Những Lưu ý Khi Bố Trí Phòng Vệ Sinh Không Phải Ai Cũng Biết ...
Có thể bạn quan tâm
Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh được nhiều gia đình quan tâm vì đây là không gian được sử dụng nhiều nhất trừ phòng ngủ. Tất cả các vấn đề liên quan đến kiến trúc, kỹ thuật và phong thủy cần được bảo đảm hài hòa khi thiết kế hệ thống nhà vệ sinh trong nhà. Bên cạnh những mẫu biệt thự đẹp, chúng ta cần lưu ý khi xây nhà vệ sinh trong những nhà ống, nhà phố chật hẹp mang đến sự tiện lợi trong công năng.
1. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh – đảm bảo sự thông thoáng
Một trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh rất quan trọng là đảm bảo được sự thông thoáng tự nhiên để tránh ẩm mốc
Lưu ý đầu tiên là phải chọn vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà đảm bảo được sự thông thoáng, đủ ánh sáng tự nhiên, tránh ẩm ướt… để tránh việc tạo thành môi trường lý tưởng cho ví khuẩn phát tán. Vì vậy khi lựa chọn vị trí nhà vệ sinh phải chọn nơi phù hợp với công năng mặt bằng nội thất dễ dàng đón được nhiều ánh sáng và ánh nắng để không khí dễ dàng lưu thông. Đồng thời một trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh để tạo cảm giác sạch sẽ, khô ráo, bạn cần chú ý thiết kế cửa sổ, quạt thông gió cho phòng vệ sinh để loại bỏ những mùi khó chịu và ẩm mốc.
Tham khảo những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh rất thiết thực
Những phòng vệ sinh diện tích nhỏ thì cần sử dụng thêm cách biện pháp như thiết kế khe thông gió hay kết hợp cả các loại tạo mùi thơm để mang đến không gian nhà vệ sinh thoải mái và dễ chịu nhất.
Xem ngay: Tổng hợp các mẫu nhà 3 tầng hiện đại mới và hấp dẫn
2. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh phù hợp về kiến trúc, kỹ thuật
- Cần đề cao tính tiện ích và vệ sinh trong thiết kế. Không nhất thiết phải làm phòng vệ sinh rộng rãi mà chỉ cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia chủ, thuận tiện sử dụng cũng như cho việc dọn dẹp vệ sinh hàng ngày. Chúng ta có thể tận dụng những khoảng trống về không gian trong nhà như dưới gầm cầu thang để bố trí nhà vệ sinh mang đến sự hiệu quả về công năng. Trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh, cần dựa vào quy mô diện tích ngôi nhà để xác định diện tích phòng vệ sinh phù hợp, một phòng tắm cho dù khiêm tốn về diện tích nhưng luôn sạch sẽ, thơm tho, tiện ích và bố trí nhà vệ sinh hợp lý vẫn đảm bảo được sự dễ chịu khi sử dụng hơn là rộng rãi nhưng bừa bộn và không sạch sẽ.
Tất cả những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh bạn nên thực hiện tối đa nhất có thể
Bố trí phòng vệ sinh diện tích nhỏ dưới gầm cầu thang nhưng phải đảm bảo được sự sạch sẽ, thoáng mát
- Về vật liệu sử dụng khi thiết kế nhà vệ sinh:
Sử dụng những vật liệu phù hợp với môi trường nhà vệ sinh thật sự cần thiết trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh
Gạch chống trơn là vật liệu quan trọng đối với nhà vệ sinh đảm bảo sự an toàn
Đây là nơi thường xuyên ẩm ướt nên gạch lát nền nên chọn loại gạch chống trơn để tránh xảy ra tai nạn, hoa văn đơn giản. Nếu gia đình có điều kiện thì nên lát sàn gỗ chịu nước vừa an toàn tuyệt đối khi nhà có trẻ nhỏ, người già, vừa sang trọng, đẹp mắt. Tường nhà vệ sinh nên ốp gạch láng bóng có hoa văn nhẹ nhàng, có thể tạo điểm nhấn bằng một mảng trang trí nổi bật ấn tượng. Chúng ta nên biết những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh đối với trần, nên sử dụng trần thạch cao khung chìm chống ẩm, không trang trí cầu kì hay giật cấp.
Một trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh là chọn gạch ốp tường nhà nhặn, sang trọng
Cửa sổ, cửa ra vào sử dụng kính mờ, loại cửa nhôm kính, có thể dùng cửa trượt hoặc cửa mở. Thiết bị điện như ổ cắm, bóng đèn chọn loại chống ẩm hoặc có hộp nhựa bảo vệ tránh chập điện…Inox, gạch, đá chống trơn, gỗ chịu nước…là những vật liệu rất phù hợp với môi trường nhà tắm, nhà vệ sinh.
Xem thêm: Tại sao những mẫu biệt thự sân vườn luôn hot ?
Cửa nhôm kính mờ là lựa chọn hoàn hảo cho nhà vệ sinh được sử dụng phổ biến
- Màu sắc trong nhà tắm: Chọn màu sắc nhẹ nhàng và giúp mang lại cảm giác rộng rãi hơn. Những màu sắc nhẹ nhàng tươi sáng luôn khiến người ta cảm thấy dễ chịu và không gian như mở rộng hơn.
Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh bảo đảm yếu tố thẩm mĩ
Những màu sắc nhẹ nhàng mang đến cảm giác rộng rãi, thoải mái
- Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ ? Theo các kiến trúc sư thì không nên bố trí phòng vệ sinh trong phòng ngủ trừ những phòng ngủ rộng rãi trong biệt thự vì như thế sẽ làm cho phòng ngủ dễ bị có mùi khó chịu và bị ảnh hưởng bởi sự ướt át ẩm mốc của nhà vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe chủ nhân của phòng ngủ đó. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh trên đây đều quan trọng nhưng điều này có thể linh động theo nhu cầu.
Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ chúng ta cũng cần cẩn trọng như những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh đã nêu ở trên
- Nếu là căn hộ chung cư, có thể tận dụng khoảng không trên nhà vệ sinh để thiết kế gác lửng tạo thêm không gian sống và đồng thời kiến trúc ngôi nhà có sự cân bằng hơn.
Tận dụng không gian được rút bớt khi thiết kế nhà vệ sinh để làm thêm gác lửng
- Nền của phòng vệ sinh nên được thiết kế có độ dốc nhất định, đảm bảo thoát nước tốt, không gây ra ẩm mốc, trơn trượt.
- Đặt nhà vệ sinh gần bể phốt và nguồn nước nhất có thể. Đối với nhà cao tầng nên đặt vị trí nhà vệ sinh các tầng thẳng hàng với nhau.
3. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh theo phong thủy
- Nhà vệ sinh không nên đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà:
Tránh đặt nhà vệ sinh ở giữa không gian nhà hay còn gọi là kỵ vị trí trung cung
Theo các chuyên gia phong thủy thì khu vực vệ sinh tuyệt đối không đặt ở trung tâm ngôi nhà. Phòng vệ sinh là nơi sản xuất ra nhiều uế khí không tốt, nếu nó được đặt ở giữa ngôi nhà thì sẽ khiến tất cả các phòng trong nhà cũng bị ô nhiễm theo, gây ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Trong tất cả những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh theo phong thủy cần chú ý điều này để tránh gây ra những điều rủi ro cho gia đình.
Trung tâm của ngôi nhà giống như tim của con người, rất quan trọng. Khi nhà vệ sinh đặt tại đó sẽ không phù hợp, ấy là còn chưa nói đến mỹ quan cũng như không phù hợp với phong thủy.
- Cửa nhà vệ sinh không được đối diện cửa ra vào :
Đừng bao giờ thiết kế phòng vệ sinh có cửa đối diện với cửa ra vào của ngôi nhà
Phòng vệ sinh tối kỵ nhìn thẳng ra các phòng khác như bếp, phòng khách hay phòng ăn cũng như đối diện với cửa chính hay giường ngủ bởi không hợp với phong thủy. Nếu bạn không biết những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh mà vô tình làm cửa đối diện các phòng khác thì có thể khắc phụ thỏa đán ví dụ bạn có thể sử dụng các vách ngăn nhẹ trang trí để che lại, sẽ cản được tai họa.
Căn cứ vào những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh theo phong thủy, nếu cửa nhà vệ sinh đối diện cửa các phòng khác hoặc đối diện cửa chính thì dùng vách ngăn che lại
Theo phong thủy, năng lượng và các vận may của gia đình sẽ vào nhà qua cửa chính, do đó cửa nhà vệ sinh đặc biệt tránh đối diện với cửa chính vào nhà. Nếu cửa nhà vệ sinh đối diện với cửa chính thì sinh khí khi đi vào sẽ xộ thẳng vào nơi âm khí nặng nề.
- Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ:
Tránh đặt nhà vệ sinh cạnh không gian linh thiêng như phòng thờ
Khu vực thờ cúng là nơi trang nghiêm, thanh tịnh, là nơi tưởng nhớ đến nguồn cội cần tỏ sự kính trọng, tôn kính, vì thế phải tránh đặt nhà vệ sinh cạnh khu vực này. Nhà vệ sinh tồn tại nhiều tạp khí, uế khí, điều này dễ khiến “chư thần thoái vị”, chủ nhà dễ bị trúng phong, gặp mộng hay nguy hiểm hơn nữa là gặp hạn…
- Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh - không đặt nhà vệ sinh cạnh bếp ăn :
Đối với những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh cạnh phòng bếp hoặc phỏng ngủ, chỉ cần dùng những biện pháp đơn giản hóa giải
Khu vực bếp ăn là nơi đun nấu, chế biến đồ ăn thức uống cần vệ sinh an toàn trong khi đó nhà vệ sinh lại luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm, nơi nuôi dưỡng vi khuẩn và không khí bẩn, nếu nhà vệ sinh đặt ngay cạnh bếp ăn sẽ ảnh hưởng tới vệ sinh, tổn hại sức khỏe cả gia đình. Đặc biệt, cũng không nên mở nhà vệ sinh hướng thẳng ra bếp nấu. Phong thuỷ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến người phụ nữ trong gia đình có thể gây bệnh tật.
Bên cạnh đó, nhà vệ sinh thuộc mệnh thủy mà bếp ăn thuộc hỏa nên dễ khắc nhau, nếu đặt bếp nếu bên ngoài nhà vệ sinh thì bố trí bồn rửa của bếp cạn với cửa nhà vệ sinh.
- Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam: Điều này có liên quan đến phương vị bát quái, phương Nam là Li quái, ngũ hành thuộc Hỏa, còn nhà vệ sinh lại thuộc Thủy. Nhà vệ sinh hướng Nam, khắc chế hỏa địa, cũng như Bát tự của người xung khắc Lưu niên Thái tuế, bởi vậy không may mắn. Nhà vệ sinh phải đặt ở cuối hướng gió, vị trí phải kín đáo nhưng dễ tìm. Theo nguyên tắc phong thủy, phòng vệ sinh nên đặt ở hướng dữ, tránh đặt đè lên hướng lành.
Xem ngay: giật mình với những mẫu nhà 3 tầng 60m2 đẹp như mơ
4. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh cho nhà ống nhỏ hẹp để mang lại hiệu quả cao cho không gian nội thất
- Tận dụng những không gian, khoảng trống phù hợp trong ngôi nhà hoặc những mảnh đất xéo để xây nhà vệ sinh hoặc tận dụng khoảng trống của ngôi nhà bị vát xéo không vuông góc mang lại công năng sử dụng tối ưu. Diện tích nhà vệ sinh trong nhà ống thường từ 1,5m2 đến 3m2.
Tận dụng không gian vát góc của mặt bằng nhà bị xéo để thiết kế nhà vệ sinh
- Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong không gian nhà ống nhỏ hẹp, thông thường thiết kế nhà vệ sinh kề bên giếng trời hoặc áp về những phía tiếp giáp với hẻm, khoảng không, nơi có thể đối lưu với môi trường tự nhiên. Ngay cả việc có thể đưa khu vực vệ sinh ra phía trước nhà (chẳng hạn phòng vệ sinh trong phòng ngủ trên các lầu. Ở đó, có sự thoáng khí tốt với không gian trống mặt tiền).
Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh cho nhà ống thường là đặt nhà vệ sinh cạnh giếng trời hoặc nơi tiếp giáp với môi trường tự nhiên
- Những ngôi nhà ống thường có từ 2 tầng trở nên với chiều cao tầng khác nhau khi đó thiết kế khu vệ sinh đồng trục thẳng đứng giữa các tầng để dễ dàng “chạy” hộp kỹ thuật, thiết kế hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên có thể linh hoạt nếu có những biện pháp giải quyết phù hợp cho nhà vệ sinh.
Thiết kế nhà vệ sinh đồng trục giữa các tầng của nhà ống
- Sử dụng bồn tắm loại nhỏ và gương lớn trong nhà vệ sinh để giúp cho không gian nhà vệ sinh trở nên rộng rãi hơn. Mặc dù không quan trọng nhưng cũng là những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh nội thất phù hợp để có không gian thoáng rộng hơn.
Đối với những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh nhỏ hẹp, bố trí nội thất phòng vệ sinh rất quan trọng
- Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống, có thể bố trí 2 hay 3 phòng ngủ chung 1 phòng vệ sinh để nhà vệ sinh thành tâm điểm, thích hợp để di chuyển được cự ly gần nhất.
- Thường thì những nhà ống chật hẹp đều tận dụng cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang để tăng công năng, tuy nhiên xét về phong thủy thì việc này không nên khuyến khích vì nó ảnh hưởng đến sự nghiệp của nam chủ nhân hoặc người con trai trong gia đình.
Mặc dù chỉ là một không gian nội thất bình thường nhưng thiết kế nhà vệ sinh rất quan trọng vì nó là không gian được sử dụng rất nhiều, phải hài hòa cả yếu tố kiến trúc, kỹ thuật và phong thủy. Những lưu ý khi bố trí phòng vệ sinh là những gợi ý và hướng dẫn không thể bỏ qua khi xây nhà vệ sinh, nó không chỉ tạo nên một không gian thoải mái mà còn mang lại vận khí cho gia đình, tránh những điều rủi ro đáng tiếc xảy ra. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Tham khảo 20+ mẫu bản vẽ thiết kế mặt bằng nhà 2 tầng hiện đại
Từ khóa » Cửa Lửng Nhà Vệ Sinh
-
15+ Mẫu Và Giá Cửa Nhôm Nhà Vệ Sinh (Cập Nhật T10/2021) - ADOOR
-
MẪU CỬA NHÀ VỆ SINH ĐẸP 2022 | CỬA NHÀ TẮM, CỬA TOILET
-
Top 14 Cửa Lửng Nhà Vệ Sinh
-
79+ Mẫu Cửa Nhà Vệ Sinh Toilet -WC, Cửa Nhà Tắm Từ Rẻ Đến Đắt
-
Top 100 Mẫu Cửa Nhà Vệ Sinh đẹp - Cửa Nhựa Toilet đẹp - INFO Door
-
Độc đáo Với Căn Hộ Làm Tầng Lửng Trên Nóc Nhà Vệ Sinh - Tiền Phong
-
Kích Thước Cửa Nhà Vệ Sinh, WC, Toilet Chuẩn Phong Thủy
-
Kích Thước Cửa Nhà Vệ Sinh, Toilet, WC Phổ Biến Chuẩn Phong Thủy
-
18+ Mẫu Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Dưới Gầm Cầu Thang CỰC ĐẸP
-
Những Lỗi Cần Tránh Khi Thiết Kế Nhà Vệ Sinh - WEDO
-
Đứng Hình Trước Những Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Kiểu Nhật 'đỉnh Của đỉnh'
-
Nhà Vệ Sinh Trong Nhà ống Vị Trí đặt, Diện Tích, Cách Bố Trí Khoa Học
-
Đặc điểm Của Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Theo Phong Cách "gác Xép"