Những Loại Hoa Quả Cần Tránh Khi ăn Hải Sản để Không ảnh Hưởng ...
Có thể bạn quan tâm
Ăn hải sản kiêng hoa quả cần được lưu ý kỹ
Hải sản kỵ hoa quả giàu vitamin C
Sau khi ăn hải sản, bạn không nên sử dụng các loại quả như cam, chanh…
Những món ăn được chế biến từ những loại hải sản giáp xác như tôm, sò, cua hay ốc thường chứa hàm lượng asen pentavenlent tương đối lớn. Thông thường những chất này sẽ không gây hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu bạn ăn kèm với lượng lớn trái cây giàu vitamin C thì sẽ có thể gây hại cho cơ thể. Khi kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, gây nên ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, sau khi ăn hải sản, bạn không nên sử dụng các loại quả như kiwi, cam, dâu tây, quả mâm xôi... Đây đều là những loại trái cây giàu vitamin C nhất hiện nay.
Tránh sử dụng trái cây chứa axit tannic
Tránh ăn các loại hoa quả chứa axit tannic
Sau khi sử dụng những món ăn hải sản, nếu bạn tiếp tục nạp vào cơ thể những loại quả chứa axit tannic sẽ cản trở sự hấp thụ protein và canxi có trong hải sản của cơ thể. Ngoài ra, canxi có trong hải sản sẽ kết hợp với axit tannic ở trong hoa quả hình thành nên một hợp chất rắn là axit tannic canxi.
Chính hợp chất rắn này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón… Vì vậy, bạn không nên ăn những loại trái cây chứa nhiều axit tannic như hồng, lựu, nho... ngay khi sử dụng hải sản.
Lưu ý - Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn hoa quả 1 giờ trước bữa ăn hoặc khoảng 2 giờ sau ăn. Đặc biệt, không nên ăn hoa quả trước khi ngủ vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ, đầy bụng, ợ chua... - Những người bị bệnh gout, viêm khớp hay những bà mẹ mang thai, đang cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản. Tốt nhất là chỉ nên ăn khoảng 1 - 2 lần trong mỗi tuần, mỗi lần ăn dưới 100 g. Hoặc những người có tiền sử dị ứng hải sản,.. - Khi có triệu chứng bị ngộ độc hải sản thì như nổi mề đay, chân tay sưng phù, nôn, đau bụng... thì cần đưa đi cấp cứu ngay, tránh tình trạng ngộ độc hải sản có thể chuyển biến năng gây sốc phản vệ, tim ngừng đập, ngừng thở.
Tag: haisan, hoaqua, nha hang ngoc huong, ngoc huong seafood rsstaurant, suckhoe
Từ khóa » Các Loại Hải Sản Không ăn được
-
Lời Khuyên Quý Giá Khi ăn Hải Sản
-
Hải Sản Không Nên ăn Với Gì? 7 Lưu ý Khi Sử Dụng Hải Sản
-
Ăn Hải Sản Cần Lưu ý 4 điều Sau Nếu Không Muốn Vác Họa Vào Thân
-
Những Ai Không Nên ăn Hải Sản? - Hải Sản Tươi Sống
-
Ăn Hải Sản Kiêng Hoa Quả Gì để Không ảnh Hưởng Sức Khỏe
-
Những Món Hải Sản Tốt Và Không Tốt Cho Sức Khỏe | Vinmec
-
5 Thực Phẩm Kỵ Nhau Với Hải Sản Cần Tránh Xa - PasGo
-
Ăn Hải Sản Kỵ Gì? Những “đại Kỵ” Cần Tránh để Khỏi... Chết Người
-
Những 'đại Kỵ' Cần Tránh Khi ăn Hải Sản để Khỏi ... Chết Người
-
Đại Kỵ Khi ăn Hải Sản Có Thể Biến Món Ngon Thành 'sát Thủ Giết Người'
-
Hải Sản: Tuyệt đối Không ăn Theo 8 Cách Gây Nguy Hiểm | Medlatec
-
Những Sai Lầm Hay Mắc Phải Khi ăn Hải Sản
-
Mẹ Có Biết Sau Sinh Bao Lâu Thì ăn được Hải Sản? - MarryBaby
-
Lưu ý Khi ăn Hải Sản để Tránh Ngộ độc - PLO