Những Loại Thuốc Cần Tránh Khi Bị Sốt Xuất Huyết - Tin Liên Quan
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Những loại thuốc cần tránh khi bị sốt xuất huyết
19/10/2021 | 15:42 PM
|Đáng sợ nhất của sốt xuất huyết là những biến chứng liên quan đến chảy máu. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là có một số loại thuốc lại làm tăng nguy cơ chảy máu, có thể làm trầm trọng thêm những biến chứng nguy hiểm này.
news-relate1. Sốt xuất huyết là gì?
Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Bệnh có thể tiến triển thành bệnh sốt xuất huyết nặng, đặc trưng bởi sốc, suy hô hấp, chảy máu nghiêm trọng và / hoặc suy giảm nội tạng nghiêm trọng.
Chẩn đoán sốt xuất huyết có thể khó khăn vì các dấu hiệu và triệu chứng của nó có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Cần nghi ngờ mắc sốt xuất huyết khi sốt cao kèm theo 2 trong số các triệu chứng sau:
-
Nhức đầu dữ dội,
-
Đau sau mắt, đau cơ và khớp,
-
Buồn nôn, nôn,
-
Sưng hạch hoặc phát ban.
Các triệu chứng thường kéo dài từ 2-7 ngày, sau thời gian ủ bệnh từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt.
Sốt xuất huyết nặng là một biến chứng có thể gây chết người. Hiện, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết / sốt xuất huyết nặng, nhưng việc phát hiện sớm và tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp giúp giảm tỷ lệ tử vong.
2. Những loại thuốc cần thận trọng đặc biệt khi bị sốt xuất huyết
Một trong những đặc điểm thường thấy của bệnh sốt xuất huyết là số lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh. Tiểu cầu là tế bào trong máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu giảm đồng nghĩa với khả năng xuất huyết cao hơn.
Có một số loại thuốc thông thường cần phải rất thận trọng hoặc tránh dùng khi bị sốt xuất huyết.
-
Aspirin
Aspirin hoạt động như một chất chống viêm giúp giảm sưng. Thuốc chống viêm được dùng làm thuốc giảm đau và cũng thường được dùng để trị đau đầu và sốt. Nếu dùng aspirin cho người bị sốt xuất huyết, nó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu.
-
Các thuốc giảm đau kháng viêm NSAID khác
Giống như aspirin, diclofenac và ibuprofen cũng thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Những loại thuốc này thường có cơ chế hoạt động tương tự như aspirin, nhờ đó làm giảm viêm trong cơ thể sau nhiễm trùng hoặc chấn thương. Chúng cũng là những loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng.
Khi dùng diclofenac hoặc ibuprofen cho những người được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết làm gia tăng khả năng mắc các biến chứng liên quan đến chảy máu hơn.
-
Thuốc chống đông
Một loại thuốc khác được gọi là thuốc chống đông máu hoặc 'thuốc làm loãng máu' cũng có thể có gây tác dụng tương tự đối với người bị sốt xuất huyết.
-
Thuốc kháng sinh
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng sốt xuất huyết không biến chứng. Nhiễm trùng sốt xuất huyết có thể gây giảm bạch cầu đáng kể, về mặt lý thuyết có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở những bệnh nhân nhập viện. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
3. Phải làm gì nếu có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết?
-
Tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Để ý các dấu hiệu cảnh báo.
-
Không tự dùng thuốc; không dùng aspirin và các thuốc giảm đau kháng viêm NSAIDvì có thể gây chảy máu.
-
Không dùng thuốc kháng sinh vì bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra và thuốc kháng sinh chỉ tấn công vi khuẩn.
Thời tiết mưa nhiều hơn dẫn đến sự gia tăng số lượng muỗi ở một số khu vực. Điều này góp phần gia tăng các ca bệnh sốt xuất huyết. Để hạn chế sự phát triển của quần thể muỗi tốt hơn, người dân không nên để nước đọng trong các vật chứa không có nắp đậy, cống rãnh, đồng thời cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Ngoài ra, phun thuốc diệt muỗi cũng có thể giúp kiểm soát quần thể muỗi./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- Bộ Y tế theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Bộ Y tế phân cấp giải quyết 70% thủ tục hành chính về Sở Y tế
- Tài liệu Hội nghị Cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Y tế năm 2024
- Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ tạng hiến của người cho chết não
- Bộ Y tế ban hành Thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- Chính thức cấm kinh doanh, vận chuyển, sử dụng các loại thuốc lá mới
- Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Thuốc Của Sốt Xuất Huyết
-
Người Bị Sốt Xuất Huyết Uống Thuốc Gì Mới Khỏi Bệnh? - Hello Bacsi
-
Những Loại Thuốc Hạ Sốt Nên Dùng Và Không Nên Dùng Khi Bị Sốt Xuất ...
-
Người Bị Sốt Xuất Huyết Uống Thuốc Gì? | Vinmec
-
Góc Giải đáp: Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Uống Thuốc Gì Là Tốt?
-
Các Thuốc Không được Dùng Khi Mắc Sốt Xuất Huyết
-
Sốt Xuất Huyết Dengue: 10 điều Cần Biết Dành Cho Bệnh Nhân
-
Loại Thuốc Hạ Sốt Nào Không được Dùng Khi Sốt Xuất Huyết
-
Các Thuốc Có Thể Và Không Thể Dùng để Hạ Sốt Trong Sốt Xuất Huyết
-
Những Quan Niệm Sai Lầm Về Sốt Xuất Huyết Khiến Bệnh Dễ Trở Nặng
-
Bị Sốt Xuất Huyết Có Nên Truyền Dịch? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
Những Loại Thuốc Cần Tránh Khi Bị Sốt Xuất Huyết
-
Dùng Thuốc Gì, Bù điện Giải Như Thế Nào Mới đúng Khi Bị Sốt Xuất ...
-
Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết | Hapacol