Những Loại Cút Nối Nhanh Khí Nén Cơ Bản (P1)

1. Cút nối nhanh khí nén là gì?

Khi nhắc đến khí nén, điều đầu tiên hiện lên trong tâm trí mọi người là hệ thống cấp khí (máy nén khí, bình tích khí) hoặc các thiết bị điều khiển sử dụng khí như xylanh hơi, van điện từ, bộ lọc khí,…mà quên mất một chi tiết vô cùng, vô cùng quan trọng mà bất kỳ hệ thống khí nén nào cũng phải có, đó chính là cút nối nhanh khí nén. Và hệ thống khí nén của bạn có hoạt động trơn tru, bền bỉ hay không, một phần cũng là do những chiếc cút nối khí nén này. 

Cút nối nhanh khí nén là những chiếc cút (đầu nối) dùng để kết nối dây dẫn khí nén với các thiết bị khác như xylanh khí, van tiết lưu hay bộ lọc khí,… hoặc dùng để kết nối các đường dẫn khí với nhau. Về cơ bản, cút nối nhanh khí nén chia ra làm 3 loại là cút nhựa, cút ren và van tiết lưu.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Những loại cút nối nhanh cơ bản nhất mà bất kỳ hệ thống khí nén nào cũng phải có

Để có thể nói một cách chi tiết và cụ thể những chiếc cút nối hơi này thì không thể gói gọn tất cả trong một bài viết được, vì vậy Tuấn Cường sẽ chia bài viết ra làm 3 phần. Ở phần một, chúng tôi sẽ chia sẻ về những cút nối toàn bộ là thân nhựa thông dụng, phần 2 sẽ là về những chiếc cút nối có ren đồng và phần thứ 3 sẽ là về những chiếc cút nối có kết cấu đặc biệt hay mang nét đặc trưng của từng hãng sản xuất.

Những chiếc đầu nối này, thoạt nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng bên trong nó lại là cả một hệ thống gioăng và chốt kết nối với nhau một cách nhịp nhàng.. Bởi vậy, giá cả của mỗi chiếc cút nối dựa trên chất liệu cấu thành của phần thân, phần chốt, gioăng cao su và khả năng gia công của từng hãng.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

2. Cút nối nhanh khí nén được dùng như thế nào?

Cái tên “cút nối nhanh” đã phần nào thể hiện tác dụng và cách thức dùng của vật dụng này ngay từ khi chúng ta cầm nó trên tay. Chỉ với một động tác đơn giản là cắm chặt dây khí vào bên trong phần nhựa kết nối là có thể sử dụng được ngay. Còn khi muốn tháo ra chỉ cần nhấn + giữ vào phần nắp nhựa, kết hợp một tay kéo dây hơi ra là xong.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Nhấn kết hợp giữ chốt xanh, tay còn lại rút dây ra khỏi đầu nối hơi

Bên cạnh đó, một điều mà bạn phải hết sức lưu ý, đó là mỗi đầu cút khí nén chỉ lắp được một cỡ dây tương ứng, ví dụ: – Đầu 4 chỉ lắp được dây hơi PU, PA hoặc PE kích thước 2.5×4 (đường kính trong 2.5 mm đường kính ngoài 4 mm) – Đầu 6 chỉ lắp được dây hơi PU, PA hoặc PE kích thước 4×6 (đường kính trong 4 mm đường kính ngoài 6  mm) – Đầu 8 chỉ lắp được dây hơi PU, PA hoặc PE kích thước 5×8 (đường kính trong 5 mm đường kính ngoài 8 mm) – Đầu 10 chỉ lắp được dây hơi PU, PA hoặc PE kích thước 6.5×10 (đường kính trong 6.5mm đường kính ngoài 10 mm) – Đầu 12 chỉ lắp được dây hơi PU, PA hoặc PE kích thước 8×12 (đường kính trong 8mm đường kính ngoài 12 mm) Như vậy, ta có thể thấy đầu dây sẽ được gọi theo đường kính ngoài của dây hơi tương ứng.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1) Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Cút nối hơi chữ Y ra dây hơi phi 8 của hãng CYKJ

3. Cút nối khí thẳng mã PU, PG

Đầu nối thẳng (hay còn gọi là măng xông khí) được tôi giới thiệu đầu tiên cũng bởi vì mức độ sử dụng quá thường xuyên của nó. Cút nối này được sử dụng trong trường hợp dây hơi không đủ dài và cần phải nối thêm, hoặc sau khi sửa chữa cắt bỏ những đoạn đi dây thừa và cần kết nối lại với nhau. 

Về tên gọi, ví dụ cùng lắp dây hơi phi 8 thì có những cái tên như sau: nối thẳng 8, PU 8 , măng xông 8, cút nối thẳng 8-8, nối nhanh 8,…

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Cút nối thẳng hay còn gọi là măng xông khí ra dây hơi phi 12 mã PU12 hãng CYKJ

Còn trong kỹ thuật thì mỗi hãng lại gọi một cách khác nhau: – Cách gọi chung: PU4, PU6, PU8, PU10, PU12,… – Hãng CYKJ: CPU4, CPU6, CPU8, CPU10, CPU12,… – Hãng PVN: APU4, APU6, APU8, APU10, APU12,… – Hãng STNC: YPU4, YPU6, YPU8, YPU10, YPU12,…

Bên cạnh đó, còn một dòng măng xông lệch mã PG có hình dáng và kết cấu giống hệt đầu nối thẳng PU ở trên, tuy nhiên sẽ mỗi đầu sẽ ra một loại dây hơi khác nhau. Nhờ vậy, khi cần kết nối những dây hơi có sẵn trên hệ thống với dây hơi được lắp sẵn vào van điện từ hoặc xylanh thì chúng ta không cần phải thay dây hơi hoặc cút ren có sẵn nữa, mà chỉ cần dùng cút nối lệch PG này để nối chúng lại với nhau mà thôi. Ví dụ măng xông PG8-6 thì một đầu kết nối với dây 8 và đầu còn lại sẽ kết nối với dây hơi 6.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Cút nối lệch 12-8  hãng TPM, một thương hiệu bên cạnh AKS và CYKJ

Để đảm bảo mức độ áp suất không bị chênh lệch quá nhiều, các hãng chỉ sản xuất măng xông lệch nhau trong phạm vi 2 cấp, ví dụ PG12-10, PG12-8, chứ không có PG12-6 (không giảm đột ngồi từ dây phi 12 xuống dây 6). Trong trường hợp này, người dùng muốn chuyển từ dây 12 xuống dây 6 chỉ còn cách nối 2 lần măng xông lệch là PG12-10 với PG10-6, hoặc PG12-8 với PG8-6 

4. Cút nối khí chữ T mã PE, PEG

Một loại cút nối khí cực kỳ thông dụng nữa mà chúng ta không thể không nhắc tới, đó chính là cút nối nhanh chữ T . Mục đích chính của loại cút nối này là chia nguồn khí thành 2 nhánh khác nhau và thường được sử dụng để chia từ nguồn cấp khí như máy nén khí ra các thiết bị chấp hành, hay tách khí ra hai xylanh khác nhau từ cùng một van điện từ điều khiển. 

Cũng giống như cút nối thẳng PU thì đối với cút nối chữ T này thì mỗi hãng sản xuất lại có cách gọi khác nhau: – Cách gọi chung: PE4, PE6, PE8, PE10, PE12,… – Hãng CYKJ: CPE4, CPE6, CPE8, CPE10, CPE12,… – Hãng PVN: APE4, APE6, APE8, APE10, APE12,… – Hãng STNC: YPE4, YPE6, YPE8, YPE10, YPE12,…

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1) Cút nối nhanh chữ T ra dây hơi phi 10 mã PE10 hãng CYKJ

Đối với những hệ thống phức tạp, để tiện cho việc đi dây khí và lắp đặt, kỹ thuật viên sẽ kéo một dây khí cỡ lớn từ phi 12 trở lên chạy dọc theo hệ thống và lúc này bài toán đặt ra là cần phải chia khí về những thiết bị nhỏ hơn, cần dây khí bé hơn như phi 10, phi 8. Và sự ra đời của cút nối chữ T mã PEG là lời giải cho bài toán này. Khác với cút nối chữ T dạng thường, cả 3 đầu hơi đều cùng một kích cỡ, ví dụ PE12 thì cả 3 đầu hơi đều là 12-12-12, nhưng với mã PEG12-8 thì sẽ có hai trường hợp xảy ra: – Hai đầu 12 một đầu 8, ký hiệu 12-12-8, nghĩa là đầu cấp tổng sử dụng dây khí 12 trên toàn hệ thống và sẽ chia về một nhánh nhỏ hơn (thông thường là cả một hệ thống gồm xylanh, van điện từ sử dụng dây khí phi 8). – Hai đầu 8 một đầu 12, ký hiệu 8-8-12, nghĩa là từ một đầu cấp khí 12 chia ra hai nhánh nhỏ hơn sử dụng đầu dây 8. Nói chung, việc sử dụng PEG12-12-8 hay PEG8-8-12 là tùy thuộc vào việc đi dây của kỹ thuật viên là như nào mà thôi.

5. Cút nối khí chữ V mã PV, PW

So với cút nối thẳng và cút nối chữ T thì cút nối nhanh chữ V mã PV này (hay còn gọi là cút nối góc) được sử dụng với yêu cầu đơn giản hơn. Đa phần những chiếc đầu nối hơi dạng này sẽ đươc sử dụng đúng với tên gọi của nó “cút nối góc”, nhằm giúp dây hơi được cố định gọn gàng ngăn nắp trong hệ thống của bạn.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Cách gọi của cút nối góc của mỗi hãng sản xuất như sau:

– Cách gọi chung: PV4, PV6, PV8, PV10, PV12,… – Hãng CYKJ: CPV4, CPV6, CPV8, CPV10, CPV12,… – Hãng PVN: APV4, APV6, APV8, APV10, APV12,… – Hãng STNC: YPV4, YPV6, YPV8, YPV10, YPV12,…

Khác với dòng PU và PE thì mã cút nối lệch của đầu nối góc chữ V này lại là PW (chứ không phải là PVG). Dòng này thì rất ít được sử dụng nên tôi sẽ không nói chi tiết về nó.

6. Cút nối khí chữ Y mã PY, PYG (hay PEW)

Đúng như tên gọi của mình, đầu nối dạng này có hình dạng giống với chữ Y trong bảng chữ cái. Về công dụng thì nó giống với cút nối chữ T là chia khí ra hai nhánh khác nhau, tuy nhiên cút nối chữ Y phù hợp với hệ thống nhỏ gọn compact hơn do hai nhánh được co vào sát gần nhau và khi đi dây thì gần như là hai dây nằm song song.

Những loại cút nối nhanh khí nén cơ bản (P1)

Cút nối chữ Y ra dây hơi phi 8-8-8 hãng CYKJ

Trên đây là những chia sẻ về 4 loại cút nối nhanh bằng nhựa cơ bản nhất trong hệ thống khí nén. Chúng tôi sẽ tiếp tục nói về cút nối nhanh ren đồng trong P2 của sê-ri này.

 

Đánh giá post

Từ khóa » Nối Khí Nén