Những Lưu ý Thiết Kế Chiếu Sáng Trong Nhà để Có Không Gian Sống ...

Muốn tạo được cảm giác cho không gian thông qua ánh sáng thì trước hết nhà thiết kế; phải tìm được nguồn cảm hứng cho thiết kế chiếu sáng này của bạn. Thông thường các kỹ sư sẽ dựa vào phong cách thiết kế nội thất cũng như kiến trúc tổng quan; của nhà ở để xem nó cần kiểu ánh sáng như thế nào? Nhiệt độ màu cần có là bao nhiêu? Quang thông đèn (lumen) bao nhiêu là đủ? Cuối cùng loại đèn led nào sẽ đáp ứng được nhu cầu đó?

Phần lớn các căn hộ chung cư hay nhà phố hiện nay được thiết kế theo; phong cách hiện đại sang trọng, thanh lịch và tối giản để tiết kiệm không gian,; tuy nhiên những điểm nhấn trang trí nội thất vẫn không thể thiếu được. Đèn led với sự đa dạng trong chủng loại,; màu sắc ánh sáng được đánh giá cao và lựa chọn phổ biến. Theo thống kê từ các công ty thiết kế nội thất thì; chúng là thiết bị được nhiều hộ gia đình ưa chuộng hiện nay.

2. Sử dụng màu sắc ánh sáng đèn một cách khôn ngoan

Ánh sáng có thể thay đổi góc nhìn về không gian sống, tạo cảm giác ảo cho người nhìn. Ví dụ: ánh sáng có màu trắng ấm sẽ khiến cho căn phòng nhỏ hơn,; trong khi ánh sáng trắng thì ngược lại – nó sẽ khiến các bức tường như được mở rộng hơn.

Ảo tưởng về không gian sống phần lớn được tạo thành bởi ánh sáng phản xạ trên bề mặt tường nhà. Ngoài ra khi sử dụng đèn chiếu sáng hướng lên tường nhà; có thể làm các bức tường trở nên mềm mại hơn. Có thể kết luận là dưới ánh sáng của đèn thì màu sắc của vật thể sẽ thay đổi,; chúng sẽ có thêm màu sắc mới phủ lên trên màu sắc nguyên bản.

3. Sử dụng đèn Led có chiếu sáng tập trung

Sử dụng đèn led có khả năng chiếu sáng tập trung giúp làm nổi bật vật thể được chiếu sáng. Ánh sáng sẽ được chiếu theo một hướng cụ thể làm nổi bật và tạo điểm nhấn cho không gian trong phòng. Việc làm bật các yếu tố cụ thể trong nhà bằng ánh sáng sẽ giúp không gian thêm phần tinh tế và nghệ thuật.

Loại ánh sáng này thường có cường độ ánh sáng khá nhẹ so với ánh sáng tập trung,; thường dùng để tạo ra các chùm ánh sáng có góc chiếu hẹp và; chỉ chiếu sáng cho một khu vực nhất định. Đèn spotlight hoặc đèn downlight chính là 2 loại đèn thường được sử dụng; để lắp chìm trong trần nhà tạo ra ánh sáng trọng tâm

Thiết kế chiếu sáng sử dụng đèn led tập trung

4. Thiết kế ánh sáng phân lớp

Không phân lớp ánh sáng là sai lầm thường thấy khi lắp đặt đèn chiếu sáng cho gia đình. Việc sử dụng ánh sáng phân lớp sẽ khiến cho không gian nhà không chỉ đẹp hơn, lung linh hơn mà còn thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Ánh sáng phân lớp không chỉ cải thiện chức năng mà nó còn có thể tạo ra nhiều màu sắc cho không gian sống. Bạn có thể có những chiếc đèn lớn đặt trong những khu vực trọng điểm để cung cấp ánh sáng xung quanh nhưng bạn cũng cần những kiểu ánh sáng chiếu điểm và ánh sáng chức năng. Và sự phân cấp chiếu sáng thông minh đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế không gian sống.

Thiết kế chiếu sáng ngôi nhà

5. Sử dụng ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo một cách hài hòa

Sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách hài hòa với ánh sáng nhân tạo
Sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách hài hòa với ánh sáng nhân tạo

Cả hai loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đều giúp tạo ra ảo giác về không gian. Đối với các căn phòng tối nếu không được cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên, căn phòng sẽ trở nên chật chội, nhất là khi bạn cần sắp xếp nhiều đồ đạc trong phòng như sofa, tủ trưng bày đồ trang trí, kệ tivi…

Trường hợp này, bạn sẽ cần sử dụng đèn góc, đèn tường hoặc đèn treo từ trung tâm trần nhà giúp căn phòng như rộng hơn. Trong đó chiều cao trần nhà đóng một vai trò rất lớn trong việc chọn đèn trên cao. Sự pha trộn giữa màu sắc và nhiệt độ, kích thước và thiết kế với các lớp ánh sáng có thể giúp tạo ra một không gian độc đáo, thoải mái cho nhà bạn.

Từ khóa » Thiết Kế ánh Sáng Trong Nhà