Những Loại Trái Cây Người Tiểu đường Không Nên ăn
Có thể bạn quan tâm
Top các loại trái cây người tiểu đường không nên ăn
Người bệnh tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế ăn các loại quả dưới đây để tránh làm tăng chỉ số đường huyết.
Sầu riêng, mít
Sầu riêng và mít không chỉ gây nóng mà còn chứa lượng đường rất lớn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù sầu riêng cung cấp nhiều năng lượng và chất béo lành mạnh không chứa cholesterol, nhưng chỉ 3 múi thịt sầu riêng đã chứa lượng đường lớn ngang 1 lon Cocacola hoặc 1 bát cơm trắng.
Hơn nữa, cả sầu riêng và mít đều là những loại quả thuộc nhóm chứa lượng đường cao, chỉ số GI của sầu riêng và mít đều trên 60 so với thang 100 điểm GI. Vì vậy, ăn sầu riêng và mít sẽ làm đường huyết tăng nhanh chóng.
Do đó, người bệnh nên hạn chế ăn sầu riêng và mít, hoặc nếu có ăn thì cũng chỉ nên ăn 1 - 2 múi sầu riêng, 2 - 3 múi mít để không gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường.
Dứa chín
Mặc dù rất giàu vitamin nhưng dứa chín chứa hàm lượng đường rất cao.
Dứa rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng, nhưng lại là một loại quả mà người bệnh tiểu đường không nên ăn bởi trong dứa cũng chứa rất nhiều đường và carbohydrate.
Trong 100 gram dứa có chứa tới 10 gram đường tự nhiên và 22,2 gram carbohydrate hấp thu nhanh, vì có cấu trúc rất đơn giản nên chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng làm đường huyết tăng rất nhanh.
Vì vậy, mặc dù rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn dứa chín hoặc các món ăn chế biến từ dứa chín (nước ép, sinh tố, dứa đóng hộp…) hoặc hạn chế chỉ nên ăn khoảng 50 - 60 gram dứa/ngày và không ăn quá 500 gram dứa/tuần.
Xoài chín
Xoài chín là một trong những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn bởi nó làm tăng đường huyết đột ngột.
Xoài cũng là một loại quả rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xoài xanh thậm chí còn có chứa hợp chất giúp Insulin hoạt động hiệu quả hơn, rất tốt cho người tiểu đường, nhưng xoài chín thì ngược lại. Bởi khi chín, trong 100 gram xoài có chứa tới 20 gram đường tự nhiên, loại đường này lại có cấu trúc đơn giản nên được hấp thu rất nhanh và làm tăng chỉ số đường huyết ngay lập tức. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 80 gram xoài chín mỗi ngày.
Chuối chín
Mặc dù chỉ số GI của chuối chỉ nằm trong khoảng trung bình, từ 42 - 62 trên thang 100 điểm GI, nhưng khi chuối chín thường chứa lượng đường rất lớn. Trong 100 gram chuối chín có chứa tới 15 gram đường, các loại đường này là sucrose, glucose và fructose có khả năng hấp thụ vào máu và làm tăng đường huyết đột ngột.
Người tiểu đường nếu muốn ăn chuối, nên ăn khi chuối mới chín, không nên ăn chuối chín kỹ và không nên ăn quá 1 quả chuối mỗi ngày.
Nhãn, vải
Nhãn và vải rất ít chất xơ nhưng lại chứa hàm lượng đường lớn tương đương 1 bát cơm trắng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vải và nhãn đều là những loại quả chứa ít chất xơ nhưng lại rất nhiều đường. Lượng đường chứa trong 100 gram hai loại quả này tương đương với 1 bát cơm trắng. Nếu ăn lượng quá nhiều có thể khiến lượng đường được hấp thu vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, làm tăng đường huyết đột ngột. Vậy nên, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nhãn, vải và chỉ nên ăn 2 - 3 quả mỗi ngày.
Ăn trái cây thế nào để không bị tăng đường huyết đột ngột ở người tiểu đường
Bên cạnh việc hạn chế các loại quả gây tăng đường huyết đột ngột đã nêu trên, người bệnh tiểu đường còn phải biết cách ăn trái cây đúng cách để không bị tăng đường huyết đột ngột. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Dưới đây là một số lưu ý khi dùng trái cây:
- Chỉ nên ăn trái cây tươi, tuyệt đối không ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp: Bởi lượng đường chứa trong trái cây khô, trái cây đóng hộp rất lớn, thậm chí gấp 3 lần lượng đường có trong trái cây tươi. Vậy nên, người tiểu đường không nên ăn trái cây khô và trái cây đóng hộp, trường hợp cần thiết phải sử dụng thì nên xem kỹ thành phần chứa đường được ghi trên bao bì, thường là: đường mía,chất làm ngọt, corn syrup, dextran, và siro ngô fructose cao… và tránh sử dụng các sản phẩm có chứa quá nhiều chất làm ngọt.
Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép, sinh tố trái cây.
- Hạn chế sử dụng trái cây dưới dạng nước ép, sinh tố: Bởi khi trở thành dạng nước ép, sinh tố, lượng chất xơ trong hoa quả đã giảm xuống đáng kể và lượng đường tăng gấp đôi so với hoa quả tươi, hơn nữa trái cây được chế biến có khả năng hấp thu nhanh hơn bình thường. Điều này lý giải tại sao một số người bệnh tiểu đường tuy không ăn những loại hoa quả chứa nhiều đường, chỉ uống một cốc nước ép nhưng lượng đường huyết vẫn tăng cao. Nếu muốn sử dụng nước ép, sinh tố trái cây, người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng đúng lượng trái cây được khuyến cáo và nên pha loãng thêm với nước lọc.
- Chia nhỏ lượng trái cây vào những bữa phụ trong ngày: Giúp làm giảm lượng đường tự nhiên từ hoa quả được hấp thu quá nhiều cùng lúc, làm quá tải khả năng chuyển hóa của gan và gây tăng đường huyết đột ngột.
- Ăn hoa quả với các loại thực phẩm khác, như: Sữa chua, các loại hạt… để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và làm loãng lượng đường được hấp thu vào cơ thể.
Trên đây là những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn và cách ăn trái cây sao cho không làm tăng đột ngột chỉ số đường huyết. Người bệnh tiểu đường cần bổ sung hoa quả một cách hợp lý để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường.
Ngoài hạn chế những trái cây không tốt cho đường huyết, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ như Gumar Plus, Blood Sugar Control, Advanced Glucose,... Trong đó viên uống tiểu đường Gumar Plus chiết xuất từ dây thìa canh lá to và công nghệ Crominex có hiệu quả ổn định đường huyết tót, được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Hộp 120 viên
450.000đ/ hộp 28 đánh giá Mua ngay Mua ngay
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên tới cơ sở y tế, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn)
Pharmart.vn tổng hợp
Ảnh: Sưu tầm internet
Từ khóa » Xoài Và Sầu Riêng
-
Sầu Riêng Kiêng ăn Với Gì? 8 Món Không Nên ăn Với Sầu Riêng
-
Sầu Riêng Kiêng ăn Với Gì? Những Lưu ý Khi ăn Sầu Riêng
-
Ăn Sầu Riêng Kỵ Gì? Không Biết điều Này Tự Hại Bản Thân Như Chơi
-
Không Nên ăn Sầu Riêng Với Gì? 8 Thực Phẩm đại Kỵ
-
7 Nhóm Người Không Nên ăn Sầu Riêng, 5 Thực Phẩm đại Kỵ Kết Hợp ...
-
Những Thực Phẩm Tuyệt đối Không được ăn Cùng Sầu Riêng
-
Sầu Riêng Kỵ Món Gì? 5 Loại Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp Với Sầu ...
-
Mùa Hè Có Nên ăn Mít, Xoài, Sầu Riêng Không? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
5 Cách Làm Sinh Tố Sầu Riêng Thơm Ngon Béo Ngậy Giải Nhiệt Mùa Hè
-
Những 'đại Kỵ' Khi ăn Sầu Riêng Không Phải Ai Cũng Biết - Tiền Phong
-
710 XOÀI, MÍT, SẦU RIÊNG VÀ MĂNG CỤT ý Tưởng Trong 2022
-
SẦU RIÊNG ĐẠI KỴ VỚI GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN SẦU ...
-
Hậu Quả Khôn Lường Khi ăn 9 Loại Trái Cây Này Vào Buổi Tối, Nhất Là Số 6