Những Lưu ý Khi Sử Dụng Quả Dâu Tằm Làm đồ Uống Ngày Hè - Eva
Có thể bạn quan tâm
Người hay lạnh bụng không nên ăn nhiều quả dâu tằm. Ảnh minh họa
Quả dâu tằm có tên khoa học là Morus alba. Quả dâu có hương vị thơm mát rất tốt cho sức khỏe. Theo Viện Dược liệu Bộ Y tế, trong quả dâu có: Nước 84,71%; Đường 9,19% Z (có glucoza, fructoza), Axit 80% (có axit malic, axit sucinic), Protit 0,36%, Tanin, vitamin C, caroten.
Khi quả dâu chín chuyển mầu đen có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin B, C, K, beta carotene và nhiều sắt, chất xơ, riboflavin, phôtpho, đồng, magiê, kali và canxi. Đặc biệt, dâu tằm có các chất chống oxy hóa như resveratrol - chất này có tác dụng bảo vệ các mạch máu chống nguy cơ đột quỵ nhờ làm giảm hoạt động của chất gây co thắt mạch máu và làm tăng huyết áp.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại University of Texas Health Science Center thực hiện cho thấy các chất chống oxy hóa như resveratrol trong dâu còn làm tăng tuổi thọ, tăng trí nhớ, tăng cường nhận thức và bảo vệ thần kinh não. Người suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer có thể đưa thêm dâu tằm vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Trong Đông y, quả dâu tằm là nguyên liệu thuốc quý. Dâu tằm có nhiều dược tính giá trị như bổ thận, tim, gan, bổ âm và tạo máu, sinh dịch cơ thể, chống khát, nhuận tràng. Quả dâu chữa được bệnh viêm dạ dày, viêm gan, chóng mặt, mất ngủ, thiếu máu, mệt mỏi và những người tóc bạc sớm. Ăn dâu tằm sẽ giúp bổ thận âm, tăng cường sinh lý cho đàn ông… Người phụ nữ ăn dâu tằm nhiều giúp da sẽ hồng hào, máu huyết lưu thông, kinh nguyệt đều đặn, tóc đen mượt…
Trong những ngày nắng nóng, ăn quả dâu hoặc uống nước ép dâu tằm còn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể, làm giảm mệt mỏi và chống căng thẳng thần kinh…
Dâu tằm không chỉ ăn ngon mà nó còm được nhiều người ưa chuộng dùng để ngâm rượu, làm siro, đồ uống mùa hè… Tuy nhiên, khi sử dụng quả dâu tằm làm đồ uống ngày hè cần lưu ý để tránh nguy hại sức khỏe.
BS Đông y Nguyễn Quốc Oai khuyến cáo, tuy quả dâu tằm rất tốt với sức khỏe nhưn không phải ai ăn nhiều cũng tốt. Dâu có tính hàn nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Trong dâu có chứa chất tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Các dược sỹ cũng khuyên, người đang dùng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần thận trọng khi ăn dâu tằm vì có thể gây hạ thấp đường huyết dưới mức bình thường. Hay những người đang dùng thuốc an thần, chống trầm cảm, điều trị bệnh gout… cũng thận trọng sử dụng. Bà bầu cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi đưa dâu tằm vào chế độ ăn.
Mùa hè với thời tiết nắng nóng, hoa quả nếu không bị bảo quản tốt sẽ rất nhanh bị hỏng. Khi chọn mua không nên chọn những quả quá mềm hoặc đã dập nẫu. Khi các quả có các loại ấu trùng ký sinh thường có vi khuẩn gây hiện tượng lên men, mốc sẽ có nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe như độc tố mocaflatoxin, mycotoxin…
Từ khóa » Dâu Tằm Kỵ Gì
-
4 Tác Hại Của Dâu Tằm Có Thể Xảy Ra Khi ăn Không đúng Cách - VOH
-
Dâu Tằm Rất Ngon Nhưng Có Một điều đại Kỵ Cần Tránh Khi ăn Mà ...
-
Đậu Tằm - Hợp Và Kỵ Giữa Các Loại Thực Phẩm
-
Ăn Dâu Tằm Sai Cách Có Thể Gây độc Cho Cơ Thể - DKN News
-
Dâu Tằm - Công Dụng - Liều Dùng - Kiêng Kỵ - VIETMEC
-
Nguy Hiểm Chết Người Nếu ăn Dâu Tằm Sai Cách - Báo Kiến Thức
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Quả Dâu Tằm Làm đồ Uống Ngày Hè
-
Công Dụng Và Cách Dùng Quả Dâu Tằm
-
Cây Dâu Tằm: Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng & Bài Thuốc
-
Tác Dụng Của Quả Dâu Tằm Trong điều Trị Bệnh Và Làm đẹp - NgonAZ
-
Tác Dụng Của Nước Dâu Tằm Và Những ứng Dụng Trong Cuộc Sống
-
Tác Dụng Kỳ Diệu Của Nước Dâu Tằm đối Với Sức Khỏe
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Quả Dâu Tằm Làm đồ Uống Ngày Hè - Gia đình
-
Cây Dâu Tằm – Ai Nên Dùng, Ai Không Nên?
-
Nước Cốt Dâu Tằm - Đặc Sản Đà Lạt
-
Cây Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? Có Trừ Tà Ma được Hay Không? - XIKA
-
Dâu Tằm Ngâm đường Có Tác Dụng Gì Cho Sức Khỏe Của Con Người?