Những Lưu ý Khi Sử Dụng Phối Hợp Nhiều Loại Thuốc Bảo Vệ Thực Vật ...
Có thể bạn quan tâm
Phối hợp thuốc BVTV là pha chung hai hoặc nhiều loại thuốc trong một bình phun để phun cho một lần, mục đích của việc này là nhằm diệt được từ hai đối tuợng gây hại cây trồng trở lên, đồng thời tiết kiệm được số lần phun thuốc.
Tuy nhiên, nếu dùng phối hợp thuốc không đúng cách sẽ làm giảm hoặc mất hiệu quả phòng trừ của các loại thuốc: thuốc BVTV đa phần dạng hóa học nên khi hòa chung chúng sẽ gây ra các phản ứng hóa học (thuốc có tính axit sẽ phản ứng với thuốc có tính kiềm,…), làm biến đổi thành chất khác không còn hiệu lực, hiệu quả phòng trừ như ban đầu; đối với thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh sẽ bị mất tác dụng khi sử dụng chung với các loại thuốc gốc kháng sinh hoặc thuốc có gốc lưu huỳnh. Ngoài việc làm giảm hiệu quả phòng trừ, sử dụng phối hợp còn gây tính nhờn thuốc, kháng thuốc đối với dịch hại và gây ngộ độc thuốc đối với cây trồng,...
Nếu cần thiết phải phối trộn, chỉ nên sử dụng tối đa hai loại thuốc trong cùng một lần phun, nhằm kiểm soát được các nguyên nhân gây mất tác dụng của thuốc, giúp đảm bảo được hiệu quả phòng trừ và khi phối hợp thuốc BVTV cần phải lưu ý:
- Không nên phối trộn các thuốc có cùng cơ chế tác động (tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp, lưu dẫn, chống lột xác,...) hoặc cùng đối tượng phòng trị;
- Nồng độ của mỗi loại phải giữ nguyên như khi dùng riêng lẻ, sau khi pha thuốc phải phun ngay;
- Không phối hợp thuốc trừ bệnh với phân bón qua lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng;
- Không phối hợp thuốc trừ sâu vi sinh với thuốc trừ bệnh có nguồn gốc chất kháng sinh
- Không phối hợp thuốc trừ sâu, trừ bệnh với các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Coper B, Bordo (Booc Đô),... vì thuốc này có tính kiềm cao, trong khi đó thuốc trừ sâu, trừ bệnh lại có tính axit nên khi pha trộn với nhau phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm giảm hiệu của các loại thuốc.
Ngoài ra các loại thuốc có lưu huỳnh (S) là phân có đặc tính như thuốc phòng vi khuẩn như: FeSO4, CuSO4, ZnSO4 hay thuốc trừ bệnh Aliette (Fosetyl-Aluminium) chỉ nên áp dụng phun đơn, không nên pha trộn với thuốc khác khi phun.
Để tránh hiện tượng quen thuốc, nhờn thuốc đối với các loại dịch hại, khi sử dụng cần luân phiên các nhóm thuốc có gốc khác nhau, cơ chế tác động khác nhau để tăng hiệu quả phòng trừ.
* Cách phối trộn:
- Trước khi phối trộn vào bình phun, ta nên lấy mỗi loại khoảng một muỗng canh thuốc nguyên chất hòa chung với nhau trong một cốc sành, sứ hoặc thủy tinh và dùng que khuấy nhẹ cho hòa tan, để trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói, tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không pha trộn chung các loại thuốc đó để phun cho cây trồng.
- Khi phối trộn: cho nước vào khoảng 2/3 bình hoặc phuy trước khi pha thuốc, hòa riêng từng loại thuốc với nước, rồi mới đổ từng loại thuốc đã hòa nước vào bình hoặc phuy. Thuốc dạng bột hay dạng hạt (ký hiệu WG, BHN,BTN) hòa vào nước trước, rồi đến thuốc dạng dung dịch (SL,SP,SC), sau cùng là thuốc dạng nhũ dầu (EC, ND)./.
Minh Nguyệt
Từ khóa » Cách Kết Hợp Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
-
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHỐI TRỘN THUỐC BVTV
-
Cách Pha Và Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tiêu Chuẩn - .vn
-
Phối Hợp Thuốc Bảo Vệ Thực Vật - Lợi ích Pha Hỗn Hợp Thuốc.
-
Một Số Lưu ý Khi Phối Trộn Thuốc Bảo Vệ Thực Vật - Báo Nghệ An
-
CÁCH PHỐI TRỘN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐÚNG CÁCH
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Theo Nguyên Tắc Bốn đúng
-
Lưu ý Khi Phun Thuốc Bảo Vệ Thực Vật - UBND Tỉnh Cà Mau
-
CÁCH PHA TRỘN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
-
CÁCH PHA TRỘN THUỐC BVTV ( BẢO VỆ THỰC VẬT) ĐÚNG ...
-
Nguyên Tắc 4 đúng Trong Việc Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật - Bài ...
-
Nguyên Tắc 4 đúng Trong Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
-
Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật - Báo Yên Bái
-
Nguyên Tắc 4 đúng Trong Việc Phun Thuốc BVTV
-
AN TOÀN SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT