Những Loài Rắn độc ở Việt Nam

- September 27, 2021 15,914
  • Twitter
  • Facebook
  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest
  • Email
Những loài rắn độc ở Việt Nam Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ.

Rắn lục sừng

ran-luc-sung ran-luc-sung-nau Tên khoa học là Trimeresurus cornutus được tìm thấy ở Việt Nam. Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành sừng nên được biết đến là “rắn quỷ”, kích thước cơ thể khoảng 50cm. Nọc độc của loài rắn lục sừng được xếp vào Top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam.

Rắn chàm quạp

ran-cham-cap ran-cham-cap2 Rắn chàm quạp hay còn gọi là rắn khô mộc có tên khoa học là Trimeresurus mucrosquamatus. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi màu da của chúng lẫn vào với lá khô, cây khô cực khó phát hiện. Thường gặp ở vùng rừng cao su bạt ngàn miền Đông Nam Bộ, độ nguy hiểm của loài rắn này theo đánh giá của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thì chỉ đứng sau rắn biển.

Rắn lục đuôi đỏ

ran-luc-duoi-do3 ran-luc Tên khoa học là Trimeresurus albolabris, đây là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít. Vừa rồi ở Quảng Ngãi và ở Nam Đàn – Nghệ An cũng đã xuất hiện và vào năm ngoái, chúng đã phân bố đến thành phố Đà Nẵng.

Rắn lục von-gen

ran-luc-von-gen Tên khoa học là Viridovipera vogeli. Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Rắn lục đầu bạc

ranluc-daubac ran-luc-dau-bac Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc tên khoa học là Azemiops feae được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít.

Rắn lục Trùng Khánh

ran-luc-trung-khanh2 Tên khoa học là Protobothrops trungkhanhensis. Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.

Rắn hổ mang chúa

ran-ho-mang-chua-2 Rắn hổ mang chúa, tên khoa học là Ophiophagus hannah. Mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê vào bỏ mạng.

Rắn hổ đất

ranhomangdat Rắn hổ đất hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì, tên khoa học làNaja kaouthia. Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử.

Rắn biển

bat-ran-bien ranbien Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae. Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.

Rắn cạp nong

ran-cap-nong Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) hay còn gọi là rắn cạp nia hoặc rắn mai gầmthuộc họ Rắn hổ (Elapidae). Đây là một trong những loài rắn cực độc, dù chúng ít khi chủ động tấn công con người nhưng nếu ai đó không may bị chúng cắn, nọc độc có thể giết chết nạn nhân chỉ trong vòng vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Chúng sống phổ biến ở đồng bằng, trung du và miền núi Việt Nam. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn. Nguồn: khoa học.tv vì sao bệnh khó nói ở nam giới chữa hoài không khỏi
  • Twitter
  • Facebook
  • Google+
  • Linkedin
  • Pinterest
  • Email
Previous Post Nguyên nhân và hậu quả của dậy thì sớm Next Post Phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2017) SearchSearch

Categories

  • Bệnh
  • Bệnh mồ hôi
  • Bệnh thần kinh
  • Blog
  • Dinh dưỡng
  • Điều dưỡng
  • Đời sống
  • Học tập
  • Hỏi đáp
  • Khoa học
  • Kỹ năng
  • Làm đẹp
  • Mỹ phẩm
  • Nam khoa
  • Nhi khoa
  • Sinh lý
  • Sức khỏe
  • Tai mũi họng
  • Thuốc và biệt dược
  • Xã hội
  • Y học thường thức

  • Tin nội bộ
  • Tin tức
  • Tuyển sinh
  • Thông báo
  • Công tác đoàn hội
  • Nghiên cứu khoa học
  • Quy chế
  • Y học lâm sàng
  • Giáo dục
  • Giáo dục đào tạo
  • Đào tạo

Read more

Tin mới:

  • Cúm và cảm lạnh, có gì giống và khác nhau?
  • Ecotour – Hành trình hòa mình vào thiên nhiên và văn hóa
  • Giới thiệu Chè Thái Nguyên đệ nhất danh trà – Niềm tự hào của người Việt
  • Thuốc Riluzole chống co giật trị xơ cứng teo cơ một bên
  • Bé bao nhiêu tháng biết ngồi? Các cách tập ngồi cho bé an toàn

Bộ y tế

Benh-vien-lao-va-phoi-quang-ninh

boquocphong

Bản đồ chỉ đường

TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN Y 1

    • Địa chỉ: Phường Sơn Lộc – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
    • Điện thoại: 02433.832.890
    • Email: caodangquany1@gmail.com
    • Website: caodangquany1.edu.vn

Read more

Từ khóa » Top Rắn độc Nhất Việt Nam