Những Làng Nghề Làm Tranh Sơn Mài Truyền Thống Tại Việt Nam

Những làng nghề làm tranh sơn mài truyền thống tại Việt Nam

Sơn mài là một chất liệu đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam. Không chỉ dùng để vẽ tranh mà nó còn được dùng để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như hoành phi, câu đối, đồ gia dụng, tượng Phật.

Để làm được 1 sản phẩm sơn mài chất lượng. Thông thường người thợ thủ công phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Với mỗi công đoạn lại là những yêu cầu riêng, đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì, tâm huyết của người làm nghề.

Ngày nay nước ta chỉ còn bốn làng nghề truyền thống duy nhất còn làm nghề sơn mài.

1. Làng nghề sơn mài truyền thống Cát Đằng – Nam Định

Nghệ thuật sơn mài Cát Đằng - Báo ảnh Việt Nam

Làng nghề sơn mài Cát Đằng, xã Yên Tiến (Ý Yên) tương truyền có lịch sử trên 600 năm. Qua các giai đoạn tồn tại và phát triển, đến nay những nghệ nhân nghề làng nghề sơn mài Cát Đằng vẫn tiếp tục duy trì nghề truyền thống là sản xuất các sản phẩm sơn mài trên gỗ. Chủ yếu là các loại ngai, ỷ, kiệu, tượng, tranh… phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Đồng thời phát triển nhiều mẫu mã sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt. Phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Làng nghề sơn mài Hạ Thái – Hà Nội

Độc đáo nghệ thuật sơn mài Hạ Thái

Làng nghề sơn mài Hạ Thái nằm ở xã Duyên Thái, huyện Thường Tín có lịch sử trên 200 năm. Trước kia, sản phẩm của Làng nghề sơn mài Hạ Thái chủ yếu là đồ thờ cúng phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh thì ngày nay, với xu hướng của thị trường các sản phẩm nơi đây đã trở nên đa dạng phục vụ cuộc sống hàng ngày: khay, đĩa, lọ hoa, bình hoa, hộp đựng trang sức, tranh phong cảnh, sản phẩm để trưng bày, trang trí nội thất, quà tặng, đồ lưu niệm…

3. Làng nghề sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp – Bình Dương

Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp nằm ở vùng ven thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương, cách Sài Gòn hơn 30km, nơi đây nổi tiếng khắp cả nước với những sản phẩm sơn mài truyền thống và ứng dụng. Mang đậm chất tinh xảo, nhẹ nhàng của phong cách Á Đông.

Những làng nghề làm tranh sơn mài truyền thống tại Việt Nam

Hiện tại, các cơ sở tại làng sơn mài Tương Bình Hiệp có khả năng sản xuất khá đa dạng các sản phẩm sơn mài, từ những bức tranh nghệ thuật đến các loại sơn mài ứng dụng và trang trí như: Bình, lọ, dĩa, vòng tay, hộp… Năm 2016, sơn mài Tương Bình Hiệp được công nhận là làng nghề truyền thống và có mặt trong danh mục di sản phi vật thể quốc gia.

4. Làng nghề sơn mài Bối Khê

Được xem là cái nôi của nghề sơn mài. Từ xa xưa, các cụ tổ trong làng Bối Khê (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) đã làm nên những sản phẩm sơn son thiếp vàng, hoành phi câu đối, tượng Phật… với những màu sắc lộng lẫy và bền chắc với thời gian để dùng trong đình chùa. Ngày nay, sản phẩm sơn mài Bối Khê hầu hết được xuất khẩu ra nước ngoài, với hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm…

Những làng nghề làm tranh sơn mài truyền thống tại Việt Nam

Một số sản phẩm Tranh đồng dát – mạ vàng tại Mạ Vàng Sao Mai

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí - "Cha đẻ" của tranh sơn mài tân thời Việt Nam

Ra đời bằng sự đam mê những đồ vật bằng đồng của tiền nhân để lại. Sự cảm phục từ các chi tiết, họa tiết như trống đồng Đông Sơn, đồ đồng cung đình qua các triều đại. Với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành mỹ nghệ đồng cao cấp, dát – mạ vàng 24k. Mạ vàng Sao Mai luôn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm tính nghệ thuật.

Đến với Mạ vàng Sao Mai, quý khách sẽ được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm dát – mạ vàng đẹp và chất lượng nhất. Do nghệ nhân đẳng cấp Quốc gia Phạm Hoàng Điệp sáng tác với từng đường nét tỉ mỉ, tinh xảo.

Từ khóa » đặt Làm Tranh Sơn Mài