NHỮNG LƯU Ý CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU KINH DOANH GIÀY DÉP

Giày là thứ không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, thậm chí mỗi người sở hữu từ 10-15 đôi trở lên là một điều hết sức bình thường, có khi số lượng ấy còn bị chê là ÍT. Thời buổi ngày càng hiện đại, con người ngày càng có nhiều "cái" để mê, để yêu, để thích hơn xưa.

Chưa nhắc đến độ chịu "chi" của dân mê giày, họ sẵn sàng bỏ hàng triệu hay chục triệu thậm chí là trăm triệu để sở hữu những đôi giày sang chảnh, đẹp long lanh vừa mới ra mắt. Nhưng với người bình thường thì sao?? Trước mắt, hãy cùng phân tích sơ qua nhu cầu giày dép của một người bình thường, bắt đầu từ đại học năm nhất đến khi đi làm nhé!!

Kinh doanh giày dép hiệu quả với phần mềm MAYBANHANG.NET

Bắt đầu tham gia vào trường đại học, thường những tân sinh viên sẽ có nhu cầu mua 1-2 đôi giày hoặc sandal để đi học, ngoài ra họ còn phải mua thêm 1-2 đôi dép để mang kèm theo, 1-3 đôi giày khác sẽ được mua để dành cho việc chơi thể thao, các hoạt động khác.

Tùy vào điều kiện kinh tế của từng sinh viên, mỗi năm họ sẽ sắm mới từ 1-4 đôi nữa để thay thế cho những đôi đã cũ. Khi đi làm cũng cần phải mua mới 1-2 đôi giày là ít nhất. Tính nhanh, trong quãng thời gian 4-5 năm kể từ lúc còn sinh viên cho đến thời gian bắt đầu đi làm, một người có thể mua ÍT nhất là khoảng 9 đôi giày.

Từ đó cho thấy, kinh doanh giày dép là một loại hình mang lại lợi nhuận cao và nhu cầu của người mua lúc nào cũng dồi dào, trước khi bắt tay vào kinh doanh, hãy đọc ngay những lưu ý sau đây để thành công.

Để có một khởi đầu suôn sẻ và nền móng vững chắc, đọc xong 5 điều được nêu sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn để khởi nghiệp.

1. Tư vấn mở cửa hàng giày dép: Vốn

Vốn luôn là yếu tố phải quan tâm tới đầu tiên, bất kể bạn kinh doanh loại hình nào đều cần phải có vốn (tất nhiên là trừ kinh doanh vốn "tự có").

Vậy vốn bao nhiêu là đủ? Tùy vào loại hình mà bạn kinh doanh và phân khúc khách hàng sẽ ảnh hưởng đến vốn. Hiện nay, có 2 loại hình kinh doanh giày dép phổ biến là: kinh doanh online và mở cửa hàng hoặc kết hợp cả hai.

Chỉ với 5-40 triệu đồng, bạn có thể bắt tay vào việc kinh doanh online. Để mở một cửa hàng, các chi phí bạn cần quan tâm đến sẽ là: phí đăng ký kinh doanh, vốn nhập sản phẩm đầu kỳ, tiền thuê mặt bằng, điện nước, nhân viên,... Tùy theo mặt bằng của bạn thuê và số lượng, chất lượng của sản phẩm mà tiền vốn ban đầu sẽ là bao nhiêu, nhưng chắc rằng vốn sẽ ở mức trên 100 triệu.

chi phí mở cửa hàng giày dép

2. Tìm kiếm nguồn hàng giày dép ổn định và giá rẻ

Sở hữu nguồn hàng ổn định, không đứt quãng và giá cả luôn phải chăng là niềm mong ước của mọi cửa hàng bán lẻ.

♦ Các nguồn lấy hàng mà bạn có thể tìm kiếm ngay:

∇ Nhập hàng trực tuyến từ TaoBao, cách này khá nhanh và tiện lợi, chỉ cần đặt và hàng sẽ được giao đến tận nhà với mức giá rất phải chăng, hình ảnh hàng hóa được chụp với người mẫu được cung cấp sẵn. Nhược điểm duy nhất của loại hình này là bạn không thể kiểm tra chính xác chất lượng của sản phẩm.

Lấy hàng trực tiếp từ Quảng Châu, Quảng Châu được coi là cái nôi sản xuất các mặt hàng thời trang giá rẻ, với nhiều mức giá và chủng loại siêu đa dạng. Để vừa mua được hàng tốt với mức giá phải chăng, đến trực tiếp Quảng Châu là cách tốt nhất để tiếp cận được nguồn hàng tốt.

Nếu điều kiện không cho phép bạn di chuyển trực tiếp sang Quảng Châu, thì các chợ đầu mối về giày dép như: Chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp ở Hà Nội hoặc Chợ Tân Bình, Bình Tây tại Hồ Chí Minh sẽ là lựa chọn tốt cho bạn.

Ngoài Quảng Châu - Trung Quốc, hiện tại đi "buôn" hàng Thái cũng là xu hướng mà nhiều nhà bán lẻ nhắm đến. Hàng Thái hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng và yêu thích vì chất lượng tốt và giá thành dễ chịu. Hàng sỉ từ Thái Lan có mức giá cũng rất rẻ, thường dân buôn hay lui đến Băng-Cốc mỗi 2 tuần/lần để nhập hàng từ đây.

Tại ngay Việt Nam cũng có một vài xưởng giày mà bạn có thể ghé đến để tham khảo như:

» Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh có kho tại địa chỉ số 111 Định Công, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội.

» Xưởng giày gia công Việt Hải tại số 28 – Ngõ 389/17 Cầu Giấy – Hà Nội.

» Xưởng giày Romana ở đường Hùng Vương, khu phố 2, phường Mỹ Phước, tx.Bến Cát, Bình Dương (Điện thoại: 0650 3689074).

» Xưởng giày gia công của Công ty cổ phần thời trang Mai Nguyên ở số 144 Lương Ngọc Quyến, phường 5, quận Gò Vấp, Tp.HCM.

» Xưởng giày VNXK sản xuất tại địa chỉ C3/30 AD, Phạm Hùng, H.Bình Chánh, TPHCM và có cả kho hàng tại số 38 ngõ 45 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.

các nguồn hàng lấy giấy dép chất lượng

3. Xây dựng Fanpage cho cửa hàng giày dép

Fanpage của bạn tốt hay tệ sẽ quyết định sự thành công hay thất bại trong việc kinh doanh của bạn. Một Fanpage nhàm chán và kém thu hút sẽ giết chết bạn rất nhanh. Những điều phải lưu ý khi kinh doanh giày dép trên Facebook chính là:

∇ Thiết kế ảnh đại diện, ảnh bìa bắt mắt và chuyên nghiệp.

∇ Cập nhật đầy đủ các thông tin cơ bản về shop.

∇ Đăng tải hình ảnh sản phẩm hoặc bài viết tối thiểu 2 lần/ngày để duy trì lượng tương tác và quan tâm đến fanpage.

∇ Tư vấn chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm và trả lời tin nhắn, comment của khách nhanh.

∇ Tổ chức liên tục mini game, chương trình khuyến mãi.

∇ Chạy quảng cáo Facebook, nếu bạn chưa có khái niệm gì về chạy quảng cáo Facebook, hãy download ngay E-book hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook cơ bản này về để tham khảo nhé.

New Call-to-action

4. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh giày dép và bày trí cửa hàng

Mặt bằng thì muôn giá muôn kiểu, hãy lựa chọn mặt bằng có nhiều khách hàng mục tiêu mà bạn nhắm đến qua lại. Ví dụ: giày giá rẻ nên lựa mặt bằng gần các trường đại học hoặc nhà máy xí nghiệp, giày giá trung bình và cao nên lựa chọn vị trí gần các khu văn phòng, các quận trung tâm.

∇ Diện tích mặt bằng kinh doanh giày dép không cần phải quá rộng, khi khả năng tài chính còn thấp thì cửa hàng chỉ cần khoảng 12m² là đã đủ cho khách đến lựa và thử giày.

∇ Khi lựa chọn mặt bằng nên tránh những nơi bị khuất tầm nhìn của người đi đường.

∇ Không chọn mặt bằng ở nơi thưa dân cư.

∇ Có vỉa hè rộng để đậu xe.

∇ Đảm bảo ánh sáng tại cửa hàng phải đầy đủ, vì ánh sáng sẽ giúp sản phẩm trông mới và đẹp hơn, ánh sáng sẽ còn làm cho khách trông trẻ và đẹp hơn lúc bình thường, giúp đẩy nhanh quyết định mua hàng của khách hàng, đó là lý do tại sao khi bạn bước vào và nhìn vào gương của những hàng thời trang mắc tiền, bạn sẽ nhận ra một điều rằng bạn đẹp hơn bình thường.

kinh nghiệm kinh doanh giày dép hiệu quả

Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng giày dép toàn diện

5. Quản lý bán hàng chặt chẽ, kiểm soát tốt dòng tiền và hàng tồn kho

Nhược điểm chết người khi kinh doanh giày dép chính là không quản lý được hàng tồn kho. Không như quần áo, để lâu vẫn ít bị ảnh hưởng do tác động của thời gian. Nhưng đối với giày dép, nếu hàng hóa của bạn tồn càng lâu đồng nghĩa với việc ngày bạn "dẹp tiệm" càng cận kề.

Nguyên nhân dẫn đến việc "dẹp tiệm" là do các lớp keo của giày dép bị thời gian tác động, để càng lâu mà không bán được thì các đường keo dán giày sẽ khô lại, mất độ liên kết và bung ra khiến cho giày dép tồn kho của bạn bị hư hỏng.

Quản lý dòng tiền để xoay vòng vốn hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải lưu tâm. Nắm được đầy đủ số liệu về doanh thu, lợi nhuận, thu chi, hàng tồn giúp cho bạn biết được tốc độ xoay vòng vốn của bạn đang là bao nhiêu. Từ đó có thể đưa ra các kế hoạch và chiến thuật nhằm tiêu thụ hàng hóa và tính toán được lượng đặt hàng tối ưu.

Để quản lý hiệu quả, tiết kiệm thời gian công sức, tránh được thất thoát, của hàng giày của bạn cần có sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này không chỉ giúp bạn có quy trình thanh toán bán hàng nhanh chóng, còn giúp quản lý hàng hóa, quản lý kho, báo cáo chi tiết doanh thu, công nợ,... một cách chính xác. Hãy đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm để có trải nghiệm thực tế nhất nhé!

Trải nghiệm ngay 7 ngày dùng thử phần mềm quản lý shop thời trang hoàn toàn miễn phí

Báo cáo tự động - Quản lý hàng tồn - Tính tiền in hóa đơn

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý shop thời trang

Từ khóa » Bán Giày Dép Lề đường