Những Lỗi Cơ Bản Khi Vẽ Tranh Bằng Photoshop
Có thể bạn quan tâm
Để vẽ tranh trên máy tính của bạn thì việc đầu tiên là bạn phải tải phần mềm photoshop về, thế nhưng việc vẽ tranh trên phần mềm ấy có đơn giản như bạn nghĩ? Khi vẽ tranh bằng photoshop bạn thường xuyên xảy ra nhiều lỗi trong quá trình vẽ. Đó là một điều không thể tránh khỏi. Vậy đó là những lỗi nào?
1.Sai kích thước khung hình
Chúng ta bắt đầu với các lỗi của khung hinh để tạo một khung hình mới bạn vào File > New hay Control + N.
A, Kích thước khung hình của bạn quá nhỏ
Một bức tranh được vẽ bằng Photoshop thực ra là một tập hợp các điểm ảnh. Chắc bạn không lạ gì điều này. Tuy nhiên, bạn cần chính xác bao nhiêu điểm ảnh để tạo ra được một bức tranh chi tiết: 200×200? 400×1000? 9999×9999?
Thông thường, bạn sẽ sử dụng ngay kích thước màn hình của bạn. Tuy nhiên đó lại là vấn đề bởi bạn không biết bức tranh được hiển thị trên màn hình người xem ra sao.
Hãy quan sát hình 1, bạn dễ dàng nhận thấy là kích cỡ 1024×600 thì vừa với màn hình 1280×720 và 1366×768 nhưng lại có quá nhiều khoảng trống trên màn hình 1920×1080 hay 1920×1200. Đó là một sự lãng phí với khách hàng của chúng ta.
Độ phân giải lớn hơn không có nghĩa là màn hình lớn hơn. Điện thoại thông minh của bạn có thể có nhiều điểm ảnh hơn màn hình máy tính của bạn như hình dưới đây.
Điều này có nghĩa là gì? Hình ảnh của bạn có thể hiển thị như thế này với những người xem khác nhau.
Không chỉ có vậy, độ phân giải càng lớn thì càng nhiểu điểm ảnh. Với một độ phân giải nhỏ, một mắt có thể được biểu diễn bằng 20 điểm ảnh. Trong khi đó, cũng hình ảnh mắt đó có thể được biểu diễn bằng 20000 điểm ảnh ở một độ phân giải khác như hình dưới đây.
Dưới đây là mẹo nhỏ cho bạn: khi vẽ một chi tiết nhỏ ở độ phân giải lớn, bạn có thể cẩu thả một chút bởi khi thay đổi khoảng cách (như thu nhỏ), các chi tiết này sẽ bị ẩn đi.
B. Kích thước khung hình quá lớn
Từ trường hợp trên, liệu ta có nên luôn sử dụng một khung hình có độ phân giải lớn để được tự do hơn? Về lý thuyết, điều này đúng. Còn trên thực tế, với độ phân giải lớn hơn thì bạn cần một màn hình với độ phân giải lớn hơn nếu không muốn các điểm ảnh chen chúc nhau. Điều này dẫn tới bạn cần một máy tính mạnh hơn – một sự đầu tư không phải phải luôn luôn cần thiết, đôi khi nó là không thể. – nếu bạn không muốn nhìn cảnh máy tính lờ đờ sau.
Điểm bất lợi thứ hai là độ phân giải lớn đòi hỏi phải làm rõ ràng hơn các chi tiết ví dụ bạn cần phải làm rõ thêm họa tiết của mắt, mũi cho ảnh chân dung. Trái ngược với niềm tin của những người mới bắt đầu, không phải chi tiết nào của bức tranh cũng cần rõ ràng quá mức bởi đó là một việc tốn thời gian và không cần thiết. Cũng giống như vẽ tranh trên thực tế, bạn cần tập trung vào những chi tiết thể hiện được thông điệp của tác phẩm, bỏ qua những điều không cần thiết ở xung quanh.
C. Kích cỡ cuối cùng quá lớn
Bạn đã có một độ phân giải hoàn hảo cho bức tranh: không quá nhỏ, không quá lớn, phù hợp với mức độ chi tiết bạn muốn. Nhưng bạn lại để kích thước sản phẩm quá lớn so với độ phân giải khiến các chi tiết không cần thiết bị lộ ra như ví dụ sau:
Bạn muốn sản phẩm của mình trông như thế này
Hay thế này hơn?
Không có quy tắc cứng nhắc nào để bạn xác định được kích thước tối ưu. Tất cả đều ở cảm nhận của bạn: các chi tiết mảnh, nhỏ sẽ tốt khi trình bày ở độ phân giải lớn. Càng “sơ sài”, sẽ tốt hơn khi bạn để nó với kích thước nhỏ. Trước khi nhấn OK, bạn nên kiểm tra hình ảnh xem trước bởi một số ảnh sẽ bị thay đổi độ nét không như mong muốn. Bạn nên tham khảo nghệ sĩ khác về vấn đề này.
2. Bắt đầu với nền trắng
Không có gì thần bí ở đây cả. Chúng ta đang mô phỏng một tờ giấy mà thôi!!
Trong nghệ thuật truyền thống, chúng ta sử dụng một nền trắng, bởi vì về mặt kỹ thuật nó dễ dàng làm nổi các màu sắc của hình vẽ nhất và cũng là màu nguyên thủy của giấy. Nhưng không có lý do gì bắt phải dùng màu trắng làm nền trong nghệ thuật kỹ thuật số! ở đây bạn có thể sử dụng hàng triệu màu làm màu nền, thậm chí có thể bắt đầu với một nền đen nếu thích. Tuy nhiên nó là một ý tưởng tệ hại như việc dùng màu trắng tinh khiết. Trong thực tế, màu xám (# 808080) là màu được các chuyên gia làm nền cho tất cả các sản phẩm của họ.
Tại sao? Màu sắc nền thay đổi cách bạn cảm nhận được màu sắc khác. Trên nền trắng, màu đen sẽ xuất hiện quá tối, vì vậy bạn sẽ tránh chúng. Trên nền đen sẽ khiến bạn khó khăn khi làm việc với các màu tươi sáng. Kết quả trong cả hai trường hợp, hình ảnh sẽ có độ tương phản yếu khiến bạn khó nhận ra chi tiết của hình ảnh mà bạn vẽ ra.
Tất nhiên khi bạn có kinh nghiệm thì bạn có thể thể bắt đầu hình ảnh của họ với bất kỳ màu sắc nào mà bạn ưa thích. Còn không thì bạn nên, luôn luôn bắt đầu với cái gì trung tính không quá tối, cũng không quá sáng như ví dụ dưới đây.
3. Tránh độ tương phản mạnh
Đôi khi bạn cảm thấy khó chịu khi khó phân biệt sáng, tối bởi chất lượng kém của màn hình. Nếu bạn sử dụng một máy tính xách tay, bạn có thể nhận thấy sự tương phản thay đổi khi bạn nhìn hình ảnh từ những góc khác nhau. Liệu có thể có một độ tương phản thích hợp với tất cả mọi người và không quan trọng màn hình nào hiển hay không? Thậm chí nếu bạn có màn hình tốt, sau khi thực hiện các thao tác thay đổi bức vẽ, liệu bạn có đặt câu hỏi rằng độ tương phản có xấu đi so với năm bước trước hay không?
Bạn có đồng ý rằng đây là một tác phẩm ổn
đến khi bạn so sánh nó với hình bên trái hay không?
Photoshop có công cụ Levels – một biểu đồ – cho bạn thấy sự phân bố màu sắc trong hình. Sau khi công cụ được gọi ra bằng Image> Adjustments> Levels hay Control + L, chúng ta sẽ thấy xuất hiện ba thanh trượt tương ứng với ba sắc thái: tối, sáng và xám. Bạn cần điều chỉnh các thanh trượt này để thay đổi đội tương phản bằng cách đưa nó đến ví trí đúng trên đồ thị.
Sau khi chỉnh sửa, chúng ta sẽ có sản phẩm sau:
Bạn cũng có thể thiết lập chế độ tương phản này trước khi bắt đầu với một vài màu:tối, sáng, xám cùng một chút màu đen và trắng như trong ví dụ sau:
a, Vẽ hình tròn và tô màu đen tối nhất cho nó(màu đen là màu không khuyến khích)
b, Thêm mài xám
c, Thêm màu sáng(màu trắng là màu không khuyến khích)
d, Thêm một hay hai màu xám ở giữa
e, Thêm một chút mày đen và trắng
Như vậy trên đây là những khó khăn cũng như những lỗi thường mắc phải khi bạn sử dụng phần mềm photoshop. Khi bạn biết được những điều này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt những bức ảnh của mình mà không cần băn khoăn bất cứ điều gì.
>>>Có thể bạn quan tâm: – khoa hoc thiet ke do hoa – học photoshop – học đồ họa illustrator Post Views: 978 Những tính năng nổi bật của Photoshop CC 2017 so với Photoshop CS6 Hướng dẫn chuyển ảnh màu sang tranh sơn dầu trong PhotoshopTư vấn
0982.512.785-
Thầy Dương vui tính
Call: 0982.512.785
Zalo: (+84).982.512.785
Chat với thầy Dương
-
Ms.Thu Thủy
Call:0888.666.100
Zalo:(+84).888.666.100
Chat với Thu Thủy
- TRANG CHỦ
- ĐÀO TẠO ĐỒ HỌA
- Khóa Học Nghề
- Khóa học đồ họa ngắn hạn
- Khóa học photoshop
- Khóa học Illustrator
- Khóa học Corel draw
- Khóa học Indesign
- Khóa học đồ họa truyền thông
- Khóa học đồ họa thiết kế web
- Khóa học đồ họa hè
- KHÓA HỌC 2D
- Khóa học đồ họa 2D combo
- Khóa học Photoshop
- Khóa học Illustrator
- Khóa học Corel draw
- Khóa học Indesign
- KHÓA HỌC 3D
- Combo 3D Nội Thất Kiến Trúc
- Khóa học Autocad
- Khóa học 3Ds Max
- Khóa học Sketchup
- Khóa Học Video
- Khóa Học Làm Video Trên Premiere
- Khóa Học Làm Video Trên After Effect
- THƯ VIỆN ẢNH
- Download
- Tin tức
- Liên hệ
Từ khóa » Học Vẽ Tranh Bằng Photoshop
-
Cách Vẽ Tranh Bằng Photoshop
-
Vẽ Tranh Trên Photoshop - Học Vẽ Digital Painting Cơ Bản - YouTube
-
Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Bằng Photoshop (vector Art Tutorial)
-
Top 17 Học Vẽ Tranh Bằng Photoshop Mới Nhất 2022 - Amade Graphic
-
Hướng Dẫn Vẽ Tranh Trên Photoshop - Tài Liệu Photoshop - Viettamduc
-
Vẽ Tranh Trên Photoshop - Học Vẽ Digital Painting Cơ Bản - Pinterest
-
Top 19 Học Vẽ Anime Bằng Photoshop Mới Nhất 2021 | Mekoong
-
2 Cách Chuyển ảnh Thành Tranh Vẽ Trong Photoshop đơn Giản
-
Khóa Học Digital Painting (Vẽ Tranh Trên Máy Tính) Sử Dụng Photoshop
-
Cách Vẽ Và Tô Hình Chân Dung Trong Adobe Photoshop - DesignerVN
-
Cách Chuyển ảnh Thành Tranh Vẽ Chì Cực Nghệ Bàng Photoshop
-
Photoshop CS6: Vẽ Tách Trà 2D Bằng Pen Tool [Beginner]
-
Học Vẽ Tranh | Đồ Họa Và Nhiếp ảnh Việt Nam