Những Loại Cây Cảnh 3 Tác Dụng: Làm Cảnh, Làm Thức ăn Và Làm Thuốc

Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 1

Cây nha đam vừa là cây cảnh, là thực phẩm, còn là cây có tác dụng làm đẹp, chữa bệnh rất  tốt.

Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng, tính mát. Lô hội là cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể uống nước nha đam, chè nha đam đậu xanh hoặc sữa chua nha đam sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, lô hội còn là mỹ phẩm thiên nhiên cho các chị em. Khi bôi ngoài da, có tính sát khuẩn, tăng dinh dưỡng cho da. lô hội còn được dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dầy, tiêu hóa kém, co giật ở trẻ em, tiểu đường.

Cây quất

Quất là loại cây đã được trồng từ lâu đời ở nước ta vừa để làm cảnh và lấy quả ăn. Không chỉ là cây cảnh và cây ăn quả, quất còn là vị thuốc quý.

 Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 2

Cây quất có tác dụng chữa ho rất hiệu quả.

Theo Đông y, trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn), đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh… Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư can (điều hoà, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hoá), thông phế khí, chống nôn, nấc, tiêu hạch…

Cây lẻ bạn

Cây lẻ bạn là loại cây không phân nhánh, cao khoảng 30-40 cm, lá có hai màu, mặt trên màu lục, mặt dưới có màu tía, hoa có lá đài, có 3 cánh.

 Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 3

Cây lẻ bạn có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho. 

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, ủy viên Ban chấp hành Hội dược liệu TP HCM cho biết, hoa lẻ bạn có vị ngọt nhạt, tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho. Cả hoa và lá đều làm vị thuốc ho cho người lớn và đặc biệt là  trẻ con. Lấy ba lá hoặc 10 búp bông. Bỏ thêm trái tắc nhỏ, chưng với chút đường phèn hoặc hấp cách thủy khoảng 10-15 phút cho có vị ngọt dịu chữa ho và viêm phế quản cấp hiệu quả. Nấu xong, để nguội, uống mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi dứt ho hẳn.

Lá lẻ bạn được sử dụng như thực phẩm, có thể rửa sạch, xào với thịt bò. Bông cây lẻ bạn có thể bóp gỏi và là một món ăn khá ngon miệng. Cây được làm cảnh ở nhiều nơi, trong nhà, trong công viên, đường phố.

Cây đinh lăng

Đinh lăng không chỉ là cây cảnh được trồng trong vườn nhà của một số gia đình, mà còn là vị thuốc có giá trị. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

 Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 4

Cây đinh lăng có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa.

Theo lương y Nghĩa, toàn bộ lá nấu với nước, uống chữa nám, mụn, uống một thời gian da dẻ sẽ láng mịn. Với những người suy nhược, kiệt sức thì loại cây này có thể giúp tái tạo hồng cầu, chống lão hóa. Nhiều người sử dụng rễ cây đinh lăng để ngâm rượu thuốc uống với liều lượng phù hợp để chữa nhức mỏi, đau lưng. Liều lượng dùng là lá tươi 100 gram/ngày , lá khô 10–20 gram/ngày  và rễ 12–50 gram/ngày là hợp lý.

Là thực phẩm, lá đinh lăng có thể làm gỏi với xoài hay ăn với tré, nem mùi vị ấn tượng. Ngoài ra, cây đinh lăng được một số gia đình trồng trong chậu và vườn nhà để làm cảnh.

Cây lộc vừng

Lộc vừng có tên khoa học Barringtonia actuangula L, thuộc họ Lộc vừng. Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả. Lá lộc vừng thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều chất tannin. Liều dùng 4-12 gram mỗi ngày.

 Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 5

Hoa và vỏ cây nấu lên uống có tác dụng chữa đau bụng, tiêu chảy hiệu quả.

Lá non có thể bóp gỏi hoặc cuốn với bánh tráng phơi sương. Lộc vừng có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ, khi nở có hương thơm, rủ xuống rất đẹp nên còn được dùng làm cây cảnh.

Cây xương khỉ

 Những cây cảnh vừa có thể ăn lại làm thuốc hiệu quả - 6

Cây xương khỉ có tên khoa học Clinacanthus nutans B thuộc họ Ô rô.

Cây xương khỉ, vùng Đông Nam Bộ gọi là cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3 m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, hoa màu đỏ hồng đẹp mắt. Cây xương khỉ làm cảnh, hoa màu đỏ hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

Cây xương khỉ có thể chữa bệnh lở miệng do nhiệt. Bạn có thể lấy lá mảnh cộng tươi, rửa sạch, để ráo, thêm chút nước sạch, giã nát, lọc lấy nước, ngậm và nuốt dần trong ngày. Lá cây bìm bịp là vị thuốc khi giã nát xào giấm hoặc rượu  với một ít muối tinh giúp bó bị trật khớp, bong gân hết đau nhức hiệu quả.

Lá non cây xương khỉ có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô có mùi thơm đặc trưng, như mùi cơm nếp, nên thường dùng để ngâm bột gạo nếp, làm bánh. Ngoài ra, lá bóp gỏi, nấu canh với cá hoặc thịt đều được. Cây thường mọc hoang ở hàng rào, bờ bụi nhiều nơi và cũng thường được trồng ở vườn nhà làm kiểng vì hoa đẹp.

Từ khóa » Thân Cây Dùng Làm Thức ăn Cho Người