NHỮNG LỖI PHÁT ÂM NGƯỜI VIỆT NAM THƯỜNG GẶP NHẤT - RES
Có thể bạn quan tâm
Do sự khác biệt về văn hoá, lịch sử phát triển nên cách phát âm các âm trong tiếng Anh rất khác với tiếng Việt mặc dù cả 2 ngôn ngữ đều dùng hệ chữ cái Alphabet để biểu thị giải mã âm thanh. Có nhiều âm tiếng Anh không có trong tiếng Việt dẫn đến chúng ta rất hay bị phát âm sai từ vựng. Cùng tìm hiểu những lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp và làm sao để khắc phục chúng?
Một số lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp
1. Quên mất âm cuối
Một lỗi dễ nhận thấy là họ thường quên mất phụ âm cuối khi nói tiếng Anh. Điều này cũng khá dễ hiểu vì trong tiếng Việt, chúng ta không hề phát âm phụ âm cuối. Nhưng bạn biết không, việc ‘phớt lờ’ hay ‘nuốt’ các phụ âm cuối sẽ gây ra rất nhiều sự hiểu lầm tai hại. Vì trong tiếng Anh, việc bỏ đi âm cuối hay phát âm sai âm cuối đều khiến người nghe hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Ví dụ như:
- Các từ life (cuộc sống), light (ánh sáng), line (đường thẳng), like (thích) đều có âm đầu là /l/ và âm đôi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau dẫn đến khác nghĩa. Nếu bạn đọc những từ này mà không bật phụ âm cuối thì người nghe có thể hiểu nhầm thành từ “lie” (dối trá). (Hãy bôi đen những từ này để nghe phát âm chuẩn từ người bản xứ bạn nhé)
Bởi vậy, để giúp người nghe hiểu đúng các từ tiếng Anh, bạn cần phải bật âm cuối một cách gãy gọn và chuẩn xác. Việc phát âm sai âm cuối cũng cực kỳ nguy hiểm đó nhé! Mình thấy không ít người có thói quen thêm âm /s/ một cách tùy tiện vào cuối mỗi từ khi nói. Hãy luyện tập nhiều để loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
2. Không phân biệt nguyên âm ngắn, nguyên âm dài
Nếu như tiếng Việt chỉ có một loại nguyên âm đơn thì trong tiếng Anh nguyên âm đơn lại được chia thành 2 dạng, nguyên âm đơn ngắn và nguyên âm đơn dài. Các nguyên âm ngắn, dài này góp phần tạo sự khác biệt về mặt phát âm và ý nghĩa của từ. Việc phân biệt âm nào là âm dài, âm nào là âm ngắn khá khó cho người Việt chúng ta. Do đó mà nhiều người học thường nhầm lẫn các âm ngắn dài với nhau khi nói tiếng Anh.
Ví dụ như:
Nhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/
Việc phát âm nhầm lẫn hai âm dài, ngắn này sẽ khiến người đối diện hiểu nhầm lời bạn nói. Ví du như, nếu bạn phát âm từ “leave” với nguyên âm /i/ ngắn thì người nghe có thể hiểu thành từ “live”.
Tương tự:
- /i:/: Need /ni:d/ ; read /ri:d/; leave /li:v/; seat /si:t/
- /ɪ/: Knit /nɪt/; rid /rɪd/; live /lɪv/; sit /sɪt/
Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/
Nhiều người cũng thi thoảng phát âm lẫn lộn giữa hai nguyên âm này, nên từ “foot” và “food” nghe rất giống nhau.
Một số ví dụ:
- /u:/: Room /ru:m/; food /fu:d/; wood /wu:d/
- /ʊ/: Book /bʊk/; foot /fʊt/; would /wʊd/
3. Nhầm lẫn giữa một số phụ âm
Nhầm lẫn âm /t/, /tr/, /dʒ/ với âm /tʃ/
Một lỗi sai phổ biến mà người Việt thường mắc phải khi phát âm tiếng Anh là thay thế các âm /t/ /tr/ & /ʤ/, với âm /ʧ/.
- /t/: time /taim/; task /tæsk/; talent /’tælənt /; cutter / ‘kətər/
- /tr/: trash /trӕ∫/; transit /’trænsɪt/; hatred /’heɪtrɪd /; tried /ˈtrɑɪd/
- /ʤ/: cage / keɪdʒ/; badge /bæʤ/; grudge /grədʒ /
Nhầm lẫn âm /ð/ với /d/ hay /z/
Nhiều người học thấy việc đặt đầu lưỡi giữa răng khá khó khăn (phát âm âm /ð/) nên thay vào đó, họ mặc nhiên dùng luôn âm /d/ hoặc /z/ cho dễ nói. Có lẽ một phần vì âm /ð/ không có trong tiếng Việt, còn /d/ và /z/ thì tương tự với /d/ hoặc /gi/.
- /ð/: weather /’wɛðər /; loathe /loʊð /; then /ðɛn/; rather /’ræðər/
Nhầm lẫn âm /ʃ/ giữa /s/
Không ít người dùng /s/ và /ʃ/ lẫn lộn với nhau, mà đặc biệt là chúng ta thường dùng /s/ thay thế cho các âm /ʃ/ (khi nó là âm đầu), chẳng hạn như: “shoe” sẽ thành “sue”, … Nếu bạn để ý, sẽ thấy lỗi phát âm này rất phổ biến ở những người miền Bắc, giống như cách họ nhầm lẫn các âm /x/ và /s/ trong tiếng Việt.
Tương tự:
- /s/: muscle /məsəl /; person /’pɜrsən/
- /ʃ/(âm đầu): shine /ʃaɪn/; shape /ʃeɪp/
- /ʃ/(âm cuối): selfish /sɛlfɪʃ /; cash /kæʃ /
Nhầm lẫn âm /r/ với /z/
Âm /r/ trong tiếng Việt thường được người Bắc phát âm nhẹ, nghe như /z/. Vì thế nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai âm này khi họ học phát âm tiếng Anh. Thi thoảng âm /r/ còn bị bỏ quên khi nói (khi /r/ đứng giữa hoặc cuối từ) nên gây khó hiểu cho người nghe. Ví dụ:
- /r/ (âm đầu): rat /ræt /; reason /’rizən /
- /r/ (âm giữa): parking /’pærkɪŋ /; caring /’kɜriŋ/
- /r/ (âm cuối): letter /’lɛtər/; closer /’kloʊzər/
Nhầm lẫn giữa /l/ với /n/
Bạn đã từng bắt ai đó nói “pull” thành “pun” hay “call” thành “côn”, “will” thành “win” chưa? Thực tế thì rất nhiều người có thói quen dùng /n/ cho tất cả những từ có /l/, đặc biệt là khi /l/ nằm ở cuối từ. Có thể lý do là bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt (trong tiếng Việt âm /l/ không nằm ở cuối từ bao giờ) hoặc có thể do /l/ khó đọc (lưỡi phải cong khi đọc /l/). Ví dụ:
- /l/ (âm đầu): light /lait/; laugh /læf /; learn / lɜrn/
- /l/ (âm giữa): fault /fɔlt /; falling /’fɑlɪŋ /
- /l/ (âm cuối): recall /ri’kɑl /; identical /aɪ’dɛntɪkəl /
Nhầm lẫn âm /j/ với /z/
Những người từ các tỉnh phía nam hay trung Việt Nam cũng thường phát âm âm đầu /j/ của một từ thành /z/. Ví dụ:
/j/: young /jəŋ/, yellow /’jɛloʊ /
Nhầm lẫn giữa âm hữu thanh và vô thanh
Tiếng Việt không hề có sự phân biệt giữa âm hữu thanh và âm vô thanh, trong khi đó, tiếng Anh lại phân biệt rất rõ ràng hai loại âm này. Chính vì thế mà không ít người Việt gặp khó khăn khi muốn phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ. Ví dụ dưới đây là những cặp âm hữu thanh và vô thanh tương ứng với nhau:
- /v/: leave /li:v’/; oven /’əvən/
/f/: leaf /lif /; often /’ɔfən /
- /b/: bye /baɪ /; rib /rɪb/; robe /roʊp/
/p/: pie /paɪ/ ; rip /rɪp/; rope /roʊp/
- /g/: goal /ɡoʊl/; bag /bæɡ /; blog /bläɡ /
/k/: coal /koʊl/; back /bæk /; block /blɑk /
Không biết cách nối âm, nuốt âm
Vì hiện tượng nối âm, hay nuốt âm không xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Việt nên nhiều người Việt khi nói tiếng Anh có thói quen đọc các từ rời rạc, cứng nhắc, không hề sử dụng nối âm hay nuốt âm. Đấy là nguyên nhân khiến việc nói tiếng Anh dù luyện nhiều nhưng nghe vẫn không trôi chảy và lưu loát như người bản ngữ.
Quen với việc nối âm sẽ giúp bạn nói tự nhiên, giao tiếp hiệu quả và đồng thời cũng rất hữu ích cho việc nghe hiểu tiếng Anh của bạn. Vì người bản xứ sử dụng nối âm trong hầu hết mọi câu họ nói ra.
- Ví dụ như: “give up” được nối âm sẽ thành /givʌp/
Bạn có thể tham khảo cách nối- nuốt âm trong tiếng anh ở bài viết sau
3. Nói sai hoặc không dùng ngữ điệu, trọng âm
Một trong những lỗi cơ bản nhất của người Việt khi nói tiếng Anh là không để ý đến trọng âm từ, trọng âm câu (nhịp điệu) và không dùng ngữ điệu khi nói, do ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, nghĩa là mỗi từ sẽ có xuất hiện dấu để phân biệt với các từ khác. Chắc hạn như: “năng, nắng, nặng”, tuy vần giống nhau nhưng có dấu khác nhau “ngang, sắc, nặng” dẫn đến nghĩa của từ khác nhau. Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ không có thanh điệu. Khi phát âm hay nói, chúng ta cần sử dụng nhịp điệu hoặc ngữ điệu để thể hiện ý nghĩa, thái độ và cảm xúc của mình. Việc dùng sai hay bỏ qua không dùng nhịp điệu/ ngữ điệu có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý mình. Và cũng sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn khi nghe người khác nói.
Một số trường hợp sai hoặc thiếu trọng âm sẽ làm thay đổi nghĩa của từ mà bạn muốn nói, như: Từ “present” có 2 cách đánh trọng âm. Nếu trọng âm rơi vào âm tiết đầu /’prezәnt/ , thì “present” sẽ được hiểu tính từ (hiện tại), hoặc danh từ (món quà). Ngược lại, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai /pri’zent/ thì từ này sẽ được hiểu là động từ (đưa ra, giới thiệu, trình bày).
>> Đăng kí hỗ trợ ngay: TẠI ĐÂY!
>> Đăng kí kiểm tra trình độ ngay: TẠI ĐÂY!
Hệ thống trường Anh Ngữ RES:
Hotline: 0979.043.610
Website: www.res.edu.vn
Email: [email protected]
Fanpage RES: https://www.facebook.com/LuyenThiIeltsSo1VietNam/
Youtube RES: https://www.youtube.com/channel/UCvPGjjh9HfvrF4UXIVyktDA
——————————————
* Hà Nội
330 Bà Triệu, Q.Hai Bà Trưng
89 Yên Lãng, Q.Đống Đa
29 Nguyễn Xiển, Q.Thanh Xuân
490 Nguyễn Văn Cừ, Q.Long Biên
16A1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Q.Nam Từ Liêm
251 Trần Đăng Ninh, Q.Cầu Giấy
445 Giải Phóng, Q.Thanh Xuân
91B Lý Nam Đế, Q.Hoàn Kiếm
Villa 2 BT15 -16 Huyndai, Q.Hà Đông
Park 2, Times City, 459 Minh Khai, Q.Hoàng Mai
* Bắc Ninh
686 Quốc lộ 1A, Đình Bảng, Từ Sơn
312 Trần Hưng Đạo, P.Đại Phúc, TP Bắc Ninh
* Hải Phòng
45 Trần Phú, Q.Ngô Quyền
* Quảng Ninh
118 Cao Thắng, Tổ 3, Khu 5, P.Trần Hưng Đạo, TP.Hạ Long
* Thanh Hóa
561 Bà Triệu, P.Đông Thọ, TP.Thanh Hóa
* Vinh
LK2 03-05 Chung Cư Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An
* Huế
30 Hùng Vương, P.Phú Nhuận
* Đà Nẵng
144 Nguyễn Tri Phương, Q.Thanh Khê
* Buôn Ma Thuột
238-240 Nguyễn Tất Thành, P Tân Lập, TP.Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
* Nha Trang
102 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang
* Hồ Chí Minh:
280 Trần Não, Bình An, Q2
131 Cách Mạng Tháng Tám, P5, Q3
417 Lạc Long Quân, P5, Q11
99 Cộng Hòa, P4, Tân Bình
236 Đinh Bộ Lĩnh, P26, Bình Thạnh
14-16 Huỳnh Mẫn Đạt, P1, Q5
60 Nguyễn Thị Thập, Tân Phong, Q7
22 Trương Vĩnh Ký, Tân Thạnh, Tân Phú
366A17 Phan Văn Trị, P5, Gò Vấp
313 Nguyễn Văn Luông, P12, Q6
210 Hoàng Diệu 2, Linh Trung, Thủ Đức
89 Lê Thị Riêng, Thới An, Q12
* Biên Hòa
205 Phạm Văn Thuận, P. Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đồng Nai
* Cần Thơ
35 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ
* Vũng Tàu
51 Bình Giã, Phường 8, TP Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu
* Bình Dương
8 Nguyễn Văn Tiết, KP4, P. Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương
Từ khóa » Nối âm Trong Tiếng Việt
-
[Grammar] HIỆN TƯỢNG NỐI... - Trung Tâm Sinh Viên Hải Phòng
-
Âm Vị Học Tiếng Việt - Wikipedia
-
Những Quy Tắc Nối Âm Trong Tiếng Anh Bạn Đã Biết? - EJOY English
-
Phát âm / Nối âm | TV5MONDE: Học Tiếng Pháp
-
4 Quy Tắc Nối âm Trong Tiếng Anh Quan Trọng Nhất Bạn Phải Biết!
-
Tại Sao Âm Tiết Trong Tiếng Việt Không Có Sự Nối Âm
-
Hướng Dẫn Cách Nối âm Trong Tiếng Anh đầy đủ Nhất
-
Cách Nối âm Trong Tiếng Anh đầy đủ, Chính Xác Nhất! - Bí Quyết Dễ Nhớ
-
Quy Tắc Nối âm, Nuốt âm, Nuốt Từ Trong Tiếng Anh Bạn Cần Phải ...
-
Nối Âm Trong Tiếng Anh | Unit 18 | Ms Hoa Giao Tiếp - YouTube
-
Quy Tắc Nối âm Trong Tiếng Anh Chuẩn Theo Giọng Anh Mỹ - ISE
-
Kỹ Thuật Nối âm Và Nuốt âm Trong Tiếng Anh - Trung Tâm Anh Ngữ RES
-
Sự Khác Nhau Giữa Phát âm Tiếng Việt Và Tiếng Anh - Planguages
-
Quy Tắc Phát âm Tiếng Anh Nối âm đặc Trưng Người Bản Xứ