Những Lưu ý Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Thức ăn Trong Nuôi Tôm

  • GIỚI THIỆU
    • TT khuyến nông Hà Tĩnh
    • Cơ cấu tổ chức
    • Danh bạ điện thoại
    • Hệ thống KN Tỉnh Huyện Tổ KN cộng đồng
  • TIN TỨC
    • Tin tức Trung tâm
    • Tin tức trong tỉnh
    • Tin tức trong nước
  • HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
    • Trồng Trọt
    • Chăn nuôi
    • Thủy sản
    • Lâm nghiệp
    • Khuyến nông cộng đồng
    • Thông tin tuyên truyền về lĩnh vực nông nghiệp
    • Các hoạt động đào tạo huấn luyện
    • Các mô hình trình diễn khuyến nông
    • Khác
  • HOẠT ĐỘNG NGÀNH NN
    • Nông nghiệp - Nông thôn
    • Chuyển đổi số, Kinh tế số
    • Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp
    • Xây dựng Nông thôn mới
    • Đồng hành với nhà nông
  • CẨM NANG KỸ THUẬT
    • Phương pháp khuyến nông
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Video kỹ thuật
  • GƯƠNG ĐIỂN HÌNH
  • CHUYÊN ĐỀ NN-NT
  • DỰ ÁN
    • Giới thiệu Dự án
    • Tin tức sự kiện
    • Dự báo thời tiết
    • Tài liệu Dự án
    • Hỏi đáp từ bạn đọc
>> CẨM NANG KỸ THUẬT | Bản in
Những lưu ý nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm
Tin đăng ngày: 4/4/2022 - Xem: 10835

Trong nuôi tôm, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50%. Do đó, việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là rất quan trọng để giảm chi phí và cải thiện lợi ích kinh tế cho người nuôi. Vì vậy, người nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề sau:

  1. Môi trường

Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm ... làm giảm khả năng tiêu thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn từ đó làm tăng FCR. Yếu tố quan trọng nhất trong quản lý môi trường nước nuôi đó là giữ cho hàm lượng ôxy hòa tan trong nước đáp ứng nhu cầu của tôm.

Đối với tôm, nhu cầu ôxy cần cao hơn 4 mg/l. Oxy hòa tan trong ao thấp ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, tôm hố hấp kém, cung cấp ôxy không đủ cho quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn để tiêu hóa kém làm FCR tăng. Bên cạnh đó, nếu ao quá bẩn, tôm có thể bị đóng rong, chậm lớn... Ao bẩn, vi khuẩn phát triển ảnh hưởng hệ tiêu hóa của tôm dẫn đến tôm bệnh, ăn kém, bỏ ăn, chết hàng loạt.

Ngoài ra, nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm, gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của tôm. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác của mỗi trường tác động trực tiếp đến tôm. Vì vậy người nuôi phải quản lý môi trường nước thật tốt: ổn định pH, ôxy hòa tan, kiểm... và diệt khuẩn định kỳ. Cùng đó, định kỳ bổ sung vi sinh để xử lý đáy ao, phân hủy thức ăn dư thừa, phân tôm... giúp môi trường luôn ổn định phù hợp cho tôm. Đặc biệt, nhiệt độ thích hợp cho tôm nằm trong khoảng 28-30oC, khi nhiệt độ giảm 2oc nên giảm 30-50% lượng thức ăn hàng ngày và tùy theo khả năng bắt mồi của tôm mà điều chỉnh lượng thức ăn sau khi nhiệt độ nước ổn định.

Upload

  1. Chất lượng thức ăn

Chất lượng thức ăn nhiều bụi, độ kết dính kém hoặc viên thức ăn quá cứng, chất lượng kém, tôm ăn khó tiêu hóa làm hao phí, thất thoát ra ngoài môi trường cũng làm FCR tăng lên, giảm hiệu quả kinh tế. Vì vậy, để thức ăn có chất lượng giúp tôm tiêu hóa tốt và đạt hiệu quả cao, thức ăn cần đạt được những tiêu chí sau: Đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc, ít bụi, bề ngoài mịn, có mùi thơm hấp dẫn, không rã trong nước sau 2 giờ, không chứa tạp chất, nấm mốc, ẩm ướt... thức ăn phải thu hút tôm bắt mồi. Không nên cho ăn quá muộn vì càng về chiều hay tối thì ôxy càng giảm dẫn đến tình trạng thiếu ôxy làm tôm không tiêu hóa thức ăn không hiệu quả.

Vì vậy, cần chọn thời điểm cho ăn thích hợp, lúc hàm lượng ôxy hòa tan cao, ngoài ra cũng cần định kỳ xiphong ao để gom bỏ chất thải của tôm, thức ăn dừ thừa ở đáy ao để ổn định nước ao. Sử dụng thiết bị sục khí trong khu vực cho ăn để cung cấp ôxy hòa tan liên tục và ổn định, giúp duy trì sự thèm ăn tôm từ đó cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn.

Bên cạnh đó, để lượng thức ăn được sử dụng hiệu quả, người nuôi nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần ăn trong ngày (6 – 7 lần/ngày) hoặc các hộ có đủ điều kiện nên lắp đặt hệ thống máy cho ăn tự động. Thường xuyên quan sát chất thải xiphong ra xem có thức ăn dư thừa hay không để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra có thể quan sát đường ruột tôm xem thức ăn có đầy không để điều chỉnh thức ăn.

  1. Cải thiện đường ruột tôm

Đường ruột tôm là cơ quan quan trọng nhất cho việc tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn thành thịt tôm. Do đó, người nuôi cần theo dõi và quan sát đường ruột của tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung định kỳ men tiêu hóa để giúp đường ruột tôm ổn định. Trong quá trình nuôi tôm, việc bổ sung men vi sinh đường ruột như dòng B. subtilis, chiết xuất nấm men có thể bảo vệ ruột tôm, giúp duy trì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn của ruột giúp chuyển đổi thức ăn tốt nhất làm giảm hệ số FCR.

Có thể trộn men vi sinh vào thức ăn cho tôm, ngoài ra cũng nên bổ sung Vitamin C để giúp tăng sức đề kháng trên tôm, loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giúp tôm bắt mồi mạnh và tiêu hóa chuyển đổi thức ăn cao làm giảm FCR tạo lợi nhuận cho người nuôi. Men tiêu hóa hay vitamin nên trộn vào trước 60 – 90 phút trước khi cho tôm ăn để chúng được bám chặt vào viên thức ăn và tôm được hấp thu tối đa.

Người nuôi cũng cần lựa chọn con giống khỏe mạnh, có chất lượng, tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngược lại, những con giống chất lượng kém (cận huyết, dị tật, mang mầm bệnh, còi cọc, không đồng đều...) sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn kém.

Nguyễn Hoàn

Nguồn:
Từ khóa:

khác:

27/11/2024 - Khuyến nông Hà tĩnh nỗ lực cụ thể hóa sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn
27/11/2024 - Tăng hiệu quả bằng trồng rau củ quả xen canh, gối vụ trên vùng đất cát bạc màu
27/11/2024 - Hiệu quả trồng cây niễng trên đất lúa kém hiệu quả
21/11/2024 - Nâng cao thu nhập nhờ trồng dâu nuôi tằm
19/11/2024 - Mùa mưa, mùa của những người dân lầm lũi về đêm thu hoạch sản phẩm thiên nhiên ban tặng
12/11/2024 - Cho thu nhập gần 2 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp
12/11/2024 - Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh sẵn sàng cho Lễ hội
7/11/2024 - Ủ chua thức ăn– Giải pháp hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc
7/11/2024 - Niềm vui được giá khởi động mùa cam ngọt
5/11/2024 - Người phụ nữ nâng tầm giá trị cây thảo dược quê hương
5/11/2024 - Lan tỏa phong trào chuyển đổi ruộng đất ở Đức Thọ
25/10/2024 - Tất bật xuống giống các loại hoa phục vụ cung ứng thị trường Tết Nguyên Đán 2025
22/10/2024 - Người đưa bánh đa nem truyền thống của Hà Tĩnh vươn xa
18/10/2024 - Hà Tĩnh cần đẩy nhanh cấp giấy phép cho tàu cá “3 không”
18/10/2024 - Cây Sâm Bố chính tạo nên thương hiệu cho vùng đất gò đồi
VIDEO CLIPS
Video
Thu gom vỏ chai bao thuốc BVTV - Nổ lực từ các địa phương
Kỹ thuật chăm sóc bưởi giai đoạn quả non
Kỹ thuật úm gà
Chăm sóc hươu vào mùa khai thác nhung
Phát triển kinh tế từ nuôi ốc bươu đen
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
VĂN BẢN MỚI
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 825Tất cả: 1,186,571

Từ khóa » Fcr Trong Nuôi Tôm