Những Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Sốt Xuất Huyết Tại Nhà - Hapacol

Sản phẩm dành cho người lớn

Cảm - sổ mũi Giảm đau - hạ sốt

Sản phẩm dành cho trẻ em

Cảm – sổ mũi Giảm đau – hạ sốt Cẩm Nang | Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà fb-share-icon Follow Me Tweet

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà tỉ lệ là 70% là khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không theo dõi sát sao, người bệnh có thể gây tử vong do sốc. Vậy khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý những gì?

Sốt xuất huyết “càn quét” vì thời tiết thất thường

Thời điểm hiện tại đang là “đỉnh dịch” của sốt xuất huyết  với con số thống kê mới nhất của Bộ Y tế tính đến chiều 24/7 cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc bệnh, trong đó 17 người đã chết. Số ca mắc tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Đặc biệt, do không khí ẩm ướt, mưa nhiều, sản sinh ra nhiều ổ muỗi gây bệnh nên số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng nhanh và diễn biến bất thường.

So với mọi năm, biến chứng hay gặp của sốt xuất huyết năm nay là tình trạng xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, suy thận và tổn thương gan.

Muỗi vằn - thủ phạm truyền bệnh sốt suất huyết

Muỗi là thủ phạm chính truyền nhiễm sốt suất huyết

[irp posts=”31111″ name=”Muỗi gây sốt xuất huyết và muỗi thường phân biệt như thế nào?”]

Ngày thứ 4 là thời điểm nguy hiểm nhất

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình (BV Chợ Rẫy) cho biết: “Sốt xuất huyết Dengue thường khởi phát bằng những triệu chứng sốt cao liên tục, từ 39-40 độ C, đau đầu, mệt mỏi.

Biểu hiện xuất huyết có nhiều dạng như xuất huyết dưới da dạng chấm hay dạng mảng. Xuất huyết niêm mạc gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, kinh sớm hoặc kinh nguyệt kéo dài…

Xuất huyết dạ dày có biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Xuất huyết não gây triệu chứng li bì, hôn mê, co giật”.

Theo BS Bình, sốt xuất huyết diễn biến trung bình từ 5-7 ngày và qua 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và hồi phục. Thông thường, trong 3 ngày đầu, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, đau đầu, mỏi người, nhức mắc.

Thời gian này không phải là nguy hiểm nhất, bệnh nhân vẫn có thể theo dõi chữa sốt xuất huyết tại nhà, đồng thời uống thuốc hạ sốt và bù nước…

Uống thuốc hạ sốt khi bị bệnh sốt xuất huyết

Sau 3 ngày sốt cao, người bệnh dễ bị sốc vào ngày thứ 4

Sang ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước nhưng vì thế sẽ tạo tâm lý chủ quan và cho rằng bệnh sắp khỏi.

Tuy nhiên, chính giai đoạn này mới dễ xảy ra biến chứng, trong đó sốc là dấu hiệu trở nặng thường gặp dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Vì thế, giai đoạn này người bệnh cần được theo dõi sát sao để khi có những dấu hiệu cảnh báo như hạ tiểu cầu, xuất huyết, tổn thương chức năng thận, chức năng gan, mệt mỏi, nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt… sẽ được nhập viện điều trị kịp thời.

Xem thêm: Biến Chứng Của Sốt Xuất Huyết

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà thế nào cho đúng?

BS Trịnh Ngọc Bình khuyến cáo mọi người nếu thấy sốt cao đột ngột phải vào viện gần nhất để khám. Hầu hết những trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue (sốt xuất huyết độ nhẹ và trung bình) đều được bác sĩ cho theo dõi và chăm sóc tại nhà theo nguyên tắc:

Hạ sốt

Khi nhiệt độ cơ thể từ 38,5-39 độ C cần uống thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol loại đơn chất, với liều lượng cho trẻ là 10-15mg/kg cân nặng, 4-6 giờ/lần; người lớn mỗi lần uống 500 mg-1.000 mg, tối đa không quá 4.000mg/ngày.

Chú ý, tuyệt đối không dùng Aspirin và Ibuprofen vì hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

Uống thuốc hạ sốt, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước… là cách hữu hiệu giúp người sốt xuất huyết chóng bình phục

Bên cạnh đó, để hạ nhiệt người nhà nên cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước ấm.

Xem thêm: khi có dấu hiệu trở nặng của bệnh sốt xuất huyết nên làm gì

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần bổ sung đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Quan trọng nhất là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ngoài nước lọc có thể dùng các loại nước trái cây như: cam, chanh, dừa tươi hoặc nước canh, nước cháo, dung dịch bù nước và chất điện giải.

Người nhà nên để bệnh nhân uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.

Lưu ý, các loại thức ăn cần được chế biến lỏng, nhuyễn, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa… Ngoài ra, trong thời gian này nên kiêng ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen để tránh nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Vệ sinh

Đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc kiêng tắm, kiêng ăn sẽ giúp người bệnh sốt xuất huyết mau phục hồi. Vì thế khi mắc bệnh cần vệ sinh sạch sẽ, kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp bệnh tiến triển tốt hơn.

Lưu ý quan trọng khác

  • Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không cạo gió, chích lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Không tự ý dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết là do virus nên kháng sinh không có tác dụng điều trị.
  • Người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà sẽ được bác sĩ hẹn tái khám, cần được làm xét nghiệm công thức máu, tiểu cầu hằng ngày để đánh giá mức độ bệnh và có hướng điều trị. Vì vậy, cần tuân thủ tái khám đúng lịch để tránh biến chứng đáng tiếc.

Xem thêm: 4 chủng sốt xuất huyết và cách phòng ngừa hiệu quả

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Các bài viết khác Thời điểm giao mùa là lúc trẻ dễ bị sốt siêu vi

BÉ BỊ SỐT SIÊU VI: LÀM GÌ ĐỂ HẠ SỐT NHANH & AN TOÀN

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi do sức đề kháng còn non yếu. Tuy nhiên bố mẹ... Xem chi tiết >> thực phẩm bổ sung ở trẻ

Những thực phẩm nên bổ sung cho bé mùa nóng

Mùa hè nắng nóng, tốt nhất nên cho trẻ ăn thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ. Hạn chế... Xem chi tiết >> Có thể sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến để mua thực phẩm và đồ dùng thiết yếu

Chuyên gia bày cách ứng phó với tình huống giãn cách xã hội kéo dài

Dantri.com.vn - TS.BS Phạm Lê Duy đưa ra những tư vấn hữu ích để những ngày ở nhà giãn cách xã hội... Xem chi tiết >>

Dược Hậu Giang có thêm dây chuyền đạt Japan GMP

Xem chi tiết >> viêm họng đỏ

Viêm họng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm họng là một tình trạng phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân và cách chữa viêm... Xem chi tiết >> Hiện tượng đau cơ mông

Hiện tượng đau cơ mông và cách điều trị đau cơ mông trong thai kỳ

Thông thường, hiện tượng đau nhức vùng mông nói chung và đau cơ mông nói riêng không phải là vấn đề sức khỏe cần... Xem chi tiết >> Sản phẩm liên quan Hapacol 250 - Thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ

Hapacol 250

Thuốc bột sủi bọt.

Hộp 24 gói x 1,5 g.

Hapacol Cảm cúm giúp điều trị các triệu chứng đau do cảm cúm gây ra

Hapacol Cảm cúm

Viên nén.

Hộp 24 gói x 1,5 g.

Hapacol sủi - Thuốc giảm đau hạ sốt dạng sủi cho người lớn

Hapacol Sủi

Viên nén sủi bọt.

Hộp 4 vỉ x 4 viên.

Hapacol 650 mg là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu

Hapacol 650

Viên nén.

Hộp 10 vỉ x 5 viên.

thuốc hapacol capsules

Hapacol Capsules

Viên nang cứng

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tin nổi bật

Đau nhức cơ bắp ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống thường ngày 10 cách giảm đau mỏi cơ bắp chân, bắp tay tại nhà hiệu quả những điều cần biết về bệnh sởi Nguyên nhân, cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa bệnh sởi Nguyên nhân gây đau đầu Đau đầu: Dấu hiệu thường gặp, nguyên nhân và cách điều trị Hiểu rõ về sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Việc cần làm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu, triệu chứng cụ thể

Từ khóa » Chăm Sóc Người Bị Sốt Xuất Huyết