Những Loại Chứng Từ Kế Toán Trong Ngân Hàng - Kế Toán Hà Nội

Những loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

Chứng từ kế toán ngân hàng là gì? Chứng từ kế toán ngân hàng bao gồm những loại gì? Và một số câu hỏi liên quan mà các bạn kế toán chưa có lời giải đáp? Bài viết dưới đây Ketoanhn.orn xin tổng hợp Những loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

Khái niệm:

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là các căn cứ chứng mình bằng giấy tờ hoặc vật mang tin cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát  sinh và thực sự hoàn thành. Là cơ sở pháp lý để hạch toán ghi sổ sách kế toán tại tổ chức tín dụng.

Chứng từ kế toán ngân hàng bao gồm:

– Chứng từ gốc: Là chứng từ lập ra ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nó mang đầy đủ các yếu tố đảm bảo về mặt pháp lý cũng như nội dung kinh tế sẽ được phản ánh trên sổ sách kế toán, khi chứng từ gốc được người có thẩm quyền duyệt thì nó mang tính chất là một chứng từ mệnh lệnh: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho…

– Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ dùng để phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế phát sinhvào sổ sách kế toán trên cơ sở căn cứ vào các chứng từ gốc. Phần lớn các chứng từ trong ngân hàng liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng đều vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ . Ví dụ: Séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, giấy nộp tiền…

Những loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

Những loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

>>Xem thêm: Danh mục tài khoản kế toán ngân hàng

  1. Phân loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

a)Theo chế độ kế toán

–  Hệ thống chứng từ kế toán trong ngân hàng bắt buộc: Là hệ thống chứng từ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.  Các đơn vị sử dụng không được thêm bớt bất kỳ yếu tố nào trên chứng từ

Ví dụ: Các chứng từ liên quan đến giao dịch thanh toán với khách hàng và giữa các ngân hàng như: Séc, UNT, UNC, thư tín dụng, Séc lĩnh tiền mặt…

–  Hệ thống chứng từ hướng dẫn: Do các ngân hàng thiết lập theo một số đặc trưng riêng của ngân hàng đó và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng.

Ví dụ: Giấy gửi tiền, giấy rút tiền, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền…

b)Theo địa điểm thiết lập

–  Chứng từ nội bộ: Do chính Ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tại ngân hàng

–  Chứng từ bên ngoài: Do các ngân hàng khác chuyển đến để thực hiện các nghiệp vụ phát sinh

c)Theo mức độ tổng hợp của chứng từ

–  Chứng  từ đơn nhất: Là chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế tài chính

–  Chứng từ tổng hợp: Là chứng từ phản ánh nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh

d)Theo mục đích sử dụng và nội dụng kinh tế

–  Chứng từ tiền mặt: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến thu chi tiền mặt.

–  Chứng từ chuyển khoản: Là các chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu chuyển tiền cho các ngân hàng khác

e)Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật

–  Chứng từ giấy: Là chứng từ do ngân hàng hoặc khách hàng lập trực tiếp trên giấy

–  Chứng từ điện tử: Chủ yếu là các chứng từ dùng cho mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

f)Theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ

–  Chứng từ gốc: Là chứng từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

–  Chứng từ ghi sổ:  Là chứng từ do ngân hàng lập làm căn cứ đẻ ghi sổ kế toán

–  Chứng từ liên hợp: Là chứng từ thể hiển cả hai chứng năng

  1. Kiểm soát chứng từ

Các chứng từ cần được kiểm soát chặt chẽ trước, trong và sau khi thực hiện các nghiệp vụ nhằm giảm thiếu tối đa sai sót có thể xảy ra.

Quy trình kiểm soát như sau:

–  Kiểm soát trước: Được thực hiện do giao dịch viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng.

–  Kiểm soát sau: Do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chứng từ bộ phận giao dịch viên, thủ quỹ chuyển đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán.

Kiểm soát viên  là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng kiểm soát tương đương với kế toán trưởng.

  1. Luân chuyển chứng từ

Luân chuyển chứng từ là trật tự các giai đoạn  mà chứng từ phải trải qua từ khi phát sinh đến khi hoàn thành ghi sổ sách kế toán và được đưa đi bảo quản lưu trữ.

Các bước luân chuyển:

Bước 1: Thu nhận và lập chứng từ

Bước 2: Kiểm tra chứng từ

Bước 3: Thực hiện lệnh thu chi

Bước 4: Kiểm tra cuối ngày và tổng hợp chứng từ phát sinh

Bước 5: Sắp xếp xử lý, tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ.

  1. Bảo quản, lưu trữ chứng từ

Chứng từ kế toán chỉ được để ở phòng kế toán trong vòng 1 năm, sau đó phải được bảo quản lưu trữ đúng nơi qui định.

Khi giao toàn bộ hồ sơ cho thủ kho lưu trữ, bộ phận kế toán phải làm đầy đủ các thủ tục giao nhận .

Việc lưu trữ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

–  Dễ tra cứu:  Chứng từ phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian

–  Không được thất lạc: Chỉ được cơ quan có thẩm quyền nhà nước mới được tạm giữ, tịch thu, hoặc niêm phong chứng từ kế toán.

–  Thời gian bảo quản: Đúng chế độ qui định của nhà nước về thời gian lưu trữ đối với từng loại chứng từ kế toán.

Trên đây là bài viết Những loại chứng từ kế toán trong ngân hàng  mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ  tư vấn miễn phí: 1900 6246

Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/

Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của  Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.

Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029  (Mr Quân)

Bài viết liên quan:

  1. Không có bài viết liên quan.

Leave a Comment

Click here to cancel reply.

Name (required)

Email (will not be published) (required)

Website

Từ khóa » Chứng Từ Gốc Kiêm Chứng Từ Ghi Sổ Là Gì