Những Lưu ý Khi Trẻ Thay Răng - Elite Dental
Có thể bạn quan tâm
Để trẻ lớn lên có một hàm răng khỏe đẹp, giai đoạn thay răng sữa đóng vai trò nền móng quan trọng. Nền móng không vững thì răng vĩnh viễn sau này của trẻ cũng sẽ lệch lạc và gặp những bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, phụ huynh nên nắm vững những điều cần lưu ý khi trẻ thay răng để có thể giúp trẻ có được nền móng nụ cười chắc chắn, khỏe mạnh và xinh đẹp.
Mục lục
- 1. Thay răng ở trẻ là gì?
- 2. Quá trình thay răng ở trẻ diễn ra như thế nào?
- 3. Thời gian bé thay răng trong bao lâu?
- 4. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?
- 5. Các lưu ý cần biết khi trẻ thay răng để giúp con có một hàm răng đẹp
- 6. Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ?
- 7. Nên lựa chọn bác sĩ chỉnh nha như thế nào khi trẻ thay răng sữa?
1. Thay răng ở trẻ là gì?
Thay răng sữa là quá trình những chiếc răng sữa của trẻ lung lay và dần rụng đi, thay vào đó là những chiếc răng mọc vĩnh viễn.
Xem thêm: Vì sao trẻ rụng răng sữa lâu rồi mà răng vĩnh viễn chưa mọc?“Bác sĩ ơi, con em rụng răng sữa hơn 3 tháng rồi mà răng mới chưa mọc”. “Bác sĩ ơi, con em chưa rụng răng sữa nhưng răng vĩnh viễn đã mọc chen phía trong rồi, bây giờ phải làm sao ạ?”. Đây là một vài thắc mắc về tình…
2. Quá trình thay răng ở trẻ diễn ra như thế nào?
Trẻ sẽ thay răng nào trước, răng nào sau là những lưu ý quan trọng ba mẹ cần nắm vững để cùng con đi qua giai đoạn thay răng ổn định.
Thông thường, trẻ sẽ thay răng sữa bắt đầu khi trẻ lên 6 tuổi và hoàn tất vào khoảng 12 tuổi. Có một số trường hợp trẻ thay răng sớm hơn, từ năm 5 tuổi, hoặc muộn hơn, từ năm 8 tuổi. Quá trình thay răng sữa sẽ diễn ra như sau:
– Răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước.
– Thứ tự thay răng của hàm trên: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh và răng cối lớn.
– Thứ tự thay răng sữa hàm dưới: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và răng cối lớn.
Khi trẻ lên 6 tuổi, sự thay răng sẽ bắt đầu diễn ra với việc mọc răng số 6 (Răng cối thứ nhất. Răng số 6 vĩnh viễn là răng có thể mọc đầu tiên, vì răng này mọc phía trong, nhiều Ba Mẹ sẽ lầm tưởng rằng đây là răng sữa nên không chú ý. Nhưng Ba Mẹ nên chú ý đây là răng vĩnh viễn và là răng ăn nhai chính của trẻ trong suốt cuộc đời nên cần vệ sinh kĩ răng từ lúc mới mọc.
Trẻ lên 7, hoàn tất thay răng cửa hàm trên và hàm dưới.
8 tuổi, trẻ thay răng cửa bên hoàn tất.
9 tuổi, răng nanh hàm dưới chuẩn bị mọc lên
10 tuổi, răng cối nhỏ chuẩn bị thay (răng 4 rồi đến răng 5), răng nanh hàm dưới hoàn tất, mầm răng 8 bắt đầu xuất hiện.
11 tuổi, răng nanh hàm trên thay xuống.
12 tuổi, trẻ hoàn tất thay răng, răng 7 cũng bắt đầu mọc xuống. Hiện nay, rất nhiều trường hợp trẻ có xu hướng mọc răng khôn sớm. Khoảng 10 – 11 tuổi mầm răng khôn đã mọc và mọc chèn đè lên răng hàm số 7, cho dù răng hàm số 7 này đang mọc hoặc chưa kịp mọc lên khỏi nướu. Do vậy, ba mẹ nên chú ý và cho trẻ đi thăm khám định kỳ kể từ khi trẻ lên 6 tuổi để theo dõi sự thay răng được chặt chẽ và an toàn.
15 tuổi, hoàn tất mọc răng số 7. Thời gian này, răng khôn (răng số 8) sẽ bắt đầu mọc, vì cung răng của người Việt Nam đa số là cung răng nhỏ hẹp, nên trường hợp mọc răng 8 ngầm, hoặc bị kẹt là những trường hợp khá phổ biến. Lúc này nên chụp phim Pano kiểm tra theo dõi vị trí răng 8, để có kế hoạch nhổ răng 8 hay không, hạn chế những biến chứng do răng 8 mọc ngầm, mọc lệch gây ra.
Nếu răng số 8 mọc tốt và theo đúng hướng thì 21 tuổi là thời gian hoàn tất hàm răng vĩnh viễn. Trên cung lúc này có đầy đủ 32 chiếc răng.
Trẻ chỉ thay răng một lần duy nhất trong cuộc đời, đó là thời gian từ 6 – 15 tuổi. Do vậy, ba mẹ hãy lưu ý kỹ thời gian này để giúp trẻ sở hữu nụ cười đều đẹp, khỏe mạnh.
Xem chi tiết: > Quy trình thay răng của trẻ em từ 6 - 12 tuổi > Răng mọc ngầm Mesiodens và những lưu ý3. Thời gian bé thay răng trong bao lâu?
Thời gian bé thay răng sẽ diễn ra tổng cộng trong khoảng 10 năm, từ khi trẻ lên 6 cho đến khoảng trẻ 15 tuổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thay răng sữa của trẻ:
– Đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng: Chẳng hạn răng 1 chân thì thời gian thay ngắn hơn, răng nhiều chân (răng cối) thì thời gian thay dài hơn, răng có không gian mọc thoải mái sẽ thay nhanh hơn răng bị chèn ép bởi các răng khác hoặc bị kẹt trong khe.
– Thói quen của trẻ: Khi răng sữa rụng đi, trong miệng của trẻ sẽ có khoảng trống. Nếu trẻ có thói quen đưa tay vào miệng hoặc dùng lưỡi để tác động vào vùng trống thì thời gian thay răng cũng bị ảnh hưởng lớn, thậm chí còn có thể gây viêm nhiễm ở vị trí nhổ răng.
– Răng sữa của trẻ chưa đến thời điểm lý tưởng để thay nhưng vì bị sâu lớn nên không giữ được. Hoặc răng sữa bị nhiễm trùng cần phải nhổ sớm. Khi đó, nếu nhổ răng sữa sớm thì cần phải có kế hoạch làm bộ giữ khoảng sớm để giữ lại khoảng trống cần thiết cho răng vĩnh viễn thay thế mọc lên, tránh hiện tượng răng cối thứ nhất (R6) nghiêng gần, làm mất chỗ các răng cối nhỏ vĩnh viễn.
– Yếu tố di truyền: Khi ông bà hoặc cha mẹ của trẻ có các vấn đề như răng hô, răng móm, răng lệch lạc kích cỡ răng to so với kích thước xương hàm do thiếu răng,… thì trẻ có thể cũng bị như vậy.
Bài viết liên quan: > Trẻ bị hô xương hàm nên làm gì? > Vì sao nên niềng răng hô cho trẻ đúng thời điểm? > Có nên niềng răng móm không, chi phí bao nhiêu? > Tại sao cần nắn chỉnh xương, lệch lạc răng cho trẻ?4. Có nên tự nhổ răng sữa cho bé?
Lời khuyên là ba mẹ không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà.
Trong thời gian trẻ em thay răng, nếu nhổ răng sữa tại nhà trẻ sẽ dễ gặp phải những nguy cơ như: nhổ không hết toàn bộ răng, chảy máu kéo dài tại vùng nhổ răng, khả năng nhiễm trùng cao do không sát khuẩn tay và dụng cụ trước khi nhổ răng hay tai nạn nuốt phải chiếc răng vừa nhổ, kỹ thuật chưa chính xác khiến trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.
Khi những chiếc răng bắt đầu lung lay các bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa, ở đây bác sĩ sẽ lựa chọn cách xử lý thích hợp nhất: hoặc nhổ hoặc tiếp tục chờ răng rụng.
Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Hay trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.
5. Các lưu ý cần biết khi trẻ thay răng để giúp con có một hàm răng đẹp
– Phụ huynh nên đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để theo dõi thường xuyên ngay cả khi thấy răng trẻ mọc đều và thẳng.
– Không nên tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà và nhổ bằng chỉ vì việc này có thể làm chảy máu chân răng và gây vết thương hở ở nướu của trẻ, đồng thời dễ bị nhiễm trùng. Phụ huynh nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để nhổ răng cho đảm bảo.
– Nên theo dõi để ngăn ngừa các thói quen xấu của trẻ như mút tay, nghiến răng, chống cằm, lấy lưỡi đẩy vào răng,… vì các thói quen này có thể dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, hàm trên không ăn khớp với hàm dưới,…
– Trong giai đoạn này, phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, kẹo gôm hoặc các đồ ăn cứng.
– Căn dặn trẻ không được chạm tay hay đẩy lưỡi vào chỗ trống của răng đang thay và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng cẩn thận.
6. Khi nào cần đưa trẻ tới nha sĩ?
Giai đoạn quan trọng nhất, là tiền đề cho một hàm răng vĩnh viễn ở trẻ đó là giai đoạn răng hỗn hợp, khi trên miệng trẻ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Ba mẹ nên đưa trẻ tới các phòng khám nha để kiểm tra và theo dõi định kỳ ngay cả khi các bậc phụ huynh thấy răng trẻ mọc đều và thẳng. Việc thăm khám nên được bắt đầu khi 6 tuổi.
Trong giai đoạn này, một số trẻ duy trì những thói quen xấu như: mút tay, đấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, mút môi, chống cằm… Những thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng răng hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc răng thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Và nếu không được khắc phục kịp thời, trẻ sẽ không có được nụ cười xinh và hàm răng chắc khỏe.
Nếu được khắc phục kịp thời ngay giai đoạn trẻ đang thay răng, xương hàm đang phát triển, dễ dàng cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng và khớp cắn nhờ những khí cụ chuyên dụng. Những khí cụ này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết kế đảm bảo cho trẻ không có cảm giác quá khó chịu và trẻ vẫn có thể ăn uống được bình thường.
Xem thêm: Thời gian tốt nhất cho trẻ tầm soát chỉnh nha: 6 - 7 tuổiElite Dental khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến gặp Bác sĩ chỉnh nha khi trẻ bắt đầu bước vào quá trình thay răng, trong khoảng thời gian từ 6 - 7 tuổi để thực hiện tầm soát chỉnh nha. Tầm soát chỉnh nha có nghĩa là…
7. Nên lựa chọn bác sĩ chỉnh nha như thế nào khi trẻ thay răng sữa?
Bác sĩ chỉnh nha giỏi sẽ giúp quá trình thay răng sữa của trẻ thuận lợi và tốt đẹp, vì thế việc lựa chọn bác sĩ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Elite Dental có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha có kiến thức chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và chuyên sâu về chỉnh nha cho trẻ em. Do đó, phụ huynh có thể yên tâm giao việc thay răng sữa của trẻ cho bác sĩ của Elite Dental đảm trách.
Với trình độ chuyên môn sâu, bác sĩ của Elite Dental sẽ đánh giá đúng và kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thay răng sữa của trẻ.
Elite Dental rất sẵn lòng đồng hành cùng phụ huynh và bé trong suốt quá trình thay răng để đem lại nụ cười sáng ngời trên những khuôn mặt trẻ thơ, đồng thời mang đến cho bé những trải nghiệm đầu đời thật nhẹ nhàng về điều trị nha khoa.
Bài viết tham khảo: > Những tai nạn thường gặp khi trẻ thay răng > Trẻ 6 tuổi cần quan tâm gì cho sự phát triển xương và răng? > Địa chỉ phòng khám nha khoa trẻ em uy tínTừ khóa » Những Răng Nào Thay
-
Răng Hàm Trẻ Em Có Thay Không? | Vinmec
-
Răng Sữa Rụng Bao Nhiêu Cái? Có Thay Tất Cả Không? | Vinmec
-
Trẻ Thay Răng Sữa, Mẹ Cần Lưu ý Những Gì? Thứ Tự Thay Răng Sữa Ra ...
-
Quá Trình Thay Răng Sữa Và Mọc Răng Vĩnh Viễn Ở Trẻ
-
Trẻ Em Thay Răng Sữa Bao Nhiêu Chiếc Và ở độ Tuổi Nào?
-
Răng Hàm Sữa Có Thay Không? Quá Trình Thay Răng Sữa ở Trẻ Em?
-
Có Bao Nhiêu Răng Sữa Phải Thay ở Trẻ Nhỏ?
-
Răng Hàm Của Trẻ Em Có Thay Không?
-
Răng Hàm Có Thay Không? => XEM NGAY - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Răng Hàm Của Trẻ Em Có Thay Không? - Nha Khoa Platinum
-
RĂNG HÀM VĨNH VIỄN ĐẦU TIÊN NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
-
LỊCH MỌC RĂNG VÀ THAY RĂNG SỮA CỦA TRẺ CỰC KÌ DỄ NHỚ ...
-
Trẻ Em Có Thay Răng Hàm Không? Răng Hàm Trẻ Bị Sâu Chữa Thế Nào?