Những Logo World Cup đẹp Nhất Từ Trước Tới Giờ
Có thể bạn quan tâm
Sau Olympics, FIFA World Cup là giải đấu thể thao lớn nhất hành tinh – và branding chính thức của nó đã thu hút sự chú ý của thế giới trong hàng thập kỉ.
Để có thể phản ánh được tinh thần của mùa giải, thiết kế logo cần phải truyền tải được các yếu tố liên quan tới nước chủ nhà – đây là sẽ là niềm tự hào to lớn cho bất cứ branding agency nào thiết kế ra được logo như vậy.
Để khai mạc cho World Cup 2018 tại Nga, chúng ta hãy cùng nhìn lại tám trong những logo đẹp nhất của các mùa World Cup từ năm 1930…
1. Poster World Cup năm 1930 của Uruguay
Poster Art Deco được cách điệu hoá này thể hiện được tinh thần và cảm xúc của giải đấu cũng như sự thẩm mỹ của thời điểm đó
Chúng ta đang bắt đầu từ thời điểm sơ khai với kì World Cup đầu tiên – được tổ chức ở Uruguay vào năm 1930, khi chỉ có duy nhất 13 đội tham dự.
Dù mùa giải đã không có một ‘logo’ theo phong cách hiện đại, hình ảnh và ý nghĩa độc đáo của nó đã được truyền tải qua một poster theo phong cách Deco ấn tượng.
Nổi bật với hình ảnh cách điệu, trừu tượng của thủ môn đang thực hiện bàn cứu thua, được phủ bằng màu sắc quốc kỳ của Uruguay, poster đã thể hiện được tinh thần cũng như nét thẩm mỹ của thời điểm đó.
2. Poster World Cup năm 1938 của Pháp
Khắc hoạ một cầu thủ vô địch đang chinh phục địa cầu, poster này không lạm dụng màu đỏ, trắng, xanh dương một cách quá đáng
Hai mùa giải sau đó, World Cup đã tới Pháp – với một poster được cách điệu vô cùng đẹp thay thế cho cảnh hành động của Uruguay bằng dáng đứng ấn tượng, đầy uy quyền của cầu thủ đang chinh phục địa cầu.
Thế giới biết rất ít về cuộc xung đột tàn bạo sẽ quét qua Pháp trong những năm sau đó, nhưng tại đây vào năm 1938, niềm tin chiến thắng và thống trị thế giới đã được giới hạn trong một giải thể thao hấp dẫn.
Đây là lần thứ ba và lần cuối một poster đại diện cho mùa giải chứ không phải là logo. So sánh với một vài bảng màu “quốc kì", việc sử dụng màu đỏ, trắng và xanh dương mang tính khái niệm và trừu tượng hơn.
3. Logo World Cup năm 1966 của Anh
Logo World Cup của Anh thể hiện rõ niềm tự hào quốc gia và đặc biệt nổi bật với chiếc cúp Jules Rimet
Đối lập với hai mẫu trên, logo năm 1966 của Anh – lần đầu cũng như duy nhất quốc gia này vô địch World Cup – chắc chắn phải là về nước chủ nhà rồi, nổi bật với quốc kì sáng và đậm màu. Mặc dù fan Scotland, Wales và Bắc Ireland có thể đặt câu hỏi về sự lựa chọn cờ liên hiệp Anh thay vì cờ của nước Anh.
Cũng như bờm tam sư của đội tuyển Anh, một sự liên kết rất rõ ràng khác với nước chủ nhà, logo cũng thể hiện được chính chiếc cúp Jules Rimet – sau đó đã được thay thế bởi thiết kế hiện tại vào năm 1974.
World Cup Willie là linh vật đầu tiên của World Cup – mỗi kì sau đó đều có một linh vật như vậy
Thay vì hình ảnh một cầu thủ chinh phục thế giới với quả bóng nằm riêng ở phía trên, thiết kế đối xứng ấn tượng mới đã hoà quả địa cầu và trái banh thành một.
Thêm nữa đây cũng là lần đầu xuất hiện của linh vật World Cup – chú sư tử đá bóng, World Cup Willie – chú đã khởi đầu một truyền thống giờ đã trở thành phần không thể thiếu của văn hoá mùa World Cup.
4. Logo World Cup năm 1970 của Mexico
Mùa giải 1970 tại Mexico là kì đầu tiên giới thiệu thiết kế quả bóng Telstar mà bây giờ ta có thể nhận ra ở bất cứ đâu
Kì World Cup sau đó được tổ chức tại Mexico vào năm 1970 được xem là một trong những kì thành công nhất trong lịch sử – đội Brazil của Pele giành được chiếc cúp thứ ba.
Logo vô cùng đơn giản, sinh động và đầy tính biểu tượng – và đây cũng là lần đầu giới thiệu quả banh Telstar của Adidas, với các phần lục giác và ngũ giác đan xen nhau, giờ đã thành một phần không thể thiếu đối với World Cup hiện đại.
5. Logo World Cup năm 1990 của Italy
Mẫu logo Italia ‘90 sinh động, trừu tượng mang tới “làn gió" mới so với người tiền nhiệm Mexico ‘70
Hai thập kỉ sau đó, sự khắc hoạ tối giản tương đồng trong thiết kế quả bóng lần nữa xuất hiện trong logo World Cup Italia ‘90, mặc dù offset lại theo một hướng trừu tượng hơn để đưa vào màu sắc của lá cờ Italy.
Sau trend về các loài động vật được nhân hoá “ăn theo” chú sư tử World Cup Willie của Anh – và tiếp tục cho tới ngày nay – Italy thực sự đã đi ngược lại xu hướng đó với linh vật của mình, truyền tải hình ảnh sinh động, cách điệu hoá của thiết kế logo vào nhân vật gọi là Ciao.
Được cấu thành từ các khối hình vuông, Ciao dễ dàng nổi bật giữa các linh vật khác của World Cup
Ngoài cái đầu có hình trái banh quen thuộc nhàm chán, Ciao – có nghĩa là xin chào và tạm biệt trong tiếng Ý – được cấu thành hoàn toàn từ các khối hình vuông đơn giản theo màu sắc của Ý. Anh ta chắc chắn nổi bật nhất trong một hàng các linh vật World Cup cho tới ngày nay.
6. Logo World Cup năm 2002 của Hàn Quốc/ Nhật Bản
Interbrand đã sử dụng hình học trừu tượng, hiện đại để kết hợp chiếc cúp với hình ảnh người hâm mộ đang vẫy các biểu ngữ
Kì World Cup đầu tiên của thiên niên kỉ do đồng chủ nhà Hàn và Nhật đăng cai vào năm 2002 đã khởi đầu một làn sóng các logo hình học, hiện đại. Chúng đã đưa sự tập trung trở lại vào chiếc cúp hơn là trái banh, và tập trung vào cộng đồng người hâm mộ toàn cầu hơn là nước chủ nhà.
Được tào từ các đường cong và đường tròn giao thoa, logo – được tạo ra bởi Interbrand London – là một sự kết hợp tài tình của đường viền chiếc cúp và người hâm mộ đang vẫy các biểu ngữ, tất cả nằm trong một vòng tròn hoàn hảo vô cùng mãn nhãn.
7. Logo World Cup năm 2006 của Đức
Dành sự tôn trọng đặc biệt cho Logo năm 2012 của Hàn/ Nhật, Logo của Đức năm 2006 cũng dành để tôn vinh tinh thần của người hâm mộ
Trong mùa giải tiếp theo tại Đức vào năm 2006, mẫu logo này đã kết hợp với người tiền nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử logo World Cup – mặc dù vào thời gian này, tất cả mọi sự đều ưu tiên cho người hâm mộ.
Lần cuối đăng cai World Cup vào năm 1974 (gọi là Tây Đức, bên thắng cuộc) với logo song sắc tối giản miêu tả một trái banh bay xuyên qua không gian, nhưng nước Đức thống nhất hiện đại đã chọn thiết kế đầy màu sắc và vui tươi hơn.
Logo năm 2006 đã thể hiện rõ sự đối lập với người tiền nhiệm từ Tây Đức vào năm 1974
Được gọi là ‘Gương mặt ăn mừng của bóng đá’, logo 2006 là về tình hữu nghị trong trận đấu, với số 0 và 6 cách điệu thành hình mặt cười.
Các màu cờ của Đức được thể hiện một cách tinh tế dưới dạng một tấm banner quét qua cạnh bên cũng như trong logo 2002 của Hàn/ Nhật được tái sử dụng ở bên dưới.
8. Logo World Cup năm 2018 của Nga
Được tạo thành từ nhiều nền văn hoá đa dạng, logo 2018 của Nga trông vô cùng đẹp và ấn tượng
Và như thế chúng ta đã tới Nga của năm 2018, trông rất giống logo năm 2014 gây nhiều tranh cãi của Brazil – được gọi là ‘facepalm – thể hiện sự xấu hổ’, nó rất phú hợp vì nước chủ nhà đã bị loại một cách nhục nhã tại vòng bán kết với tỉ số 1-7 – nhấn mạnh vào chiếc cúp.
Tuy nhiên, Brandia Central tại Lisbon quyết định mang một làn gió mới lên concept này, mượn hình trái trứng Fabergé, Nhà thờ Saint Basil tại Quảng Trường đỏ và tàu thăm dò không gian Sputnik.
Logo World Cup năm nay là ví dụ đầu tiên trong danh sách có thiết kế mới lại, hấp dẫn – và nó đã thành công. Kết hợp với font chữ đầy cá tính, đây chắc chắn là bước ngoặt mới trong truyền thống logo World Cup.
Có thể bạn quan tâm > Những thiết kế Typography sáng tạo tuyệt vời > 36 mẫu bao bì độc đáo > Tạo Typography Cực Cool trong Photoshop FacebookPinterestTwitterLinkedinTừ khóa » Hình ảnh Logo World Cup
-
Vector FIFA World Cup Qatar 2022 Logo - Thái Triển
-
Logo Chính Thức World Cup 2022 Có Hình Trái Tim
-
[Vector Logo] FIFA World Cup Qatar 2022 - Hải Triều
-
Chính Thức: Qatar Công Bố Siêu Phẩm Logo World Cup 2022
-
Hình ảnh Logo Fifa World Cup 2022 PNG , Bóng đá, Fifa, Cúp Thế ...
-
Logo World Cup Sáng Tạo Hình ảnh PNG | Vector Và Các Tập Tin PSD
-
Chủ Nhà Qatar Chính Thức Công Bố Logo World Cup 2022
-
FIFA Công Bố Logo World Cup 2022 Hết Sức ý Nghĩa - Bóng đá
-
Qatar Công Bố Logo Chính Thức Cho World Cup 2022 | VTV.VN
-
Thiết Kế Yếu Tố Logo đội Tuyển World Cup - Lovepik
-
Yếu Tố Thiết Kế Logo đội Bóng đá World Cup - Lovepik
-
Qatar Công Bố Logo Của World Cup 2022 - Bongdaplus
-
Qatar Công Bố Logo Chính Thức Cho World Cup 2022