Những Loại Tỏi Việt Nam được Các Chuyên Gia Dinh Dưỡng đánh Giá ...

Tỏi là một loại thảo mộc phổ biến trên khắp thế giới, dễ trồng, sinh trưởng nhanh trong điều kiện nóng và ẩm. Tỏi kích thích vị giáckhứu giác, làm món ăn trở nên hấp dẫn và dậy mùi thơm hơn. Ngoài ra, loại “kháng sinh tự nhiên” này còn ngăn ngừa được rất nhiều loại bệnh, từ cảm cúm, viêm họng, đầy bụng, khó tiêu, cho đến thấp khớp, tiểu đường, cao huyết áp,....Chúng ta không thể phủ nhận độ phổ biến và tính ứng dụng của loại cây này.

Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất thuận lợi cho người nông dân canh tác tỏi. Mỗi vùng miền cho ra một loại tỏi với hương vị và hình dạng khác nhau, giá thành của từng loại cũng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt các loại tỏi ấy, cách bảo quản tỏi để sử dụng lâu ngày cũng như những kiến thức thường thức khác về loại cây này.

1. Các loại tỏi phổ biến ở Việt Nam:

  • Tỏi Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là vùng đất nổi tiếng nhất về việc trồng tỏi. Tỏi ở đây đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và trở thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận. Do sự khác biệt về khí hậu, thổ nhưỡng, tỏi Lý Sơn vị thanh ngọt nhẹ nhàng, hương thơm cay dịu đặc trưng chứ không nồng như các loại tỏi khác, không hăng ngay cả khi ăn sống. Chính vì những đặc điểm đó mà tỏi Lý Sơn có giá thành cao hơn các loại tỏi khác nhưng vẫn được người dân yêu thích và chọn lựa. Củ tỏi có màu trắng ngà, không bóng, có kích thước từ 2 - 6 cm, chỉ bằng ⅓  củ tỏi thông thường. Mỗi củ tỏi thường có 12 đến 20 tép nhỏ, không để lại lõi chính giữa khi bóc hết các tép.

  • Tỏi Phan Rang

Phan Rang như một vùng sa mạc thu nhỏ ở Việt Nam, với khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nắng như “phang” và gió như “rang” đã tạo điều kiện phát triển cho giống tỏi ở đây có sức chống chịu với thiên nhiên vượt trội hơn tỏi ở địa phương khác. Hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng và allicin trong tỏi cao hơn rất nhiều, có tác dụng ngăn ngừa bệnh, chống viêm nhiễm tốt hơn. Tỏi có vỏ mỏng, tép nhỏ, nhiều tinh dầu tỏi, vị rất cay và mùi thơm rất nồng, chính vì thế, tỏi Phan Rang được nhiều người sử dụng làm tỏi đen lên men tự nhiên, ngâm rượu và làm thuốc chữa bệnh.

  • Tỏi Bắc Giang

Ở các tỉnh phía Bắc, Bắc Giang là một vùng đất có truyền thống trồng tỏi lâu đời. Vì điều kiện thiên nhiên, và địa chất đặc biệt, vùng đất này không chỉ phát triển về nghề trồng tỏi mà còn nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý hiếm như ba kích, gừng gió, bá bệnh, đinh lăng,...Tỏi Bắc Giang là loại tỏi tía củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Đây là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng. 

  • Tỏi Đà Lạt

Đà Lạt được biết đến với chất lượng nông sản được người tiêu dùng tin tưởng, bởi độ tươi sạch đặc trưng của nông sản vùng lạnh, trong đó có tỏi. Giá thành của tỏi Đà Lạt rẻ, củ và tép to, nên mặc dù độ thơm và độ cay không bằng tỏi Lý Sơn hay tỏi Phan Rang, nhưng tỏi Đà Lạt vẫn được sử dụng khá phổ biến. Củ tỏi có vỏ ngoài màu tím nâu, rễ dài và chắc, khi bóc hết các tép thấy lõi ở giữa. Tỏi Đà Lạt có vị the và mùi thơm cay đặc trưng, không có mùi hăng.

  • Tỏi cô đơn

Tỏi cô đơn, hay còn gọi là tỏi mồ côi, tỏi một tép, là loại tỏi đặc biệt bởi cấu tạo “ngộ nghĩnh” của chúng: mỗi củ tỏi chỉ có 1 tép tỏi duy nhất. Do sự khuyết tật trong quá trình sinh trưởng, tỏi không đẻ ra nhiều nhánh, chất dinh dưỡng tập trung vào tép tỏi duy nhất của củ. Sản lượng tỏi cô đơn chỉ khoảng 5% tổng sản lượng tỏi mỗi vụ, nên loại tỏi này rất hiếm và được bán với giá khá cao, đặc biệt là tỏi cô đơn Lý Sơn. Do độ quý hiếm và tính dược rất cao nên tỏi cô đơn vẫn được nhiều người bất chấp giá cả chọn mua làm quà biếu.

2. Cách bảo quản tỏi tươi

  • Chọn tỏi rất quan trọng bởi tỏi càng tươi thì sẽ dùng được càng lâu, củ tỏi phải cứng với lớp vỏ giấy bên ngoài khô và không mọc mầm. Củ tỏi mềm tức là tỏi đã quá chín và sẽ không giữ được lâu. Không nên chọn các củ tỏi bị nhăn hoặc loại để trong tủ lạnh ở siêu thị.

  • Nếu là tỏi tự trồng, bạn nên hong khô ở nơi râm và thoáng mát trong khoảng 1 tuần bằng cách treo nhánh tỏi lên giàn, sẽ giúp tỏi giữ nguyên mùi vị vốn có trong thời gian dài.

  • Rất nhiều người thường bảo quản tỏi trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ phòng khoảng 16°C mới là thích hợp nhất để bảo quản tỏi. Củ tỏi bị làm lạnh sẽ dễ nổi mốc và nhanh hỏng. Bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát, không ẩm, tránh xa ánh nắng mặt trời để tỏi được "thở" nhưng không bị mọc mầm. Có thể dùng rổ, dây, lưới, bát nhỏ có lỗ thoáng khí hoặc túi giấy để bảo quản tỏi.

3. Các cách bảo quản khác

  • Bảo quản tỏi trong dầu

Ngâm tỏi với dầu ở nhiệt độ phòng là nguyên nhân sản sinh vi khuẩn clostridium botulinum gây ra căn bệnh nguy hiểm gọi là ngộ độc thịt (botulism). Tuy nhiên, nếu tỏi ngâm dầu được bảo quản trong tủ đông thì sẽ làm mất khả năng sản sinh vi khuẩn. Vì thế, chúng ta có thể bóc ngâm tỏi đã bóc vỏ trong lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đựng dầu đóng kín. Hoặc xay tỏi với dầu ô liu theo tỉ lệ 2:1, sau đó cho hỗn hợp vừa xay vào hộp đậy kín nắp. Bảo quản hỗn hợp trên trong tủ đông. Phương pháp này rất tiện khi nấu nướng, vì dầu giữ cho tỏi không bị đông cứng, có thể lấy và cho trực tiếp vào chảo.

  • Bảo quản tỏi với rượu hoặc giấm

Tỏi đã bóc vỏ có thể ngâm trong rượu hoặc giấm và bảo quản trong tủ lạnh đến khoảng 4 tháng. Thông thường, người ta sử dụng rượu vang đỏ, vang trắng không đường, giấm trắng hoặc giấm vang trắng. Ngoài tỏi, chúng ta hoàn toàn có thể thêm một số loại thảo dược khác để tạo mùi vị độc đáo cho món tỏi ngâm như ớt khô, kinh giới, hương thảo hoặc lá nguyệt quế.

  • Làm khô tỏi

Tỏi khô bị mất nước nên sẽ bảo quản được lâu ngày, lại không chiếm nhiều diện tích gian bếp của bạn. Khi dùng để nấu ăn, tỏi khô sẽ hấp thụ nước và tạo ra hương vị tuyệt vời cho món ăn. Có thể sấy khô tỏi bằng máy sấy thực phẩm chuyên dụng, hoặc nướng trong lò nướng ở nhiệt độ 60°C trong 2 tiếng, sau đó nướng ở nhiệt độ 55°C đến khi khô hoàn toàn. Tỏi khô sẽ giòn và dễ vụn.

4. Các lưu ý khi dùng tỏi

  • Không sử dụng các tép tỏi đã tách khỏi củ quá lâu

Củ tỏi có thể giữ được 8 tuần nếu bảo quản đúng cách. Tép tỏi được tách ra khỏi củ sẽ giữ được khoảng 3 đến 10 ngày. Vì thế, nếu đã tách các tép tỏi khỏi củ, chúng ta nên sử dụng chúng trong thời gian ngắn để đảm bảo được độ tươi ngon, mùi vị nguyên vẹn.

  • Không ăn tỏi khi đói bụng, dễ gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột

  • Không dùng tỏi cho người huyết áp thấp

  • Không ăn tỏi khi gặp vấn đề về gan

Mặc dù tỏi có tác dụng kháng khuẩn và virus nhưng nếu gặp vấn đề về gan thì chúng ta không nên ăn vì tỏi có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh gan.

  • Không ăn tỏi khi có bệnh về dạ dày

Tỏi có thể làm giảm lượng acid trong dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn, gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn. Ngoài ra khi đang uống thuốc chữa bệnh dạ dày mà ăn tỏi sẽ gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa.

  • Không ăn tỏi khi dùng thuốc chống đông máu

Tỏi là thuốc chống đông máu tự nhiên, giúp máu lưu thông tốt, ngăn ngừa đau timđột quỵ. Tuy nhiên khi tỏi được tiêu thụ cùng với các loại thuốc chống đông máu khác sẽ khiến máu lưu thông quá nhanh.

Ngoài những điều lưu ý trên, tỏi là một loại thực phẩm toàn năng với rất nhiều công dụng. Những món ăn có tỏi làm gia vị luôn thơm ngon và hấp dẫn hơn. Những bài thuốc từ tỏi tuy đơn giản nhưng có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Tham khảo một vài công thức dưới đây và cùng bắt tay vào bếp, biến củ tỏi vốn dĩ đã quen thuộc trong gian bếp của gia đình bạn thành những món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe nhé!

 Bữa cơm trở nên đẹp mắt tinh tế hơn với công thức làm nước mắm tỏi ớt  

Lòng gà trứng non cháy tỏi béo bùi Đắm lòng any ai thưởng thức

Đậu phộng rang mắm tỏi - đồ nhắm tuyệt vời dành cho cánh đàn ông

Chúc mừng bạn thành công!

Từ khóa » Tỏi Có Mấy Loại