Những Lưu ý Khi đi Lễ Chùa Hương Dịp Tết Nhâm Dần 2022 - Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Nên đi du lịch chùa Hương vào thời gian nào?
Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm. Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.
Đây là khoảng thời rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương nhưng khoảng thời gian này cũng rất nhạy cảm bởi lượng khách quá tải, chất lượng dịch vụ kém, nạn móc túi, an ninh trật tự khó được bảo đảm.
Nếu mục đích là vãn cảnh thì nên tránh thời gian cao điểm của lễ hội, thời điểm này chùa Hương sẽ rất đông đúc du khách thập phương hành hương lễ Phật, khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, dịch vụ chặt chém. Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân chùa Hương mùa không hội khi hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Phương tiện đi chùa Hương
Có nhiều phương tiện để di chuyển tới chùa Hương phổ biến như ô tô, xe bus hoặc xe ôm, vì quãng đường không dài nên đa phần mọi người đều lựa chọn đi bằng xe máy, còn những bạn sinh viên thường đi bằng xe bus. Từ Hà Nội, bạn có thể đến chùa Hương bằng ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên, ô tô sẽ là phương tiện phù hợp nhất nếu bạn đi trong ngày bởi lẽ đi xe máy sẽ khá lạnh vào buổi sáng sớm và chiều muộn ngày đầu năm. Thời gian đi từ trung tâm Hà Nội đến chùa Hương chỉ vào khoảng 1h30’.
Đến chùa Hương, bạn sẽ phải đi đò trong thung lũng Suối Yến, đi bộ hoặc cáp treo. Khi đến với chùa Hương, bạn có thể leo núi để tự do ngắm cảnh còn nếu sức khỏe không cho phép thì nơi đây đã có hệ thống cáp treo an toàn và thuận tiện cho bạn di chuyển.
Đa phần mọi người thường du lịch chùa Hương 1 ngày, nên khách sạn, nhà nghỉ ở đây thường không phổ biến. Tuy nhiên, nếu các bạn có nhu cầu ở lại qua đêm có thể thuê nhà nghỉ tại bến Đục (bến đò Yến Vĩ).
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Giá vé thắng cảnh chùa Hương
Giá vé chung là 85.000đ/vé/lượt khách, trong đó giá vé tham quan là 50.000đ/vé/lượt và giá đò chất lượng cao là 40.000 đồng/vé/lượt – đò thường là 35.000đ/vé. (Lưu ý, đối với người lớn từ 60 tuổi trở lên mức giá vé giảm 50% chỉ còn 25.000đ/vé/lượt. Nếu trẻ em dưới 10 tuổi được miễn vé thăm quan, trẻ em trên 10 tuổi được giảm 50% (25.000đ/vé/lượt), trẻ em cao 1,2m trở lên mức phí thăm quan tính như người lớn.)
Ngoài ra, nếu có nhu cầu thăm quan thêm các tuyến khác như Long Vân, Tuyết Sơn thì chỉ phải chi trả thêm mức phí đò thuyền là 25.000đ/vé/lượt cho 01 khách. Giá vé cáp treo chùa Hương dành cho người lớn và trẻ em khứ hồi lần lượt là 140.000đ/vé và 90.000đ/vé; một chiều lần lượt là là 90.000đ/vé và 60.000đ/vé. Trong đó, trẻ em cao 1,1m trở xuống được áp dụng mức giá dành cho trẻ em, cao trên 1,1m mức giá vé tính như người lớn.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Các điểm thăm quan chính ở chùa Hương
Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương:
- Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
- Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
- Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
- Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.
Nhắc đến du lịch chùa Hương là phải nhắc đến một số điểm du lịch hấp dẫn nơi đây như:
- Đền Trình: còn được biết đến với tên Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến. Nơi đây thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.
- Các điểm tham quan dọc Suối Yến: đò sẽ đưa du khách đi qua cầu Hội và các ngọn núi với tên gọi lạ lẫm như: núi Đổi Chèo, núi Voi Phục, núi Mâm Xôi vào thẳng bến đò Thiên Trù – điểm bắt đầu của hành trình leo núi.
- Động Hương Tích: động được coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây. Nếu bạn đến chùa Hương mà không đặt chân vào động Hương Tích thì coi như chưa đến chùa Hương.
- Đền Vân Song (còn được biết đến với cái tên đền Cửa Võng): xưa là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà "Chúa Rừng" có tên hiệu là "Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu". Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi .
- Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Người đi chùa tin rằng ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa Giải Oan để trải lòng sẽ thấy thanh thản.
- Chùa Thiên Trù: được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), tọa lạc trên núi Lão.
- Động Hinh Bồng: Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động chính (động Hương Tích) thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn.
Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bày biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Ăn uống tại chùa Hương
Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê… Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn nên khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất. Nhà hàng Mai Lâm ở chân núi đường lên Thiên Trù có chất lượng dịch vụ khá tốt và hợp lý, bạn có thể dừng chân tại nhà hàng này để trải nghiệm.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Hương: Lưu ý khi mua sắm tại chùa Hương
Du khách nên sắm lễ trước khi đi vì nếu mua trên chùa thường rất đắt. Tại chùa Hương có nhiều món đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả, rau sắng…trước khi mua nên kiểm tra chất lượng cũng như số lượng. Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng. Tuy nhiên, khi bạn muốn mua gì cũng hỏi kĩ giá cả và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa kĩ trước khi mua. Đặc biệt là vào mùa lễ hội, bạn cần hết sức cẩn thận và chú ý khi mặc cả cũng như quyết định mua hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm đi lễ chùa Hương cho dịp Tết Nhâm Dần 2022 sắp tới, mong rằng du khách sẽ có chuyến hành hương an toàn, ý nghĩa khi về với chốn thiêng Hương Sơn trong những ngày đầu năm mới.
Lễ Phủ Tây Hồ dịp Tết Nhâm Dần và những điều cần biết 15/12/2021 07:14
Bất ngờ cảnh tượng chùa Hương ngày khai hội 13/03/2021 13:40
Nhiều loại "thực phẩm lạ", gây phản cảm được bày bán tại chùa Hương 13/03/2021 13:39
Từ khóa » đi Lễ Chùa Hương Năm 2022
-
Lưu ý Khi Du Lịch Chùa Hương Năm 2022 - VnExpress
-
Lưu ý Khi đi Lễ Phật, Du Xuân Chùa Hương đầu Năm Mới 2022
-
Giá Vé Tham Quan Chùa Hương Năm 2022 Như Thế Nào? - VietNamNet
-
Lưu ý Khi Du Lịch Chùa Hương Năm 2022 - Báo Hà Nam điện Tử
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: "Chưa Khi Nào Chùa ... - Báo Lao Động
-
Vé Tham Quan Và Mức Vận Chuyển Thuyền đò Năm 2022
-
Kinh Nghiêm Thăm Quan Chùa Hương.
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: "Chưa Khi Nào Chùa Hương Vắng đến Vậy"
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: Dừng Tổ Chức, Không đón ... - YouTube
-
Chùa Hương Bao Giờ Mở Cửa? - Khai Hội Chùa Hương 2022
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: Dừng Tổ Chức, Không đón Khách Nhưng ...
-
Chùa Hương Sẵn Sàng đón Khách Vào Ngày 16 Tháng Giêng
-
Tour Du Lịch Chùa Hương 2022 Giá Rẻ ❤️ Chỉ Từ【850k】✔️