Những Lưu ý Khi Sử Dụng Núm Ti Cho Bé đúng Cách, Mẹ Không Nên ...

Núm ti là vật dụng quan trọng khi được bé sử dụng ăn uống hàng ngày. Vì vậy, mẹ không nên bỏ qua những lưu ý khi sử dụng núm ti cho bé đúng cách trong bài viết dưới đây!

1Lưu ý thời gian sử dụng

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ nhi khoa, mẹ nên thay núm bình sữa 1 - 2 tháng/lần cho bé. Vì trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh phát triển và thay đổi khá nhanh về nhu cầu ăn, khả năng vận động cơ hàm, răng miệng, kết hợp với vấn đề đảm bảo vệ sinh. Cho nên, việc thay núm là rất cần thiết để đáp ứng “khẩu vị” của bé.

Núm ti bình sữa dùng bao lâu thì thay?

Một số mẹ lầm tưởng rằng núm ti mới đầu còn cứng, sau 1 - 2 tháng sử dụng núm mềm hơn là lúc mà bé thích dùng nhất nên không thay mới. Tuy nhiên, mẹ quên mất về sự phát triển của bé theo từng giai đoạn cũng khiến nhu cầu dùng núm mềm hay cứng của bé cũng có sự thay đổi.

Ví dụ: Khi 3, 4 tháng bé chỉ thích dùng núm mềm nhưng sang tháng thứ 5, 6 bé lại chỉ thích những chiếc núm cứng mà trước đó nhất định không chịu ti.

2Vệ sinh, khử trùng đúng cách

Mẹ hãy nhớ, luôn rửa núm ti bằng nước rửa chuyên dụng và nước sạch, sau đó khử trùng, luộc núm cho sạch sẽ rồi mới để bé sử dụng. Sau khi bé ti, mẹ cần vệ sinh ngay để hạn chế sự tích tụ và sinh sôi của các vi khuẩn.

Vệ sinh mỗi lần sử dụngXem thêm: 5 cách tiệt trùng bình sữa an toàn, hiệu quả bằng máy tiệt trùng và không cần máy tiệt trùng

3Lắp núm ti đúng cách

Bình sữa cổ hẹp

  • Bước 1: Lắp núm ty từ dưới nắp vặn lên trên.
  • Bước 2: Lắp nắp vặn núm ty vào cổ bình.
  • Bước 3: Vặn vừa khít và chắc chắn.
  • Bước 4: Đậy nắp đậy để bảo quản bình sữa.
Bình sữa cổ hẹp

Bình sữa cổ rộng

  • Bước 1: Bóp và giữ chặt phần vách núm ty.
  • Bước 2: Lắp núm ti từ trên nắp vặn xuống dưới.
  • Bước 3: Nhấn nhẹ núm vú cho khít với nắp vặn.
  • Bước 4: Dùng ngón tay bóp nhẹ van thông khí để chắc chắn van được mở.
Bình sữa cổ rộng

4Đục lỗ núm bình sữa đúng cách

Mẹ nên sử dụng các dụng cụ dập lỗ chuyên dụng từ những thương hiệu uy tín. Nhiều mẹ cảm thấy không cần thiết khi phải bỏ một số tiền ra để mua dụng cụ đục lỗ núm ty cho bé, thay vào đó các mẹ sử dụng kim khâu hoặc kim trong lọ keo 502 để đục lỗ. Tuy nhiên sử dụng kim để đục lỗ sẽ có những vấn đề như sau:

  • Lỗ bạn tạo ra sẽ không đều và mép tròn như dập.
  • Để tạo được lỗ lớn bạn cần phải chọc đi chọc lại nhiều lần có khả năng làm hỏng núm.
  • Các dụng cụ dập lỗ đều có size phù hợp theo độ tuổi của bé nên mẹ sẽ lựa chọn dễ dàng hơn.
Các tính năng của dụng cụ dập lỗ Farlin

Một số lưu ý khi đục lỗ núm bình sữa:

  • Không đục vào lỗ thoát khí, nếu đục nhầm vào lỗ này sẽ khiến sữa chảy ra ồ ạt và bé bị sặc sữa. Một số bình sữa Pigeon hay Comoto thì thiết kế núm ti khác nên bạn cần kiểm tra kỹ trước khi đục.
  • Không đục vào lỗ cũ đã có sẵn, mình sẽ đục vào gần lỗ cũ có sẵn.
  • Để lỗ đục không bị quá to sau khi đục, thì bố mẹ hãy kéo núm xuống căng 1 chút trước khi đục.
  • Đối với các núm cao su thì lỗ sau khi đục sẽ không rõ ràng như các núm silicon.
Xem thêm: Hướng dẫn đục lỗ cho núm ti bình sữa tại nhà đúng cách

5Các dấu hiệu nên thay mới

Ngoài việc thay núm ti theo thời gian định kì được khuyến cáo như trên, mẹ cần thay núm ti ngay khi núm có một trong các dấu hiệu bất thường sau:

Sữa chảy ra thành dòng hoặc chảy không đều

Núm ti bình sữa có tác dụng điều chỉnh dòng sữa chảy xuống, bình thường khi dốc xuống, sữa chỉ chảy từng giọt. Tuy nhiên, nếu sữa chảy thành dòng hoặc chảy xuống nhiều hơn chứng tỏ rằng các lỗ trên núm đã quá to rồi. Sữa xuống quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến bé không nuốt kịp, dẫn đến hiện tượng sặc sữa.

Sữa chảy ra thành dòng hoặc chảy không đều

Núm cao su có hiện tượng biến dạng và mỏng hơn

Mẹ có thể kiếm tra độ đàn hồi của núm vú ti bằng cách cầm chóp của núm và kéo ra. Nếu như núm ti trở lại gần như hình dáng ban đầu thì chứng tỏ độ đàn hồi của núm còn rất tốt. Ngược lại, mẹ cần thay núm ti mới cho bé.

Khi núm vú bình sữa mỏng đi, cho thấy rằng núm ti bình sữa đang bị yếu. Mẹ có thể kiếm tra độ khỏe của núm bằng cách thử ấn nhẹ đầu ti lõm xuống. Nếu núm ti nảy lên và trở về hình dáng ban đầu thì chất lượng núm còn rất tốt. Ngược lại thì mẹ cần thay núm ti mới cho bé.

Núm cao su có hiện tượng biến dạng và mỏng hơn

Núm bị nhạt màu và phồng lên

Khi núm ti bình sữa có hiện tượng đổi màu, bị phình ra hay bị dính lại cho thấy chất lượng vú đã xuống cấp do sử dụng thời gian dài và cần được thay mới.

Núm bình rách hoặc nứt

Núm ti bị trầy xước, nứt, rách là trường hợp đặc biệt mẹ cần thay núm ti mới ngay lập tức cho bé. Bởi những vết trầy xước này có thể khiến lượng sữa trong bình tiết ra nhiều hơn, nếu bé không nuốt kịp sẽ bị sặc sữa. Đây cũng là nơi ẩn lấp và sinh sôi của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nhu cầu ăn của bé có sự thay đổi

Thời gian thay núm ti bình sữa còn phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Nhiều bà mẹ trẻ lần đầu nuôi con nhỏ nên cũng ngạc nhiên khi núm ti cũng có size, các hãng thường thiết kế núm số 1, 2, 3 hay S, M, L, lỗ núm 1 tia, 2 tia, đa tia… thích hợp cho trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau.

Thay núm ti khi nhu cầu ăn của bé có sự thay đổi

Thông thường, bé càng lớn có lực bú càng tốt nên cần những núm ty đáp ứng khả năng bú nhanh và khỏe hơn của bé. Khi đó, bên cạnh việc nâng size bình, mẹ cũng cần tăng size núm để bé bú được theo đúng nhu cầu, không cảm thấy chán nản vì bú mãi sữa không ra dẫn đến lười bú bình.

Đối với bé đang trong thời kỳ mọc răng (từ 6 tháng tuổi) thường có sở thích nhai cắn, vừa bú vừa nhai núm. Chiếc núm mềm lúc này cũng khiến bé không còn thích thú nữa, hoặc bé chỉ ngậm nhai núm mà không chịu bú. Do đó, mẹ cũng nên đổi một chiếc núm loại dai và cứng hơn để bé bú đã miệng và không chán bú bình.

Xem thêm:
  • Các loại chất liệu bình sữa trên thị trường và cách phân biệt
  • Máy hâm sữa là gì? Có công dụng gì? Các bà mẹ có nên sử dụng không?
  • Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ

Banner mẹ và bé

Banner TVCM

Với những thông tin bổ ích bên trên. Hy vọng các mẹ sẽ có kiến thức trong việc cho bé sử dụng núm ti và nuôi con an toàn hơn nhé!

Từ khóa » Bú Bình Pigeon đúng Cách