ai oán vạch mặt kẻ dối trá. Sau lại biến thành tro bụi (cát bụi), thành quả thị thơm (hương thơm), rồi cuối cùng bước ra thành người. Tấm đã đi hết các kiếp luân hồi để trở lại làm người ngay trong hiện kiếp. Quá trình ấy có sự tiếp sức của sức mạnh siêu nhiên (bụt)
Thế nhưng, chính sức sống mãnh liệt của Tấm là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng chứ không phải sự phù trợ từ các lực lượng siêu tự nhiên (Bụt) mới là yếu tố quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng. Chiến thắng trong truyện cổ tích là chiến thắng của niềm mơ ước chứ không phải là chiến thắng trong cuộc đời thực. Vì thế nhân vật chính luôn luôn nhận được sự phù trợ từ các lực lượng siêu tự nhiên. Nếu không có sự phù trợ của Bụt thì Tấm không có ngày được gặp vua.
Một điểm đáng lưu ý, Bụt chỉ xuất hiện Tấm khi cô đang là một cô gái ngây thơ, trong trắng và yếu đuối. Giai đoạn biến hóa về sau của Tấm, ta không thấy Bụt xuất hiện nữa. Vai trò của Bụt chấm dứt khi Tấm thực sự bước vào cuộc đấu tranh giành lại sự sống. Tính tích cực, chủ động của nhân vật Tấm thể hiện ở điểm này và đó cũng chính là cơ sở để dân gian khẳng định: chính sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện mới là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng.
Mỗi lần biến hóa là một lần cô Tấm hiện hữu với vẻ đẹp và sự tươi mới : chim vàng anh, cây xoan đào (một loài xoan quý, gỗ màu hồng), quả thị “mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi” và từ quả thị bước ra, Tấm trở lại làm người “trẻ đẹp hơn xưa”. (Cái khung cửi không phải do Tấm biến hóa thành mà là “Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi”, Tấm chỉ hiện ra qua tiếng “cót két” của khung cửi).
Cô Tấm biến thành quả thị và bước ra từ quả thị là một chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Đó là vẻ đẹp bình dị của cô Tấm. Không cao sang quyền quý, nhưng cũng không lam lũ, nhếch nhác. Đó là vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống. uả thị “mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi”, Tấm “trẻ đẹp hơn xưa”.
Xem thêm: 3+ Cách Tìm Lại Thư Lưu Trữ Trong Gmail Cực Dễ, Cách Để Tìm Email Lưu Trữ Trên Gmail
Tấm bước ra từ quả thị, trở lại làm người kết thúc một đoạn đời đau khổ đã qua để bắt đầu một cuộc sống mới mà ở đó kẻ ác, kẻ hãm hại mình sẽ phải trả giá.
Đó là vẻ đẹp nhân văn: “ở hiền gặp lành”. Tấm trở lại làm người, làm vợ vua, người tốt cuối cùng cũng được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Chi tiết cũng khẳng định vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc: miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm. Tấm hóa thành quả thị “mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi”, “từ quả thị chui ra một cô gái thân hình nhỏ bé như ngón tay” thể hiện vẻ đẹp kỳ ảo với trí tưởng tượng bay bổng của dân gian.
Tất nhiên những lần biến hóa ấy là không thể có trong cuộc đời thực, nó chỉ có trong thế giới của cổ tích. Từ đó ta nhận ra một đặc trưng cơ bản nào của thể loại truyện cổ tích nhất là cổ tích thần kỳ luôn có sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo.
Hành động trả thù của Tấm và quan niệm, thái độ sống của nhân dân. Tấm là nhân vật văn học do nhân dân lao động sáng tạo ra để thể hiện quan niệm, thái độ của mình về cuộc sống. Cái tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe, đọc là : thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành động của Tấm là độc ác thậm chí là cần thiết đối với Cám tức là kẻ ác cần bị trừng trị đích đáng.
“Hiền” trong quan niệm của dân gian là hiền đức. Người hiền luôn sống đứng với đạo lí làm người, bảo vệ cái tốt và quyết liệt chống lại, tiêu diệt cái ác. Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu.
Qua cuộc đời, số phận và những lần biến hóa của nhân vật Tấm, câu chuyện chỉ rõ mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ với con chồng), đặc biệt là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, khẳng định triết lí “thiện, ác tương báo” của nhân gian. Tác phẩm khẳng định cái thiện luôn chiến thắng trước cái ác, cái ác trước sau cũng sẽ phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh “ở hiền gặp lành”.
Việc Tấm chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng cũng đã tìm lại được hạnh phúc mà không phải đợi đến kiếp sau như thuyết luân hồi của nhà Phật đã cho thấy quan niệm sống của nhân dân lao động xưa về hạnh phúc. Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó xa xôi, trừu tượng mà có ngay ở cõi đời này. Người bình dân xưa không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở nơi trần thế.
Kết bài:Cái kết thúc có hậu, nhân vật Tấm được đền đáp, được xem là biểu hiện cao nhất của ước mơ về một xã hội lý tưởng. Xã hội mà nhân dân ước mơ qua truyện cổ tích này là một xã hội công bằng, công lý được thực hiện. Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị thích đáng.
Từ khóa » Những Lần Biến Hóa Của Tấm Có ý Nghĩa Gì
-
Tấm đã Trải Qua Mấy Lần Hoá Thân? Ý Nghĩa Của Những Sự Vật Mà ...
-
Top 4 Bài Phân Tích Những Lần Hóa Thân Của Tấm Hay Và Chi Tiết
-
Ý Nghĩa Những Lần Hóa Thân Của Tấm - Hoc24
-
Phân Tích Mỗi Hình Thức Biến Hóa Mang Một ý Nghĩa đặc Sắc Riêng ...
-
Phân Tích Các Hình Thức Biến Hoá Của Tấm Trong Truyện Tấm Cám
-
Phân Tích Mỗi Hình Thức Biến Hóa Mang Một ý Nghĩa đặc Sắc Riêng ...
-
Sự Biến Hóa Của Tấm Thể Hiện điều Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Phân Tích Các Hình Thức Biến Hóa Của Tấm
-
Phân Tích Mỗi Hình Thức Biến Hóa Mang Một ý Nghĩa đặc Sắc Riêng ...
-
Trong Truyện Tấm Cám, Nhân Vật Tấm đã Hóa Thân Mấy Lần? Những ...
-
Phận Tích Ý Nghĩa Những Lần Biến Hóa Của Tấm Trong Truyện ...
-
Phân Tích Những Lần Biến Hoá Của Tấm để Thấy được Sức Sống Mãnh ...
-
Suy Nghĩ Về Sự Hóa Thân Của Cô Tấm - Nguyễn Lê Tín
-
Những Hình Thức Biến Hóa Của Tấm Và ý Nghĩa Của Quá Trình Biến Hóa