Những Lần Trung Quốc đưa 'đường Lưỡi Bò' Vào Phim ảnh, Nghệ Thuật

Những lần Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào phim ảnh, nghệ thuật - Ảnh 1.

Một nửa số sinh vật biển trong danh sách này hiện sinh sống trên Biển Đông - Ảnh: Weibo

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc gài cắm hình ảnh "đường lưỡi bò" và những chi tiết khẳng định chủ quyền sai lệch vào phim ảnh, tranh vẽ... Một số tác phẩm được tổ chức quốc tế lớn phát hành hoặc chiếu rạp phổ biến. Điều này cần lên án mạnh mẽ.

Bản đồ hải dương học Trung Quốc có "đường lưỡi bò"

Đây là sự việc gần nhất, xảy ra trong tháng 6. Bản đồ hải dương học Trung Quốc của họa sĩ Feifei Ruan liệt kê 35 loài sinh vật biển nhưng một nửa đang sống tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tác giả thêm đường chín đoạn (lưỡi bò) để biến chúng thành sinh vật thuộc địa phận Trung Quốc.

Bản đồ này được đăng trên tài khoản Behance của họa sĩ minh họa Feifei Ruan. Behance là mạng xã hội lớn về tranh minh họa nên hình ảnh có thể được phát tán rộng. Feifei Ruan phải gỡ ảnh vào ngày 25-6 sau khi nhận được vài trăm bình luận phản đối và báo cáo vi phạm.

Đáng chú ý, đây không phải bản đồ lưu hành trong nội bộ Trung Quốc mà là do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF phát hành nhân Ngày đại dương thế giới 2020 (ngày 8-6). Trên các tấm bản đồ đều có logo của WWF.

Lợi dụng COVID-19, vẽ tranh cổ động có "đường lưỡi bò"

Hồi tháng 3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng lên Facebook và Twitter bức tranh hai nhân viên y tế Trung Quốc và Ý cùng nâng bản đồ hai nước, thể hiện ý đồ tri ân và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua COVID-19. Phần bản đồ Trung Quốc trong tranh lại đính thêm đường lưỡi bò.

Những lần Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào phim ảnh, nghệ thuật - Ảnh 2.

Tranh vẽ bản đồ có "đường lưỡi bò" trên fanpage Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý - Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH

Hình ảnh này bị cư dân mạng Việt Nam phản đối dữ dội, yêu cầu Trung Quốc "ngừng nói dối" và gỡ hình ảnh bản đồ có "đường lưỡi bò" phi pháp. Nhiều người để lại bình luận khẳng định "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" và lên án hành động của Đại sứ quán Trung Quốc.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam không công nhận bất kỳ yêu sách biển nào của Trung Quốc dựa trên cái gọi là "đường chín đoạn" phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.

"Đường lưỡi bò" trong phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ

Tháng 10-2019, phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ (Abominable) bị rút khỏi các rạp chiếu Việt Nam sau khi bị cư dân mạng lên án gay gắt vì tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" trong một cảnh phim.

Những lần Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào phim ảnh, nghệ thuật - Ảnh 3.

Everest - Người tuyết bé nhỏ (Abominable) - phim bị phản đối dữ dội ở Đông Nam Á - Ành: DREAMWORKS

Phim do Hãng DreamWorks (Mỹ) hợp tác sản xuất với Công ty Pearl của Trung Quốc. Khi rút phim khỏi rạp, nhà phát hành CGV lấy lý do phim đã chiếu hai tuần, ít khán giả nên ngừng khai thác. Sau đó, CGV đã bị phạt 170 triệu đồng và phải tiêu hủy bản phim (các file phim kỹ thuật số đã nhập, các tài liệu quảng cáo phim).

Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch cũng cho thôi chức bà Nguyễn Thị Thu Hà, quyền cục trưởng Cục Điện ảnh sau sự cố này.

Everest - Người tuyết bé nhỏ là điển hình của việc Trung Quốc gài cắm "đường lưỡi bò" phi pháp trong sản phẩm nghệ thuật dành cho thiếu nhi. Bộ phim cũng bị các quốc gia Đông Nam Á phản đối dữ dội: Philippines kêu gọi tẩy chay toàn cầu đối với hãng DreamWorks, Malaysia cấm phát hành bộ phim.

Điệp vụ Biển Đỏ và tranh cãi biển đảo

Tháng 3-2018, phim Trung Quốc Điệp vụ Biển Đỏ cũng bị rút khỏi rạp Việt Nam do tranh cãi về hai phút cuối phim. Đó là cảnh đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và phát loa thông báo: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay".

2 phút phim này bị cho là hoàn toàn không ăn nhập với nội dung phim nhưng lại được gài cắm vào với ý đồ riêng.

Những lần Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào phim ảnh, nghệ thuật - Ảnh 4.

Hình ảnh trong phim Điệp vụ Biển Đỏ - Ảnh: IMDb

Bên cạnh đó, Điệp vụ Biển Đỏ cũng đượcBộ Quốc phòng Trung Quốc khen ngợi và tuyên truyền. Phần giới thiệu về bộ phim từ trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc bị tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho là "sự xuyên tạc chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông".

Sau sự việc, Cục Điện ảnh cho biết sẽ rút kinh nghiệm.

Nghệ sĩ Trần Lương yêu cầu nhà tổ chức Trung Quốc "cắt đường lưỡi bò"

Tháng 11-2019, nghệ sĩ Trần Lương tham gia Polyphony: Southeast Asia - triển lãm nghệ thuật đương đại quy mô lớn đầu tiên của các nghệ sĩ Đông Nam Á tại Trung Quốc. Anh phát hiện hình minh họa khu vực Đông Nam Á trên poster và tài liệu của triển lãm có hình lưỡi bò.

Những lần Trung Quốc đưa đường lưỡi bò vào phim ảnh, nghệ thuật - Ảnh 5.

Nghệ sĩ Trần Lương (phải) bên poster triển lãm tại Nam Kinh không còn "đường lưỡi bò" - Ảnh: NVCC

Ngay lập tức, Trần Lương thông báo cho các nghệ sĩ chủ chốt ở các nước Đông Nam Á để kêu gọi cùng tẩy chay triển lãm nếu ban tổ chức giữ nguyên poster và tài liệu có hình vẽ này. Hành động của anh khiến ban tổ chức phải chấp thuận cắt bỏ hình "đường lưỡi bò".

Cộng đồng họa sĩ bức xúc với bản đồ hải dương học Trung Quốc Cộng đồng họa sĩ bức xúc với bản đồ hải dương học Trung Quốc

TTO - Mới đây, các họa sĩ trẻ Việt Nam phát hiện trên tài khoản Behance cá nhân của nghệ sĩ minh họa Feifei Ruan đăng tải dự án bản đồ hải dương học Trung Quốc.

Từ khóa » Hình Lưỡi Bò Là Gì