Những Lưu ý Khi Bón Vôi đối Với đất Và Cây Trồng - Điện Máy 3 Tốt
Có thể bạn quan tâm
Bón vôi là việc làm khá đơn giản và rẻ tiền nhất đối với mọi nhà nông.Tuy nhiên không phải cứ bón vôi nhiều, bón vôi bất kì theo ý muốn là có hiệu quả. Ngược lại còn làm giảm tác dụng của vôi đối với đất và các loại cây trồng. Trong bài viết này chúng tôi xin được đề ra những lưu ý khi bón vôi đối với các loại đất và cây trồng
1.Các tác dụng của việc bón vôi
Bón vôi cho cây trồng ngoài cung cấp các chất chứa canxi còn cung cấp cho cây trồng các dưỡng chất mà phân bón không có được. Do đó cần hiểu đúng tác dụng và cách dùng vôi để khai thác hết hiệu quả của vôi đối với cây trồng
1.1 Bón vôi cung cấp các dưỡng chất cho cây trồng
Thiếu canxi cây yếu ớt dễ đổ ngã, sâu bệnh tấn công, trái hay bị nứt, nếu thiếu trầm trọng thì đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Canxi còn giúp cây trồng giải độc, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi nắng nóng, phèn, mặn.
1.2 Bón vôi chống chua đất
Đất chua là đất có dư lượng axit, độ pH nhỏ hơn 7. Hầu hết đất canh tác nông nghiệp bón nhiều phân hóa học qua nhiều năm đất sẽ bị suy thoái và chua làm giảm năng suất của cây trồng. Khi độ pH xuống dưới mức hợp lý thì phải chống chua hạ phèn và thứ rẻ tiền nhất, dễ làm nhất để khắc phục tình trạng này là bón vôi.
1.3 Bón vôi khử tác hại của mặn
Khi đất bị nhiễm mặn dẫn đến đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc khiến cây trồng không hút được nước và các chất dinh dưỡng. Để hạn chế tác hại, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi để rửa mặn
1.4 Ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất
Đất trồng bị chua khi suy thoái là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh trong đất phát triển. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại là bón vôi cải tạo đất.
Bón vôi là một cách chăm sóc cây trồng và đất trồng rẻ tiền nhất và tiện lợi nhất đối với người trồng cây.Tuy nhiên vôi có nhiều loại tương ứng với từng điều kiện đất đai,cây trồng khác nhau. Do đó người trồng cây cần nắm rõ ưu điểm – nhược điểm của từng loại vôi sử dụng trong từng điều kiện để có những tác dụng tốt nhất
2.Phân biệt các loại vôi
2.1 Bón vôi tôi (Ca(OH)2), bón vôi nung CaO
- Đặc tính: phản ứng rất mạnh khi gặp nước, đây là chất diệt khuẩn mạnh có thể tiêu diệt cả vi sinh gây hại và vi sinh có lợi trong đất trồng
- Tác dụng với đất: Tăng pH của đất rất nhanh; khi pha nước tưới, sát khuẩn rất mạnh; sử dụng hổ trợ khống chế nhanh để dập dịch bệnh
- Chú ý: Dễ gây hiện trạng cháy lá – rễ cây; gây bỏng da tay người khi tiếp xúc trực tiếp; chỉ nên cho vôi này vào nước- không làm ngược lại; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi
2.2 Bón vôi bột – Bột đá vôi (CaCO3)
- Đặc tính:Trong đời sống bà con sử dụng loại này dưới dạng vôi bột, Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu, cung cấp Canxi
- Tác dụng với đất: Làm tăng pH đất nhanh
- Chú ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá – rễ cây, không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi
2.3 Bón vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
- Đặc tính: Phản ứng nhẹ, khả năng diệt khuẩn yếu; cung cấp cả Canxi, Magie cho cây trồng
- Tác dụng với đất: Làm tăng pH đất chậm
- Chú ý: Dễ sử dụng, không gây cháy lá-rễ cây; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi
3. Bón vôi như thế nào là đúng nhất ?
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để bón vôi đạt hiệu quả cao với cây và đất trồng thì người nông dân cần lưu ý theo nguyên tắc 4 đúng sau: đúng loại- đúng lượng-đúng lúc-đúng cách
3.1 Bón vôi theo nguyên tắc đúng loại
Đất bị phèn mặn và pH < 4 hoặc cây trồng bị các vấn đề bệnh ở rễ cây nên xử lý bằng vôi bột (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2).
Đất có pH >5- 6 sử dụng Vôi Dolomite (CaMg(CO3)2)
3.2 Bón vôi theo nguyên tắc đúng lượng
Không phải cứ nhiều là tốt mà phải căn cứ vào hiện trạng của đất và cây trồng để đưa ra mức bón vôi cho phù hợp
- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ+ pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha+ pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha;+ pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha,
+ pH > 6,5 không cần bón vôi.
- Với đát cát, ít chất hữu cơ+ pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha;+ pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha;+ pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha;
+ pH >6,5 không cần bón vôi.
3.3 Bón vôi theo nguyên tắc đúng lúc, đúng thời điểm
- Với vườn cây chưa cho thu hoạch có thể bón bất cứ vào thời điểm nào trong năm
- Với các vườn đang cho trái, chỉ nên bón sau khi đã thu hoạch xong kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác như cắt cành, tạo hình, bón phân, bồi đắp bổ sung mặt liếp, phòng trừ sâu bệnh.
- Với các khu vực nhiều mưa canh tác các loại cây ăn quả có múi hay các cây công nghiệp ngắn ngày nên bón vôi sau cơn mưa để có hiệu quả cao nhất
- Riêng với các cây trồng có múi như:cam,bưởi thì phun vôi cũng là cách làm tăng độ ngọt cho trái
- Với các cánh đồng trồng lúa nước,để khử phèn chua hay khử trùng cho đất,nên phun rắc vôi trước khi gieo sạ lúa từ 15-20 ngày
3.4 Bón vôi theo nguyên tắc đúng cách
Thế nào là bón vôi đúng cách?
- Với địa hình bằng phẳng hay trên diện tích nhỏ: rải đều lượng vôi trên mặt liếp rồi dùng cào răng xới sâu 5-10 cm để trộn đều vôi với đất rồi tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt.
- Riêng với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày hay đối với khu dân cư, khu vực chăn nuôi cần khử trùng chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng máy phun vôi bột cây trồng để có thể phun đi cao xa và phun đều được nhiều diện tích cây trồng nhất
https://dienmay3tot.com/may-phun-voi-bot-cay-trong-mitsubishi-t140-phun-nang-suathieu-qua-cao/
4. Lưu ý những tác hại khi sử dụng vôi trong nông nghiệp
- Tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi: Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt các vi sinh vật này
- Làm mất chất dinh dưỡng: Vôi khi gặp các loại phân bón chứa đạm sẽ làm mất đạm khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .
- Khi bón vôi không nên trộn chung với bất kỳ lọai phân gì, bón trước hoặc sau đợt bón phân ít nhất 15 ngày.
Tạm kết: Bón vôi là việc làm cần thiết và giá rẻ nhất đối với nhà nông, tuy nhiên cần bón đúng loại-đúng liều lượng-đúng lúc-đúng cách mới đảm bảo phát huy hết tác dụng của vôi đối với đất và cây trồng. Hi vọng bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích đối với nhà nông
Từ khóa » Bón Vôi Cho Cây ớt
-
Cách Bón Phân để ớt Sai Quả, Chín đều - Huyện Cam Lộ
-
Phân Vi Sinh Trộn Với Vôi Bón Cho Cây ớt: Nên Hay Không? | VTC16
-
Cách Bón Phân để ớt Sai Quả, Chín đều - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây ớt
-
Bón Vôi đúng Cách Cho đất Và Cây Trồng
-
5 LOẠI PHÂN BÓN LÓT CHO CÂY ỚT CÓ CHẤT LƯỢNG CAO
-
BÓN VÔI CHO CÂY TRỒNG MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH
-
KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY ỚT CAY - Nông Dược HAI
-
Cách Xử Lí Vôi Cho đất Và Cây Trồng đạt Hiệu Quả Cao Nhất ... - Agrolink
-
SB-Bón Vôi, Không Dùng Hóa Chất đối Với Cây Trồng Có Múi
-
Cách Bón Phân để ớt Sai Quả, Chín đều - Báo Nghệ An
-
Hướng Dẫn Cách Rắc Vôi Bột Vào Gốc Cây ĐÚNG CHUẨN - HIỆU QUẢ
-
BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT CHO CÂY ỚT | Phân Bón Thế Hệ Thứ 5
-
Hưỡng Dẫn Trồng Và Bón Phân Cho Cây ớt - Tiến Nông