Những Lỗi Mắc Phải Trong Trao đổi Với Bệnh Nhân Có Thể Gây Ra Hậu ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bác sĩ nước ngoài có kiến thức tiếng Đức hạn chế, điều đó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Một nghiên cứu đầu tiên về các cuộc trao đổi có thật với bệnh nhân chỉ ra những vấn đề và đưa ra những lưu ý đối với giờ học tiếng Đức
Cuộc trao đổi với bệnh nhân là đối tượng nghiên cứu
Mối quan tâm đến một nghiên cứu về các thách thức ngôn ngữ trong các cuộc trao đổi với bệnh nhân ra đời trong những khóa tiếng Đức dành cho nhân viên y tế. Tại đó thấy rõ rằng, tài liệu và giáo án cho giờ dạy tiếng Đức chuyên ngành có nhiếu khiếm khuyết và điều đó lại xuất phát từ tình trạng còn thiếu một cơ sở để nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu này là bằng cách phân tích các cuộc trao đổi tìm ra, năng lực tiếng Đức hạn chế của bác sĩ trong thực tế có ảnh hưởng gì lên các cuộc trao đổi với bệnh nhân. Vì thế, để phục vụ cho nghiên cứu này, trong một ngày ở bệnh viện đã quay phim 9 cuộc trao đổi do các bác sĩ gây mê thực hiện. Những người nói tiếng Đức là ngôn ngữ thứ hai và bằng tốt nghiệp của họ không được cấp ở Đức, được coi là người nước ngoài. Vào thời điểm thu thập dữ liệu, những người tham gia đã làm việc từ 3 đến 5 năm tại các bệnh viện ở Đức.một ví dụ trao đổi rút ra nhiều thông tin
Đã có thể cho thấy rằng, những hạn chế ngôn ngữ phần nào tạo ra khá nhiều rối loạn trong các cuộc trao đổi. Trong ví dụ sau đây nữ bác sĩ (A) chỉ dẫn cho nữ bệnh nhân (P) không được ăn uống gì khi đến phẫu thuật ngoại trú. Chị bệnh nhân đặt ba câu hỏi về thuốc của mình: A: uống nước chị được phép đến bốn giờ sáng. Hết. P: ờ, (chỉ vào danh sách thuốc của mình) nhìn vào nó thì tôi phải chứ A: (đồng thời nói ngắn với P) các viên thuốc P: dùng một hoặc hai thuốc trong đó hoặc tôi có thể bỏ tất cả A: thực ra thì, ờ, đề nghị chị đến ngày mổ bỏ tất cả P: nhưng, ờ, thuốc hen của tôi tôi xịt như thế này (ra hiệu xịt) A: Thuốc xịt, ờ, không sao, chị có thể dùng hoàn toàn bình thường P: và thuốc nhỏ mắt chắc chắn tôi cũng dùng A: chủ yếu là dạ dày phải rỗng, cái đó, ờ, rất quan trọng Ghi chép lại những cuộc trao đổi với bệnh nhân, Borowki 2018 Chị bệnh nhân muốn được chị bác sĩ chỉ dẫn chị vào ngày mổ được phép dùng thuốc nào trong số những loại thuốc chị vẫn phải dùng thường xuyên. Mong muốn này kéo dài suốt cuộc trao đổi. Ngay từ đầu chị bệnh nhân đã chỉ cho chị bác sĩ danh sách thuốc của mình. Sau khi chị bác sĩ kết thúc việc hỏi đáp liên quan đến gây mê và chuyển sang chỉ dẫn về cách thức sinh hoạt vào ngày mổ, chị bệnh nhân một lần nữa hướng sự chú ý của chị bác sĩ vào danh sách thuốc và hỏi trực tiếp về danh sách đó. Chị bác sĩ trả lời là ngày mổ cấn phải „bỏ tất cả“. Giờ thì chị bệnh nhân đặt hai câu hỏi. Chị muốn biết, thuốc nhỏ mắt của mình và lọ xịt hen có thực sự phải „bỏ đi“ không. Cuối cuộc trao đổi chị bệnh nhân đặt một câu hỏi nữa. Chị muốn biết, có cần tiêm thuốc chống nghẽn mạch vào ngày mổ không. Chị bác sĩ trả lời có và nói thêm „trong mọi trường hợp điều đó là quan trọng“.phân tích các cuộc trao đổi với bệnh nhân trong giờ học tiếng đức
Trong khóa học tiếng Đức có thể cùng đọc và suy ngẫm một đoạn ghi chép lại như đoạn trên. Đối với ví dụ trên có thể thảo luận những câu hỏi sau đây:- Thấy rõ sự hiểu lầm nào trong câu trả lời „đề nghị chị đến ngày mổ bỏ tất cả“ của chị bác sĩ?
- Điều gì đã có thể xảy ra, nếu chị bệnh nhân không kiên trì hỏi lại?
- Điều gì lẽ ra chị bác sĩ có thể làm tốt hơn?
- Sự hiểu lầm xuất phát từ chỗ, chị bác sĩ chỉ nghĩ đến loại thuốc viên dùng để uống. Tuy nhiên chị bệnh nhân lại nghĩ đến từng loại thuốc (thuốc xịt, thuốc rỏ mắt, thuốc tiêm). Bác sĩ và bệnh nhân theo đuổi hai mục đích khác nhau: chị bệnh nhân muốn được chỉ dẫn về thuốc thang của mình. Trong khi đó chị bác sĩ lại chỉ dẫn chị bệnh nhân là khi đến mổ, dạ dày phải trống rỗng.
- Có thể là buổi sáng trước khi mổ, chị bệnh nhân không dùng thuốc của mình. Nếu vậy việc không tiêm thuốc chống nghẽn mạch có thể gây ra hậu quả đáng kể. Có thể đưa thêm thông tin là chị bệnh nhân này trước kia từng là y tá và có lẽ chỉ vì thế chị mới kiên trì hỏi đi hỏi lại như vậy.
- Lẽ ra chị bác sĩ đã có thể chú ý tốt hơn đến mong muốn của chị bệnh nhân. Việc định hướng đến những chu trình trao đổi đã luyện tập trước và học thuộc lòng các bài hội thoại có thể hữu ích ban đầu và truyền đạt một sự chắc chắn nào đó. Tuy vậy vẫn cần phải chú ý đầy đủ đến mục đích của bệnh nhân. Như thế có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng làm phức tạp hóa các cuộc trao đổi, việc hỏi đi, hỏi lại và những hiểu lầm. Bên cạnh những hậu quả về sức khỏe có thể xảy ra với bệnh nhân, những hiểu lầm loại này còn có thể làm hạn chế các gọi là đồng ý sau khi thông thiểu (xem Borowski và Andere 2019).
những khuyến nghị về phương pháp ngôn ngữ
Các cuộc trao đổi với bệnh nhân được ghi chép lại trong nghiên cứu này cung cấp tài liệu có thật cho giờ học tiếng Đức. Ngoài ra từ đó còn có thể đưa ra những khuyến nghị về việc phát triển, kiến tạo và tổ chức các khóa học tiếng cho nhân viên y tế:- Bác sĩ cần phải theo học các khóa học tiếng chung (B2 đến C2) và cả các khóa học tiếng chuyên ngành y.
- Cần thiết phải có các khóa học tiếng chuẩn bị cho nghề nghiệp và cả các khóa trong khi hành nghề.
- Các khóa học tiếng chuyên ngành y cần phải hướng tới những thách thức ngôn ngữ có thật trong thực tế. Có thể đạt được điều đó bằng những điểm sau đây:
Tài liệu:
Borowski, Damaris (2018): Sprachliche Herausforderungen ausländischer Anästhesisten(inn)en bei Aufklärungsgesprächen. Eine gesprächsanalytische Studie zu Deutsch als Zweitsprache im Beruf. Berlin: Frank & Timme. Borowski, Damaris (2014): Dokumentation und kritischen Reflexion des berufsbegleitenden Kurses "Deutsch für Ärzte/innen im Krankenhaus". IQ-Landesnetzwerk NRW. Borowski, Damaris; Koreik, Uwe; Ohm, Udo; Rahe-Meyer, Niels; Riedmer, Claudia (2019): Informed consent at stake? Language barriers in medical interactions with immigrant anaesthetists: A conversation analytical study. BMC Health Services Research. Ferber-Brull, Rosa (2018): Sprachcoaching. Hilfe zur Selbsthilfe. Hamburg: IQ-Netzwerk. Passage gGmbH (2015): Praxisguide Deutsch im Krankenhaus. Die sprachliche Integration internationaler Ärztinnen und Ärzte. Eine Handreichung für Klinikleitungen, Deutschlehrkräfte und Bildungsfachleute. Hamburg: IQ-Netzwerk. Weissenberg, Jens (2012): Sprachbedarfsermittlung im berufsbezogenen Unterricht Deutsch als Zweitsprache. Ein Leitfaden für die Praxis. Hamburg: IQ-Netzwerk.
Từ khóa » Hậu Quả Xảy Ra ở Bệnh Nhân đau Là
-
Hậu Quả Xảy Ra ở Bệnh Nhân Đao Là:
-
Hậu Quả Xảy Ra ở Bệnh Nhân Đao Là - Khóa Học
-
6 điều Cần Biết Về Hậu COVID-19 để Tránh Lo Lắng Thái Quá
-
Hội Chứng Hậu COVID-19 – Làm Gì để Vượt Qua?
-
Hiểu Thêm Về Di Chứng Hậu COVID-19, Cùng Tìm Cách Vượt Qua!
-
Biến Chứng Thần Kinh Hậu COVID-19: Các Chứng Bệnh Cần Nắm Bắt ...
-
Nhược Cơ - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hội Chứng Turner: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Các Rối Loạn Thường Gặp
-
Đức Nghiên Cứu Hậu Quả Lâu Dài ở Những Người đã ... - Dịch COVID-19
-
Di Chứng COVID Hoặc Hội Chứng Hậu COVID | CDC
-
Sai Sót Trong Sử Dụng Thuốc: Thực Trạng Và Biện Pháp đề Phòng
-
Phân Biệt Tội Giết Người Và Tội Cố ý Gây Thương Tích Gây Hậu
-
Di Chứng Hậu Covid-19 Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc Phục Ra Sao?
-
Cần Nghiên Cứu Sâu Về Hậu Quả Dài Hạn Của COVID-19 Với Hệ Thần ...